Tác giả tiến hành dự báo theo phương pháp tiến hành điều tra người tiêu dùng và phân tích hồi quy, đã đưa được ra phương trình hàm cầu thực nghiêm về nhu vầu vay tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội:
Q = a +bP + cPR + dI Trong đó:
Q : Số lượng quần áo thời trang công sở bán ra của NEM trong một quý P : Giá bán của sản phẩm quần áo thời trang công sở của NEM
: Giá bán của sản phẩm quần áo thời trang công sở của Rosy Belle I : Thu nhập bình quân của người tiêu dùng tại Hà Nội trong một quý
a, b, c,d : lần lượt là các hệ số tương ứng với từng biến phụ thuộc.
Bảng 2.5. Ước lượng cầu sản phẩm quần áo thời trang công sở của công ty NEM
Qua bảng ước lượng 2.5 ta thu được hàm cầu về sản phẩm quần áo thời trang công sở của công ty Cổ phần thời trang NEM trên địa bàn thành phố Hà Nội như sau:
+ 0,000245Pr + 0,00038I
Phân tích kết quả ước lượng
Dấu của hệ số ước lượng
> 0, hệ số chặn, khi tất cả các yếu tố trong mô hình bằng 0 thì cầu về sản phẩm của công ty là 6932 bộ
< 0: Có nghĩa là nếu giá bán của một bộ sản phẩm thời trang công sở của NEM tăng 1000 đồng thì lượng cầu sản phẩm của công ty trong 1 quý sẽ giảm đi 2,141 bộ và thể
hiện rằng giá và lượng cầu sản phẩm quần áo thời trang công sở của NEM là 2 đại lượng nghịch biến trong trường hợp các yếu tố khác không đổi.
0,000245> 0: Có nghĩa là nếu giá bán một bộ quần áo thời trang công sở của công ty Rosy Belle tăng 1000 đồng thì lượng cầu của công ty NEM trong 1 quý sẽ tăng 0,245 bộ và thể hiện giá sản phẩm của công ty Rosy Belle và lượng cầu sản phẩm quần áo thời trang công sở của NEM là 2 đại lượng đồng biến trong trường hợp các yếu tố khác không đổi.
0,00038> 0: Có nghĩa là nếu thu nhập bình quân của 1 khách hàng trong 1 quý trên địa bàn Hà Nội tăng 1000 đồng thì lượng cầu sản phẩm quần áo thời trang công sở của NEM tăng lên 0,38 bộ và thể hiện thu nhập bình quân của khách hàng tại Hà nội và lượng cầu quần áo thời trang công sở của NEM là 2 đại lượng đồng biến trong trường hợp các yếu tố khác không đổi.
Ý nghĩa thống kê của các hệ số ước lượng
Với mức ý nghĩa α = 0,05 ta thấy giá trị P-value của hệ số ước lượng lần lượt là: P–value(C) = 0,0061, P–value(P) = 0,0249, P–value( = 0,0076 và P–value(I) = 0,0006 đều nhỏ hơn α. Vậy với mức ý nghĩa α = 0,05 thì mọi hệ số ước lượng trong mô hình đều có ý nghĩa thống kê. Điều này có nghĩa là các hệ số chặn đều có ý nghĩa về mặt thống kê với mức ý nghĩa 5%.
Đánh giá sự phù hợp của mô hình
Hệ số = 0,92097 có nghĩa là 92,097% sự biến động của lượng cầu mặt hàng thời trang công sở của công ty NEM phụ thuộc vào sự biến động của các yếu tố trong mô hình.