Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng sử dụng Internet trong học tập môn Tâm lí

Một phần của tài liệu kỹ năng sử dụng internet trong học tập môn tâm lý học của sinh viên trường cao đẳng sư phạm bà rịa vũng tàu (Trang 41)

9 .C ấu trúc luận văn

1.2.4.Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng sử dụng Internet trong học tập môn Tâm lí

lí học của sinh viên

Để nâng cao chất lượng học tập nói chung và môn Tâm lý học nói riêng thì việc trang bị kỹ năng sử dụng Internet là vô cùng quan trọng. Để có được kỹ năng này đòi hỏi người học phải không ngừng rèn luyện, phát huy khả năng tự học.Trong quá trình rèn luyện đó, người học chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố

1.2.4.1. Các yếu tố chủ quan

- Kỹ năng tin học:

Kỹ năng tin học có ý nghĩa quan trọng trong việc sử dụng có hiệu quả nguồn thông tin trên Internet. Nó cũng là yếu tố ảnh hưởng đến thái độ cũng như cách thức hành động của sinh viên. Kỹ năng tin học là công cụ hỗ trợ cho việc tìm kiếm, xử lý, lưu giữ và sử dụng thông tin. Ngược lại kỹ năng sử dụng Internet giúp cho kỹ năng tin học ngày càng phát triển.

40 - Động cơ học tập:

Động cơ học tập một trong những thành tố chủ yếu của hoạt động học tập, tạo nên động lực thúc đẩy, lôi cuốn và kích thích SV tích cực hoạt động trong quá trình học tập và rèn luyện nghề nghiệp. Nếu động cơ được xác định đúng đắn, đó sẽ là động lực giúp sinh viên kiên trì, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập. Động cơ có tính chất định hướng, động viên, thúc đẩy và là điều kiện giúp SV cố gắng vượt qua trở ngại trong quá trình rèn luyện KN khai thác, sử dụng Internet.

- Hứng thú học tập:

Hứng thú học tập giữ vai trò to lớn trong hoạt động học tập của sinh viên, nó tạo cho chủ thể khát vọng tìm hiểu sâu sắc đối tượng. Hứng thú ở đây bao gồm hứng thú với các môn TLH và hứng thú với việc tìm tòi khai thác Internet. Khi đó, nó sẽ là động lực thôi thúc SV rèn luyện các KN sử dụng Internet, tìm kiếm các tài liệu phục vụ cho việc học tập TLH. Như vậy, động cơ và hứng thú học tập có tính định hướng, điều khiển, điều chỉnh hoạt động học, là điều kiện để SV rèn luyện KN cho mình.

- Vốn kiến thức, năng lực học tập:

Đó là những hiểu biết mà người học có được qua quá trình học tập các môn TLH hoặc qua thực tiễn cuộc sống. Khi tiến hành khai thác, tìm kiếm tài liệu, SV cần có những kiến thức, hiểu biết nhất định về đối tượng hành động cũng như phương thức thực hiện hành động, cụ thể là tri thức về TLH và cách sử dụng máy tính. Hơn nữa, để sử dụng Internet hiệu quả, SV cần có những hiểu biết nhất định về ngoại ngữ. Do đó, vốn kiến thức, năng lực học tập được coi là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành KN khai thác, sử dụng Internet cho SV.

1.2.4.2. Các yếu tố khách quan

- Vai trò, ý nghĩa của môn Tâm lý học:

TLH vừa là bộ môn khoa về con người, vừa là bộ môn nghiệp vụ trong hệ thống các khoa học tham gia vào việc đào tạo con người, hình thành nhân cách con người nói chung và nhân cách nghề nghiệp nói riêng. Vì vậy, trong nhà trường Sư phạm, TLH là môn học không thể thiếu được. Nhận thức được đúng đắn vai trò của môn học sẽ là điêu kiện thuận lợi để sinh viên tích cực học tập, tìm kiếm thêm các nguồn tài liệu liên quan để minh họa, mở rộng, đào sâu kiến thức.

41 - Nội dung khoa học của môn Tâm lý học:

Đối với lĩnh vực TLH, lượng thông tin lưu trữ trên các website ngày một tăng với nhiều nguồn khác nhau. Hơn thế, tri thức mới liên tục được cập nhật tạo nên một thư viện tổng hợp tương đối lớn và hiện đại. Nó tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho người dạy cũng như người học khai thác nguồn tài nguyên sẵn có này. Mặt khác, nội dung tâm lý học phong phú, hấp dẫn, gần gũi với thực tiễn và phù hợp với trình độ người học sẽ kích thích SV tích cực tìm tòi thêm những nguồn thông tin khác nhau phục vụ học tập và nghiên cứu.

