2 Mục tiêu của đề tài
4.1.4. Thực trạng chế biến và thị trường tiêu thụ
Mức độ phát triển của các ngành nói chung đều gắn bó chặt chẽ với thị trường tiêu thụ. Để đánh giá và đề ra phương án sản xuất quả hiện nay là giải quyết khâu tiêu thụ sản phẩm. Việc đưa sản phẩm được sản xuất ra đem bán trên thị trường cho các đối tượng tiêu dùng cũng như việc tổ chức các hình thức tiêu thụ là một trong những vấn đề cơ bản của công tác tiêu thụ và nó cũng có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế.
4.1.4.1. Đối tượng tiêu thụ quả
Thị trường quả phụ thuộc hoàn toàn vào mức sống và tập quán sử dụng của nhân dân. Vì vậy, thị trường quả đa dạng bởi đặc điểm người tiêu dùng đa dạng. Người tiêu dùng rất khác nhau về tuổi tác, giới tính, mức thu nhập, trình độ học vấn, tôn giáo khu vực, sở thích và thị hiếu tiêu dùng nói chung rất phức tạp.
Nhu cầu tiêu dùng theo thu nhập
Những người có thu nhập cao nhu cầu thưởng thức cao, họ thường không quan tâm đến giá cả mà chỉ quan tâm đến chất lượng sản phẩm.
Người có thu nhập bình thường nhu cầu thưởng thức quả cũng vừa phải, họ tiêu dùng với giá cả vừa phải.
Người có thu nhập thấp phải lo nhiều đến cuộc sống vật chất mà ít quan tâm đến nhu cầu thiết yếu khác (quả không phải nhu cầu thiết yếu).
Nhu cầu tiêu dùng theo giới tính, tuổi tác
Ở những độ tuổi khác nhau nhu cầu về một loại sản phẩm nào đó cũng khác nhau. Đối với phụ nữ thích những sản phẩm quả vừa chua, vừa ngọt, còn người già thích những sản phẩm quả phải ngọt và lại mềm.
Nhu cầu tiêu dùng theo mùa
Tuỳ thuộc vào đặc điểm sản phẩm hàng hoá mà nhu cầu tiêu dùng về các loại sản phẩm đó có tính chất thường xuyên hay không. Đối với mặt hàng quả
cũng mang tính chất thường xuyên nhưng mức tiêu dùng lại biểu hiện rõ ở hai mùa rõ rệt: mùa nóng và mùa lạnh (mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau). Trong mùa nóng nhu cầu cao hơn mùa lạnh do đó lượng quả bán ra ở các mùa và giá bán cũng khác nhau.
4.1.4.2. Tình hình tiêu thụ bưởi của các hộ điều tra
Đầu ra cho sản phẩm là mối quan tâm hàng đầu của các hộ sản xuất. Nó là điều kiện cho quá trình sản xuất tồn tại và là tiền đề cho tái sản xuất diễn ra. Đầu ra có ổn định thì khi ấy các hộ gia đình mới yên tâm và mở rộng quy mô sản xuất. Có thể nói, thị trường tiêu thụ có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của cây ăn quả nói chung và sản xuất bưởi Phúc Trạch nói riêng. Đây cũng là điều kiện quyết định đến kết quả thu được của các hộ trồng bưởi
Qua điều tra thực tế ở bảng 4.5 ta thấy rằng, hầu hết các hộ trồng bưởi đều bán sản phẩm tại nhà, và bán cho người thu gom, theo hình thức bán quả. Việc mua bán diễn ra tự do, không có hộ nào mua bán theo hình thức ký kết hợp đồng. Đây cũng là nguyên nhân khiến sản phẩm làm ra bán được giá thấp.
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, hộ trồng bưởi bán sản phẩm tại nhà chiếm 89%, bán tại chợ thị trấn chiếm 3%, tại chợ thành phố chiếm 3%, và bán tại nơi khác như tại ga tàu, tại địa điểm thu mua ở UBND xã… chiếm 5%. Mặc dù mang ra chợ bán lẻ được giá hơn nhưng rất ít hộ bán bởi vì việc buôn bán tại chợ đối với các hộ rất khó khăn, không tìm được bạn hàng cũng như không thể cạnh tranh với tiểu thương buôn bán ở chợ. Chỉ có một số hộ tìm được mối thu gom ở chợ thị trấn, hoặc chợ thành phố khi đó mới đưa sản phẩm đến chợ để bán, chính vì thế lượng bưởi do hộ nông dân bán tại chợ là rất ít.
Bảng4.5: Tình hình tiêu thụ bưởi của các hộ điều tra
Các chỉ tiêu Đơn vị tính ( % )
1. Địa điểm bán 100
Tại vườn 89
Tại chợ thị trấn 3
Nơi khác 5
2. Đối tượng mua 100
Người thu gom 88,98
Doanh nghiệp 3,9
Người tiêu dùng 7,12
(Nguồn: Số liệu điều tra tại địa bàn)
Các hộ trồng bưởi chủ yếu bán sản phẩm cho người thu gom, chiếm 88,98%. Hàng năm đến mùa thu hoạch, người thu gom đi đến từng vườn hộ để xem, sau đó căn cứ vào số lượng và chất lượng của quả mà đưa ra giá. Còn các hộ thì thăm dò giá của nhiều tư thương và nhiều người đã bán bưởi xem ai mua với giá cao thì bán.
