Kết quả tính toán cho nhóm bài toán 2 (kiểm chứng với kết quả quan trắ c)

Một phần của tài liệu Bài giảng lan truyền chất ô nhiễm (Trang 123 - 129)

7 CHƯƠNG : ÁP DỤNG LÝ THUYẾT LAN TRUYỀN TRONG MỘT SỐ BÀI TOÁN

7.5.12 Kết quả tính toán cho nhóm bài toán 2 (kiểm chứng với kết quả quan trắ c)

Kết quả tính toán lan truyền cho 04 chất ô nhiễm: COD, Phenol, Pb và Cd từ ô chôn lấp 1 trong thời gian 5 năm được trình bày trên Hình 7.26 đến Hình 7.43. Thống kê vùng ô nhiễm sau 5 năm cho 4 chất nghiên cứu được trình bày trên Bảng 7.32. Kết quả tính toán chi tiết cho tất cả các trưởng hợp được trình bày trong Phụ luc A1 – Báo cáo tông hợp đề

tài cấp Bộ B2008-03-36 do TS Phạm Quang Hưng làm chủ trì, Đại học Xây dựng là cơ

quan chủ quản.

Bảng 7.32. Kết quả tính toán vùng ô nhiễm theo phương đứng và ngang cho khu vực ô chôn lấp số 1 trong thời gian 5 năm

Khoảng cách ô nhiễm tính từ biên hố chôn lấp (m) (theo tiêu chuẩn QCVN 09 : 2008/BTNMT) TT Chất ô

nhiễm

i = 0,5% i = 1,0% i = 2,0%

Đứng Ngang Đứng Ngang Đứng Ngang

1 COD 2,1 17,2 2,9 23,2 3,4 24,8

2 Phenol 1,8 12,3 2,2 15,7 2,6 18,9

3 Pb 0,6 7,6 0,7 8,5 1,1 11,4

Kết quá tính toán cho thấy, sau 5 năm sự lan truyền của COD là đáng lưu ý nhất (điều này có thể lý giải được bởi COD có nồng độ cao nhất – tại nguồn). Các chất ô nhiễm còn lại như Phenol, Pb và Cd có tốc độ lan truyền thấp hơn do nồng độ tại nguồn thấp hơn. Kết quả tính toán khá phù hợp với kết quả quan trắc thu thập được. Theo kết quả qua trắc, nước tại các giếng ngầm của khu vực dân cư lân cận chưa bị ô nhiễm (do có khoảng cách khá xa so với ô chôn lấp 1). Giếng ngầm G-1A và G-1B bị ảnh hưởng nhiều nhất do có khoảng cách rất gần ô chôn lấp 1 (khoảng 25 m), nồng độ chất COD tại đây nằm trong khoảng từ 5 đến 17 mg/l. Giá trị nồng độ COD tại các giếng quan trắc nước ngầm xa hơn (G-2A và G-2B) là thấp hơn. Tuy nhiên, nồng độ COD tại tất cả các giếng quan trắc nước ngầm là rất thấp nên chưa thể khẳng định được nguyên nhân gây ra ô nhiễm là do chất ô nhiễm lan truyền từ ô chôn lấp hay vì lý do nào khác. Kết quả tính toán ở khu vực ô chôn lấp số 1 bãi chôn lấp Nam Sơn là phù hợp với kết quả quan trắc.

Kết quả nước mặt tại suối Lai Sơn có nồng độ COD khá cao là một số liệu khá bất ngờ. Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu kỹ về đời sống xã hội tại khu vực này, người ta thấy rằng suối Lai Sơn là khu vực mà những người nhặt phế liệu tại khu bãi rác Nam Sơn thường dùng để giặt nilon, do vậy không thể căn cứ trên số liệu của nước suối Lai Sơn để

phân tích bài toán.

Qua kết quả tính toán cho thấy các số liệu đầu vào mà nhóm tác giảđã dùng là khá phù hợp với kết quả quan trắc. Các số liệu này sẽ được sử dụng để tính toán các bài toán dài hạn 50 năm, 100 năm và 200 năm, đồng thời dùng làm cơ sở để tính toán các bài toán khác.

Hình 7.27. Chiều cao cột nước áp với gradient thủy lực I = 0,5% (khu vực Ô chôn lấp 1)

Hình 7.28. Kết quả mô hình lan truyền của COD từ Ô chôn lấp 1 sau thời gian 5 năm với gradient thủy lực i = 0,5%

Hình 7.29. Kết quả mô hình lan truyền của Phenol từ Ô chôn lấp 1 sau thời gian 5 năm với gradient thủy lực i = 0,5%

Hình 7.30. Kết quả mô hình lan truyền của Pb từ Ô chôn lấp 1 sau thời gian 5 năm với gradient thủy lực i = 0,5%

Hình 7.31. Kết quả mô hình lan truyền của Cd từ Ô chôn lấp 1 sau thời gian 5 năm với gradient thủy lực i = 0,5%

Hình 7.32. Dòng thấm với gradient thủy lực i=1,0% (khu vực Ô chôn lấp 1)

Hình 7.33. Chiều cao cột nước áp với gradient thủy lực i=1,0% (khu vực Ô chôn lấp 1)

Hình 7.34. Kết quả mô hình lan truyền của COD từ Ô chôn lấp 1 sau thời gian 5 năm với gradient thủy lực i=1,0%

Hình 7.35. Kết quả mô hình lan truyền của Phenol từ Ô chôn lấp 1 sau thời gian 5 năm với gradient thủy lực i=1,0%

Hình 7.36. Kết quả mô hình lan truyền của Pb từ Ô chôn lấp 1 sau thời gian 5 năm với gradient thủy lực i=1,0%

Hình 7.37. Kết quả mô hình lan truyền của Cd từ Ô chôn lấp 1 sau thời gian 5 năm với gradient thủy lực i=1,0%

Hình 7.39. Chiều cao cột nước áp với gradient thủy lực i=2,0% (khu vực Ô chôn lấp 1)

Hình 7.40. Kết quả mô hình lan truyền của COD từ Ô chôn lấp 1 sau thời gian 5 năm với gradient thủy lực i=2,0%

Hình 7.41. Kết quả mô hình lan truyền của Phenol từ Ô chôn lấp 1 sau thời gian 5 năm với gradient thủy lực i=2,0%

Hình 7.42. Kết quả mô hình lan truyền của Pb từ Ô chôn lấp 1 sau thời gian 5 năm với gradient thủy lực i=2,0%

Hình 7.43. Kết quả mô hình lan truyền của Cd từ Ô chôn lấp 1 sau thời gian 5 năm với gradient thủy lực i=2,0%

Một phần của tài liệu Bài giảng lan truyền chất ô nhiễm (Trang 123 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)