7 CHƯƠNG : ÁP DỤNG LÝ THUYẾT LAN TRUYỀN TRONG MỘT SỐ BÀI TOÁN
7.5.9 Các bài toán đề xuất thực hiệ n
Thông qua bài toán đã được giải quyết và những số quan trắc thu thập được, chúng tôi nhận thấy đáy của các hố chôn lấp rác ở Nam Sơn nằm ở cao độ từ +6 m đến +7 m so với mực nước biển. Trong khi đó, mực nước ngầm tại lại nằm ở các cao độ từ +10,0m đến +12.5m. Trên cơ sở các số liệu thu thập được, chúng tôi đề xuất thực hiện 4 nhóm bài toán
sau:
Nhóm bài toán 1: Nghiên cứu nguyên nhân sinh ra dòng thấm. Trong bài toàn này, một cột
xuống đất để tạo ra một dòng nước ngầm hay sẽ bay hơi gần 100%. Trên cơ sở này, chúng ta có thể trả lời được câu hỏi “liệu có một dòng thấm ngầm dưới các lớp đất tại bãi chôn lấp Nam Sơn hay không?”. Để giải quyết được bài toán này, nhóm tác giả lựa chọn 4 cột
đất điển hình tại khu vực bãi chôn lấp và chạy mô dùng phần mềm Soilcover version 2000
để tính toán.
Nhóm bài toán 2: Nhóm tác giả sẽ chạy một số mô hình lan truyền từ ô chôn lấp số 1 (được xây dựng sớm nhất – năm 1999), cùng với số liệu quan trắc trong thời gian 5 năm (2001 đến 2004) tại các khu vực gần với hố chôn lấp. Như đã trình bày ở trên, chênh gradient thủy lực của dòng thấm dùng trong nghiên cứu này sẽ là 0,5%, 1,0% và 2,0%. Mục đích của việc mô hình hóa này nhằm kiểm tra tính xác thực của các số liệu địa chất, thủy văn thu thập được. Các số liệu đầu vào sẽ được hiệu chỉnh lại nếu như kết quả tính toán chưa thực sự khớp với số liệu quan trắc.
Nhóm bài toán 3: Dự báo khả năng lan truyền ô nhiễm trong tương lai. Số liệu về nước ngầm thu thập được cho thấy rằng hướng dòng thấm tại bãi chôn lấp Nam Sơn là không rõ ràng. Do vậy cần phải thực hiện việc mô hình hóa với giả thiết rằng chênh gradient thủy lực của dòng thấm trong đất là: 0,5%, 1,0% và 2,0%. Nhóm tác giả tiến hành mô hình bài toán lan truyền của chất ô nhiễm cho nền đất tại khu vực bãi chôn lấp Nam Sơn theo 8 hướng khác nhau với các điều kiện biên dựa trên việc phân tích số liệu về nước ngầm thu
được trong quá trình khảo sát địa chất thủy văn. Đây là bài toán nghiên cứu dài hạn cho các khoảng thời gian 20, 50, 100 và 200 năm sau khi toàn bộ bãi chôn lấp đã được đóng.
Nhóm bài toán 4: Đánh giá ảnh hưởng của kích thước đáy bãi chôn lấp. Khi tính toán cho các nhóm bài toán 2 và 3, nhóm tác giả chỉ thực hiện phân tích cho kích thước bề rộng đáy bãi chôn lấp là 75m. Thực chất, đáy bãi chôn lấp có thể rộng từ 100m đến 1km, do vậy một bài nữa được tính toán thêm để kiểm tra ảnh hưởng của bề rộng đáy bãi chôn lấp.