Nhiễm tại một số làng nghề Việt Nam

Một phần của tài liệu Bài giảng lan truyền chất ô nhiễm (Trang 163 - 164)

7 CHƯƠNG : ÁP DỤNG LÝ THUYẾT LAN TRUYỀN TRONG MỘT SỐ BÀI TOÁN

7.7 nhiễm tại một số làng nghề Việt Nam

Ô nhiễm làng nghề đang là mối đe dọa tới môi trường sinh thái, sức khỏe cộng đồng dân cư và đến sự tồn tại, phát triển của chính các làng nghề. Theo đánh giá của Tổ chức Jica (Nhật Bản), Hà Nội hiện có tới 47 nghề trên tổng số 52 nghề của toàn quốc với hàng chục nhóm ngành nghềđang phát triển mạnh như: Gốm sứ, dệt may, da giày, điêu khắc, khảm trai, sơn mài, mây tre đan, dát vàng bạc quý, đúc đồng, chế biến nông sản, cơ khí (Hình 7.77). Bên cạnh mặt tích cực, sự phát triển hoạt động sản xuất tại các làng nghề đã gây ô nhiễm môi trường, tác động trực tiếp đến sức khỏe người dân. Qua một số kết quả khảo sát sơ bộ cho thấy, chất lượng nước thải các làng nghề trên địa bàn Hà Nội những năm qua, mức độ ô nhiễm không giảm mà có xu hướng tăng lên. Ở các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm, nước mặt nhiều nơi có hàm lượng COD, BOD5, NH4+, Coliform vượt hàng chục lần đến hàng trăm lần giá trị cho phép trong Quy chuẩn Việt Nam.

Theo kết quả khảo sát kết quả khảo sát 52 làng nghề điển hình trong cả nước của đề tài KC08.09 (2005) cho thấy trong sốđó 46% các làng nghề có môi trường bị ô nhiễm nặng, 27% ô nhiễm vừa và 27% ô nhiễm nhẹ. Hoạt động gây ô nhiễm môi trường sinh thái tại các làng nghề không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sinh hoạt và sức khoẻ của những người dân làng nghề mà còn ảnh hưởng đến cả những người dân sống ở vùng lân cận, gây phản ứng quyết liệt của bộ phận dân cư này, làm nảy sinh các xung đột xã hội gay gắt.

Một phần của tài liệu Bài giảng lan truyền chất ô nhiễm (Trang 163 - 164)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)