c. Sổ kế toán
2.1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về kế toán NVL trong các doanh nghiệp sản xuất
xuất
Đề tài NVL đã có rất nhiều tác giả lựa chọn, mỗi người có một cách tiếp cận và có những phát hiện khác nhau tùy vào thời điểm thực tập và điều kiện cụ thể của đơn vị thực tập. Dưới đây là phần tóm lược một số công trình nghiên cứu của các năm trước.
Luận văn “Kế toán nguyên vật liệu in sách tại xí nghiệp in nhà xuất bản Lao Động Xã Hội” của sinh viên Nguyễn Thị Kiều Oanh - K42D5 - Đại học Thương Mại đã nêu những đánh giá về việc vận dụng VAS trong việc hạch toán NVL in sách tại xí nghiệp in nhà xuất bản Lao Động Xã Hội, bên cạnh những mặt đã thực hiện tốt thì còn có một số điểm hạn chế như xí nghiệp không trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, công nợ phải trả người bán đã theo dõi trên từng nhà cung cấp nhưng chưa phân loại thành nợ ngắn hạn hay nợ dài hạn để trình bày trên Báo cáo tài chính…và các giải pháp khắc phục được đề xuất là: Cuối năm kế toán nên so sánh giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho và giá gốc để xem xét việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Để theo dõi công nợ, kế toán nên lập một bảng chi tiết để có thể dễ dàng theo dõi công nợ theo nhà cung cấp và theo thời hạn nợ…
Luận văn “ Kế toán nguyên vật liệu sản xuất hệ thống xử lý nước thải tại công ty cổ phần kỹ thuật công trình Việt Nam” của sinh viên Hoàng Quang Mạnh – K42D2 - Đại học Thương Mại đã cho thấy thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại công ty: Công tác kế toán NVL được tiến hành theo đúng chế độ kế toán hiện hành, phù hợp với điều kiện hiện tại của công ty, đáp ứng yêu cầu quản lý NVL, cung cấp thông tin về NVL chính xác, giúp nhà quản lý có những quyết định đúng đắn, kịp thời, tuy nhiên bên cạnh đó, cũng còn một số mặt tồn tại như: Công ty chưa xây dựng định mức NVL, công ty chưa có hệ thống dự toán NVL…tác giả cũng đưa ra đề xuất là xây dựng định mức chi phí NVL trực tiếp và lập dự toán NVL để giúp doanh nghiệp hoàn thiện hơn trong công tác kế toán NVL
Luận văn “Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty bia Việt Hà” của sinh viên Đặng Ngọc Hùng - K32D8 - Đại học Thương Mại đã tìm hiểu và nêu ra những mặt còn tồn tại trong công tác kế toán tại công ty bia Việt Hà như: Việc đánh giá vật liệu xuất dùng tại công ty sử dụng phương pháp giá bình quân, việc sử dụng phương
pháp này đơn giản, dễ làm nhưng độ chính xác không cao, công việc tính toán dồn vào cuối quý, cuối tháng mới xác định giá bình quân, điều này gây hạn chế trong việc cung cấp thông tin cho các nhà quản lý, mặt khác công ty không sử dụng bảng phân bổ số 2, điều này làm cho việc phân bổ không chi tiết mà chỉ phản ánh chung vào tài khoản 152, vì vậy ta chỉ biết tổng giá trị chứ không biết cụ thể từng loại NVL..và tác giả cũng đưa ra một số đề xuất nhằm khắc phục những vấn đề trên, tương ứng đó là sử dụng giá hạch toán và sử dụng bảng phân bổ số 02
Nhìn chung các công trình nghiên cứu năm trước đã đánh giá tổng quát được tình hình kế toán NVL của công ty khảo sát và những ảnh hưởng của các nhân tố đến kế toán NVL của công ty. Từ việc nghiên cứu thực trạng, các công trình cũng đã chỉ ra những thành công, hạn chế và những nguyên nhân của hạn chế, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp ở tầm vĩ mô, vi mô áp dụng vào doanh nghiệp.