Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu Tìm hiểu quá trình xây dựng thương hiệu bưởi phúc trạch hương khê hà tĩnh (Trang 27 - 29)

2 Mục tiêu của đề tài

2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu

2.3.1.1. Phương pháp kế thừa số liệu.

Sử dụng phương pháp kế thừa, tất cả các thông tin, số liệu đã công bố về sản xuất nông lâm nghiệp, kinh tế nông nghiệp nông thôn, các tài liệu về cây bưởi, các tài liệu liên quan đến vấn đề thương hiệu cho nông sản phẩm, các báo cáo chuyên đề, báo cáo khoa học, các loại sách, tạp chí của trung ương và địa phương đều được chọn lọc và chỉ rõ nguồn trích dẫn giúp cho việc phân tích và sử lý số liệu

Sử dụng những số liệu liên quan đến đề tài có ở các sở, ban , nghành có liên quan như sở khoa học và công nghệ, sở tài nguyên và môi trường tỉnh Hà Tĩnh, phòng nông nghiệp, phòng thống kê, phòng chuyển giao khoa học cong nghệ huyện Hương Khê- Hà Tĩnh.

Bảng 2.1: Nguồn thông tin số liệu thứ cấp

Cấp Nguồn Tài liệu Cách thu

Bộ

- Bộ NN & PTNT

- Tổng cục thống kê

- Tài liệu tổng quan về bưởi đặc sản.

- Các kết quả nghiên cứu, báo cáo khoa học, các chính sách, thông tư, quyết định, báo, tạp chí liên quan đến phát triển kinh tế nói chung và cây bưởi nói riêng

- Tìm đọc - Nghe - Trực tiếp và gián tiếp Tỉnh, huyện - Cục thống kê - Sở Khoa học & Công nghệ - Sở địa chính - Sở NN & PTNT -Cục phát triển nông thôn. - Phòng nông nghiệp, UBND huyện Hương Khê - Các báo cáo tổng kết và định hướng: Đề án xây dựng thương hiệu cho bưởi Phúc Trach của địa phương

- Các chủ trương chính sách, định hướng phát triển bưởi đặc sản, phát triển kinh tế nông lâm nghiệp. - Niên giám thống kê

- Nghị quyết, nghị định, thông tư, báo, tạp chí liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

- Các báo cáo của xã, các số liệu tổng hợp của hộ nông dân.

- Trực tiếp và gián tiếp liên hệ thu thập thông tin, số liệu về tổng quan, liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

2.3.1.2 Phương pháp điều tra thực địa.

Những tài liệu mới về phát triển bưởi đặc sản, tổ chức trồng và chăm sóc cây bưởi…được tổ chức điều tra, phỏng vấn trong các nông hộ tham gia dự án.

Trước khi tiến hành điều tra để thu thập thông tin, số liệu sơ cấp chúng tôi đã tiến hành chọn mẫu điều tra và xây dựng mẫu phiếu điều tra nông hộ.

a.Chọn mẫu điều tra

cách tổ chức sản xuất, bố trí các loại cây ăn quả; kết quả, xu hướng và tiềm năng về phát triển cây bưởi đặc sản ở các xã trọng điểm nằm trong vùng dự án phát triển bưởi đặc sản Phúc Trạch. Chúng tôi chọn ra 60 hộ ở 4 xã đại diện là Phúc Trạch, Hương Trạch, Hương Đô, Lộc Yên để tiến hành điều tra và nghiên cứu bởi các lý do sau:

Thứ nhất: Cây bưởi Phúc Trạch được phân bố rộng trên phạm vi nhiều xã của huyên Hương Khê, tuy nhiên tập trung chủ yếu vẫn là bốn xã nêu trên.

Thứ hai: Bốn xã này xưa nay vẫn được xem là nguồn gốc xuất xứ của cây bưởi Phúc Trạch, cây Bưởi tổ cũng nằm ở khu vực bốn xã này.

Thứ ba: Vì đây là những xã có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho cây bưởi Phúc Trạch phát triển và cho chất lượng cao.

Mặt khác các xã này đều nằm trong đề án bảo tồn và phát triển giống bưởi của hội huynh đệ Việt Nam kết hợp với tĩnh đoàn Hà Tĩnh và các cơ quan ban ngành liên quan.

b. Phương pháp phỏng vấn

*. Phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc.

Khi tiến hành điều tra chúng tôi đã sử dụng phương pháp phỏng vấn nửa mở để dể dàng đối với các hộ điều tra , cũng như dẻ dàng thu thập số liệu.

* Phương pháp phỏng vấn sâu.

Để đề tài có được những số liệu và vấn đề có liên quan thì tôi đã phong r vấn các hộ dân sâu hơn ngoài các câu hỏi đã được điều tra.

* Phương pháp thảo luận.

Để số liệu có tính đa chiều và có được nhiều thông tin hơn về tất cả mọi vấn đề liên quan, khi đưa ra thảo luận thì sẽ hé lộ ra nhiều thông tin mà đề tài nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu quá trình xây dựng thương hiệu bưởi phúc trạch hương khê hà tĩnh (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w