7 CHƯƠNG : ÁP DỤNG LÝ THUYẾT LAN TRUYỀN TRONG MỘT SỐ BÀI TOÁN
7.6.7 Các bài toán được đặt ra
Với đặc thù riêng của từng bãi chôn lấp, nhóm tác giảđã tiến hành xây dựng các bài toán để trả lời những câu hỏi cụ thể. Đối với bãi chôn lấp Tràng Cát, ô chôn lấp số 1 được xây dựng không tuân thủ theo các yêu cầu thiết kế cơ bản của một bãi chôn lấp. Ô chôn lấp số 2 được thiết kế một cách có hệ thống và mới được đưa vào sử dụng, do vậy với thời gian và kinh phí có hạn, nhóm tác giả chỉ tiến hành các nghiên cứu đối với ô chôn lấp số 1. Chúng tôi đề xuất thực hiện 4 nhóm bài toán sau (bắt đầu từ bài Toán 5 – được đánh số tiếp theo của các bài toán đã thực hiện cho Bãi chôn lấp Nam Sơn):
• Nhóm bài toán 5: Tính toán lan truyền của chất ô nhiễm tại ô chôn lấp số 1 sau 6 năm hoạt động (tại thời điểm thu thập số liệu quan trắc). Kết quả tính toán sẽđược dùng để so sánh với các số liệu quan trắc đã thu thập được. Sau
đó, một bài toán dự báo về mức độ lan truyền của chất ô nhiễm sau khoảng thời gian 12 năm (thời điểm hiện tại, năm 2010), 50 năm và 100 năm sẽđược thực hiện.
• Nhóm bài toán 6: Trên cơ sở kết quả tính toán được thực hiện ở nhóm bài toán 5, nhóm tác giả thực hiện việc tính toán lan truyền khi đáy hố chôn lấp
được bổ sung một lớp đất sét đầm chặt dày 0,6m, 1,0m và 2,0m với hệ số
thấm là 10-6 cm/s. Tính toán này nhằm đánh giá hiệu quả của việc thực hiện một phần yêu cầu trong tiêu chuẩn thiết kế hố chôn lấp rác.
• Nhóm bài toán 7: Trên cơ sở hiện trạng của nền đất đã bị ô nhiễm, nhóm tác giả thực hiện việc tính toán với giả thiết rằng việc xây dựng hệ thống xử lý nước rác làm cho nước rỉ rác ngừng thấm ra đất nền sau 12 năm vận hành và tìm hiểu xem sau 20 năm, 50 năm và 100 năm thì nồng độ chất ô nhiễm phân bố trong nền đất như thế nào.
• Nhóm bài toán 8: Tương tự như bài toán 3 với giả thiết rằng nước rỉ rác không tiếp tục thấm ra đất nền sau 12 năm vận hành hố chôn lấp, việc đặt một trạm hút và xử lý nước ngầm sẽ giúp cải thiện chất lượng nguồn nước ngầm bị ô nhiễm như thế nào?
7.6.8 Các số liệu đầu vào cho các bài toán
Số liệu địa chất của đất được lấy đúng như theo khảo sát địa chất. Các số liệu về hệ số khuếch tán được sử dụng giống nhưở bãi chôn lấp Nam Sơn. Việc xử lý số
liệu địa chất thủy văn được thực hiện như trong Chương 4.
Vềđiều kiện thủy văn ở đây được xác định thông qua việc khảo sát thực địa của nhóm nghiên cứu. Mực nước ngầm ở khu vực bãi chôn lấp là +4,5m (dưới mặt
đất tự nhiên khoảng 0,5m). Nhóm tác giả giả thiết rằng ở khoảng cách là 1,5 km (bờ
biển thì mực nước ngầm là 0.00m, trên cơ sở này, gradient thủy lực của dòng thấm