- Phương pháp giảng dạy của giảng viên:

Phương pháp giảng dạy của giảng viên là một trong những yêu tố ảnh hưởng rất lớn đến kỹ năng sử dụng Internet của SV. Trước đây, với phương pháp dạy học cổ truyền: Thầy cung cấp tri thức, kinh nghiêm và trò tiếp nhận một cách thụ động, lặp lại. Ngày nay, với việc đổi mới phương pháp giảng dạy lấy người học làm trung tâm, dạy học nêu vấn đề: Thầy hướng dẫn, dẫn dắt còn người học tự nghiên cứu, tự tìm ra tri thức... Lúc này, đòi hỏi hỏi người học phải tự tìm tòi, sử dụng các nguồn tư liệu khác nhau. Internet chính là nguồn cung cấp thông tin khổng lồ nên qua việc tích cực tìm kiếm tài liệu SV tự phát triển kỹ năng cho mình.

Trong quá trình giảng dạy TLH, nếu GV sử dụng các phương pháp giảng dạy phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, đặc điểm nhận thức, nội dung học tập, tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học tích cực (nêu vấn đề, đàm thoại, thảo luận...)... thì có thể khơi gợi được hứng thú, lòng say mê, khả năng tư duy sáng tạo của người học, phát huy được tính tích cực học tập của SV. Bên cạnh đó, khi GV thường xuyên yêu cầu SV sử dụng Internet như là phương tiện học tập hiện đại sẽ giúp họ có điều kiện rèn luyện KN làm việc với máy tính.

- Điều kiện phương tiện, cơ sở vật chất:

Cơ sở vật chất, phương tiện hiện đại, đặc biệt là máy vi tính nối mạng ảnh hưởng không nhỏ đến việc rèn luyện KN khai thác, sử dụng Internet của SV. Nếu SV có điều kiện để thường xuyên thực hành sẽ nâng cao một số KN tin học cơ bản, qua đó quá trình rèn luyện KN khai thác, tìm kiếm tài liệu học tập trên mạng sẽ thuận lợi hơn.

42

Trong quá trình học tập, SV phải học nhiều môn. Mỗi môn học có vị trí, tính chất, nội dung thông tin khác nhau. Ngoài giờ lên lớp, SV còn tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa, một số đi học thêm, làm thêm … Do đó, để nắm vững và đảm bảo chất lượng học tập, SV phải biết phân phối thời gian và có kế hoạch hợp lý. Chính quỹ thời gian đó sẽ là điều kiện để mỗi SV rèn luyện KN khai thác, tìm kiếm tài liệu phục vụ cho việc học tập.

- Yêu cầu của xã hội:

Môi trường xã hội góp phần tạo nên động cơ, mục đích và điều kiện phương tiện cho cá nhân hoạt động và giao lưu. Nếu như trước đây người học chỉ lĩnh hội kiến thức và kinh nghiệm từ phía giáo viên thì ngày nay đòi hỏi người học phải không ngừng tự bồi dưỡng, cập nhật thông tin từng giây, từng phút. Chính điều đó đã thúc đẩy người học tích cực rèn luyện KN khai thác, sử dụng Internet để phục vụ cho học tập cũng như nghề nghiệp.

Tóm lại, sự phát triển KN khai thác, sử dụng Internet của SV chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Mỗi yếu tố có vai trò riêng song chúng quan hệ chặt chẽ, bổ sung và tác động qua lại lẫn nhau. Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể mà mỗi SV xác định vai trò của từng yếu tố để quá trình rèn luyện KN hiệu quả hơn.

43

Tiểu kết chương 1

Ngày nay, hoạt động học của SV diễn ra trong điều kiện trình độ xã hội phát triển cao. Sự phát triển của khoa học công nghệ và sự bùng nổ của thông tin đòi hỏi mỗi cá nhân phải có KN tự học để tồn tại và phát triển. KN sử dụng Internet là một trong những KN quan trọng, thiết yếu.

Để sử dụng Internet vào học tập môn TLH được hiệu quả thì KN khai thác, sử dụng thông tin là yếu tố quan trọng. Người sử dụng cần biết một số thủ thuật trong quá trình tìm tin; nắm được cách lưu giữ, xử lý thông tin và sử dụng chúng phù hợp với mục đích. Trong quá trình rèn luyện hệ thống KN này, người học chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Trong đó, mỗi yếu tố có vai trò riêng phụ thuộc vào điều kiện của mỗi SV.

