7 CHƯƠNG : ÁP DỤNG LÝ THUYẾT LAN TRUYỀN TRONG MỘT SỐ BÀI TOÁN
7.7.2 Thực trạng ô nhiễm tại làng nghề tái chế chì Đông Mai
Làng nghề tái chế chì Đông Mai bị ô nhiễm bởi một số các kim loại nặng như chì (Pb),
trong mẫu phân tích có sự chênh lệch rất lớn. Hàm lượng Pb2+ ở các mương tưới do
ảnh hưởng của việc tái chế chì dao động từ 0,081 mg/l đến 1.880 mg/l, các mẫu nước bị ảnh hưởng trực tiếp của quá trình tái chế chì có hàm lượng Pb2+ rất lớn từ 5.13mg/l
đến 10.83mg/l vượt quá rất nhiều so với Quy chuẩn về chất lượng nước của Việt Nam QCVN8:2008/BTNMT (0.1mg/l).
Ô nhiễm của chì không chỉ đối với nước ngầm mà ngay cả với rau quả. Hàm lượng chì trong các mẫu phân tích đều rất lớn như đối với rau muống dao động trong khoảng 168,15 - 430,35 mg/kg. Rõ ràng, việc tái chế chì bằng phương pháp thủ công
đã ảnh hưởng mạnh mẽđến việc tích luỹ nó trong thực vật. Ao đãi và đổ xỉ hàm lượng chì trong nước cao (3,278 mg/l). Qua điều tra thấy rằng, rau muống thường được bán ở
chợ xã để nuôi lợn và người ăn, do vậy thịt lợn và rau chứa chì sẽ tác động lâu dài đến sức khoẻ của nhân dân trong xã.
Nghề nấu và tái chế chì đã và đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cho khu vực này. Sự ô nhiễm này không chỉ gây ảnh hưởng tới đời sống và sức khoẻ của cộng đồng dân cư trong xã ở hiện tại mà còn cả về lâu dài mà xã hội phải gánh chịu như các hiện tượng phụ nữ sinh con quái thai, xảy thai hoặc trẻ sinh ra bị ngớ ngẩn. Qua các số liệu điều tra và thống kê tại trạm y tế xã Chỉ Đạo, ta chọn ra một số loại bệnh như trong Bảng 7.47. Ngoài ra, một số bệnh khác cũng liên quan đến sự ảnh hưởng của chì như: Bệnh thiếu máu (chiếm 70% tổng số dân); viêm thận (30 người); dạ
dày (80%); cao huyết áp (20%).
Bảng 7.47 Tỷ lệ người dân mắc các bệnh do ô nhiễm chì Tổng số dân (người) 7.523 Loại bệnh Số người mắc % số dân 1. Bệnh ỉa chảy 2. Bệnh hô hấp 3. Bệnh đau mắt hột 150 156 584 1,99 2,07 7,76 (Nguồn Trạm Y Tế xã ChỉĐạo)