Việc hình thành KN sử dụng Internet cho SV là rất cần thiết. Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề này có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng các biện pháp giúp SV rèn luyện KN, nâng cao hiệu quả học tập nói chung cũng như TLH nói riêng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

44

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ KỸ NĂNG SỬ DỤNG INTERNET TRONG HỌC TẬP MÔN TÂM LÝ HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ

PHẠM BÀ RỊA – VŨNG TÀU 2.1. Khái quát về địa bàn và khách thể nghiên cứu

Trường CĐSP BR-VT trực thuộc UBND tỉnh có nhiệm vụ đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp các ngành Sư phạm và ngoài Sư phạm; bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, nhân viên ngành giáo dục; liên kết với các trường đại học đào tạo trình độ đại học một số ngành phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh BR- VT và nhu cầu của người học.

Nhà trường có bề dày truyền thống xây dựng, phấn đấu, trưởng thành qua nhiều tên gọi gắn với việc thành lập, chia tách tỉnh: Trường sư phạm cấp 1 Đồng Nai (năm 1975) trên cơ sở tiếp quản trường Sư phạm Phước Tuy (cũ), trường Trung học Sư phạm BR-VT (năm 1991), trường CĐSP BR-VT (từ năm 2000).

Đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên nhà trường (đến cuối năm 2013) với hơn 60% có trình độ trên đại học. Nhiều GV được đào tạo và bồi dưỡng ở nước ngoài. Trường hiện có 6 phòng chức năng và 5 khoa đào tạo; Trung tâm Ngoại ngữ -Tin học, Trường thực hành sư phạm; Đảng bộ và các tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội.

Quy mô đào tạo ngày càng tăng và mở rộng, chất lượng đào tạo ngày càng được nâng lên. Hiện nay nhà trường được Bộ GD-ĐT cho phép đào tạo trình độ cao đẳng 32 ngành học, trong đó có 20 ngành sư phạm, 12 ngành ngoài sư phạm. Quy mô đào tạo hàng năm khoảng 3.000 sinh viên, trong đó chính quy khoảng 2.000. Tuyển mới hàng năm 600-800, trong đó 500-600 cao đẳng. Ngoài ra, hàng năm nhà trường tổ chức bồi dưỡng hàng ngàn lượt giáo viên, bồi dưỡng NVSP, thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học cho gần 1.000 người.

Trong luận văn này, SV ngành TN gồm các ngành Toán, Lý, Hóa. SV ngành XH gồm SV ngành Văn, Sử - Địa, Địa - Giáo dục công dân. Hiện nay, SV các khoa cơ bản học chương trình TLH 1 và 2 với 5 đơn vị học trình. Tùy thuộc vào điều kiện của mỗi khoa mà thời gian học được sắp xếp khác nhau. Tuy nhiên, tất cả các ngành đều hoàn tất vào học kỳ IV.

2.2. Thực trạng kỹ năng sử dụng Internet trong học tập môn Tâm lý học của sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa - Vũng Tàu sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa - Vũng Tàu

45

2.2.1. Thực trạng việc sử dụng các phương pháp khai thác internet trong học tập môn Tâm lý học của sinh viên môn Tâm lý học của sinh viên

2.2.1.1. Nhận thức về vai trò của việc sử dụng Internet trong học tập môn Tâm lý học của sinh viên

Biểu đồ 2.1. Nhận thức về tầm quan trọng của Internet trong học tập môn TLH của SV Biểu đồ trên cho thấy, nhiều SV nhận thức được vai trò quan trọng của việc sử dụng Internet trong học tập TLH (63.6%). Nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng Internet trong học tập môn TLH sẽ là tiền đề để SV quan tâm rèn luyện, biến chúng thành KN tự học thiết yếu, qua đó SV có thể khai thác và sử dụng nguồn thông tin phong phú, đa dạng và cập nhật trên Internet vào học tập môn học. Tuy nhiên, vẫn có khá nhiều SV cho rằng Internet có vai trò ở mức bình thường, thậm chí không có vai trò hay ý nghĩa gì đối với học tập môn TLH (31.4% và 5.0%). Điều này ảnh hưởng lớn, thậm chí quyết định việc họ thờ ơ hay tích cực rèn luyện chúng. Vì vậy, GV cần phải giúp những SV này có nhận thức đúng đắn về vai trò của việc sử dụng Internet trong học tập nói chung và học tập môn TLH trong trường Sư phạm nói riêng.

Để làm rõ hơn vấn đề này, chúng tôi tìm hiểu nhận thức của SV về ý nghĩa của việc sử dụng Internet vào học tập môn tâm lý học, kết quả thu được như sau:

Xét chung toàn mẫu (bảng 2.1) cho thấy, hầu hết SV đã nhận thức được ý nghĩa của việc sử dụng Internet vào học tập môn TLH (X = 2,34). Trong đó, một số yếu tố được SV nhận thức tốt là: Tiện lợi có thể truy cập mọi lúc, mọi nơi (X = 2,75); phương tiện học tập hữu ích, phát huy được tính tích cực trong học tập (X = 2,74); nhanh chóng thu thập được nhiều thông tin (X = 2,71).

Bảng 2.1. Nhận thức về ý nghĩa của việc sử dụng Internet trong học tập môn TLH của SV

T Ngành học Khối lớp Chung 63,6% 31,4% 5,0% Rất quan trọng Bình thường Không quan trọng

46

T Ý nghĩa X TN X XH t(218) X Năm1X Năm2 t(218) X TB

1 Phương tiện học tập hữu ích, phát huy

được tính tích cực trong học tập 2,70 2,78 1,04 2,70 2,78 1,04 2,74 2 2 Nguồn cung cấp tri thức TLH

phong phú cho SV 2,63 2,76 1,54 2,67 2,72 0,51 2,70 4 3 Giúp người học tự củng cố và mở

rộng những tri thức đã học 2,41 2,50 0,80 2,46 2,45 0,16 2,45 7 4 Tạo hứng thú cho môn học bằng

hình ảnh, âm thanh, phim 2,43 2,63 1,93 2,53 2,55 1,01 2,54 6 5 Tiện lợi có thể truy cập mọi lúc,

mọi nơi. 2,73 2,77 0,72 2,72 2,78 1,02 2,75 1 6 Nhanh chóng thu thập được nhiều

thông tin 2,63 2,79 2,24* 2,65 2,76 0,48 2,71 3 7 Cập nhật những thông tin mới mà

các nguồn tài liệu khác không có 2,62 2,64 0,25 2,62 2,64 0,25 2,63 5 8 Tìm tài liệu trên internet mất thời

gian nếu không có kỹ năng 1,51 1,60 2,78 1,59 1,52 0,62 1,55 10 9 Một số thông tin trên internet

không sát với nội dung môn học 1,66 1,74 0,60 1,75 1,65 0,91 1,70 8 10 Sử dụng internet tốn kém về kinh phí 1,63 1,60 0,23 1,65 1,57 0,70 1,61 9

Trung bình chung 2,30 2,38 2,33 2,34 2,34 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ghi chú: X : 1 ≤ X ≤ 3 *: p < 0,05

Thực tế cho thấy, lượng thông tin trên Internet phát triển ngày càng nhanh, mạnh cả bề rộng lẫn chiều sâu ở mọi lĩnh vực trong đó có tâm lý học. Chính vì thế, người học có thể khai thác chúng ở nhiều khía cạnh để phục vụ cho hoạt động học tập của mình. Đây sẽ là cơ sở quan trọng để SV tích cực rèn luyện KN sử dụng Internet cũng như khai thác và sử dụng Internet vào học tập nói chung và học tập môn TLH nói riêng.

Bên cạnh đó, khá nhiều SV cho rằng: Một số thông tin trên Internet không sát với nội dung môn học (X =1,70); sử dụng Internet để học tập tốn kém về tiền bạc (X =1,70) và tìm tài liệu trên Internet mất thời gian mà không hiệu quả (X =1,55). SV Hoàng Thị Thúy H – Lớp SP Toán K15 nói: “Có nhiều thông tin trên Internet, song không sát với nội dung môn học. Thông tin trên internet chủ yếu là lĩnh vực tâm lý học xã hội, giao tiếp, lịch sử tâm lý học, còn những môn trong chương trình chúng em học như: tâm lý học đại cương, tâm lý học lứa tuổi và sư phạm thì rất ít, nếu có thì những thông tin này giống với giáo trình hay bài giảng của GV”. Điều đó phản ánh mức độ hạn chế của SV trong nhận thức về vai trò của Internet. Vì phần lớn giáo trình chỉ chứa những nội dung cơ bản, nền tảng, có thể đã lạc

47

hậu. Giáo trình, vở ghi … có thêm những thông tin mới từ GV nhưng chưa đầy đủ. Internet chính là một trong những nguồn cung cấp thông tin cập nhật, bổ sung cho các nguồn tài liệu khác. Hơn nữa, ý kiến của SV còn phản ánh sự hạn chế về KN khai thác, sử dụng Internet

Một phần của tài liệu kỹ năng sử dụng internet trong học tập môn tâm lý học của sinh viên trường cao đẳng sư phạm bà rịa vũng tàu (Trang 41)