Hoạt động thu mua sản phẩm bưởi Phúc Trạch thương hiệu của các doanh nghiệp còn rất hạn chế, chỉ chiếm 3,9%. Sở dĩ như vậy là vì các doanh nghiệp thiếu nguồn vốn nên không tổ chức thu mua sản phẩm cho người dân được, còn đến khi doanh nghiệp có vốn và hoàn thành xong thủ thục thu mua bưởi thương hiệu thì đã cuối vụ thu hoạch nên số lượng bưởi còn lại là rất ít. Điều này vừa làm cho các doanh nghiệp thu mua không đủ sản phẩm còn các hộ nông dân bị giảm nguồn doanh thu.
Người mua bưởi với giá cao nhất đó là người tiêu dùng, chiếm 7,12%. Nếu giá người thu gom mua bình quân chỉ khoảng 10.000 đồng- 15.000 đồng/quả thì người tiêu dùng phải mua đến 25.000 đồng – 30.000 đồng/quả, có những lúc giá bán lên đến 40 – 60 nghìn đồng/quả. Người tiêu dùng ở đây chủ yếu là khách ở nơi khác đến hoặc là người địa phương nhưng cần mua bưởi để đi làm quà biếu. Người tiêu dùng cũng đến tận vườn bưởi của hộ để mua, họ được phép tự lựa chọn những quả bưởi to, ngon, màu sắc phải chín đẹp, nên giá mà họ phải trả cao hơn là điều hiển nhiên.
Nhìn chung, việc tiêu thụ sản phẩm bưởi Phúc Trạch của người dân địa phương là khá dễ dàng và ổn định, tuy vẫn còn tình trạng ép giá ở một số hộ nhưng không có hộ nào là không bán được sản phẩm. Điều đáng quan tâm hiện
nay và cần thúc đẩy ngay bây giờ chính là xây dựng một hệ thống thu mua sản phẩm bưởi thương hiệu cho người nông dân và có sự liên kết giữa người mua với người nông dân từ đầu vào đến đầu ra.
Từ trước đến nay người dân huyện Hương Khê nói chung và 4 xã nói riêng đang tiêu thụ bưởi theo truyền thống. Lái buôn thường đến tận nhà để mua. Các hộ gia đình khác nhau cũng tiêu thụ theo những hình thức khác nhau. Có những hộ gia đình thì bán đầu vụ có những hộ thì thời gian bán là giữa vụ, có những hộ thì bán theo loại bưởi, có những hộ thì lại bán cả vườn chung như thế cho lái buôn. Ở đây không có gia đình nào là đưa đi bán hay có hình thức bán khác. Vì thế, giá bán của các hộ gia đình cũng khác nhau. Giá bưởi bán làm quà mà nhiều người dân vẫn hay bán giá thường rất cao, thường mỗi quả trung bình 50.000đ đến 70.000đ. Còn bưởi bán chung cả vườn thì tuỳ vào từng năm.
Bảng 4.6: Biến động giá bưởi trong 3 năm (2007 - 2009), ĐVT: 1000đ
TT Loạibưởi 2007 2008 2009 Đầu vụ Cuối vụ Chênh lệch Đầu vụ Cuối vụ Chênh lệch Đầu vụ Cuối vụ Chênh lệch 1 Bưởiloại 1 20 35 15 10 15 5 80 120 40 2 Bưởiloại 2 15 25 12 8 13 5 50 70 20 3 Bưởiloại 3 10 20 5 5 9 4 20 30 10
(Tổng hợp số liệu từ phiếu điều tra)
Nhìn vào bảng 4.6 điều tra số liệu giá bán ta thấy được rằng giá bưởi chênh lệnh rất lớn giữa đầu vụ và cuối vụ. Như năm 2007 chênh lệch đó là 15 lớn hơn giá bưởi bán đầu vụ. Năm 2007 giá cao hơn, do năm 2008 được mùa bưởi nhưng lại mất giá bưởi. Người dân thường mất mùa bưởi thì lại được giá bưởi, điều hay xảy ra với tất cả các loại hàng nông sản của Việt Nam đặc biệt là cây ăn quả. Thực tế đó là cây Vải Thiều – Bắc Giang hay Nhãn Lồng – Hưng Yên…đều nằm trong xu thế đó. Bưởi Phúc Trạch – Hương Khê – Hà Tĩnh cũng không nằm ngoài xu thế đó, năm 2009 cứ sau một năm được mùa thì bưởi Phúc Trạch lại mất mùa, khi cho dù bưởi được gia nhưng lại không có bưởi mà bán, điều mà người dân không
hề mong muốn.khi được mùa thì mất giá vì bị thương lái ép giá và ngược lại khi mất mùa cho dù giá cao nhưng lại không co bưởi.
Thực tế nữa là giá bưởi bán đầu vụ và giữa vụ thường thấp hơn nhiều so với bán cuối vụ. Tuy nhiên, người dân ở đây thường bán vào đầu vụ hoặc giữa vụ, còn có một số lượng rất ít là bán cuối vụ, bán cuối vụ thường có giá cao nhưng rủi ro cũng cao, đây là những hộ giám chấp nhận rủi ro. Rủi ro đó là bưởi để cuối mùa thường bị rụng nhiều do trời mưa, cũng có thể không bán được nếu trời mưa liên tục, cũng có thể là giá sẽ xuống và hiện tượng tư thương ép giá là không thể tránh khỏi. Theo phỏng vấn bác Hồ Thị Vĩ – Xóm Bình Sơn - Lộc Yên, gia đình bác mấy năm nay thường bán vào cuối vụ, giá bán vào cuối vụ rất cao, nếu bác bán vào đầu vụ thì giá chỉ được một nữa giá bán vào đầu vụ. Nhưng những gia đình như bác Vĩ là không nhiều, qua bảng 4.7 sau ta thấy điều đó.
Bảng 4.7: Thời điểm bán của các hộ gia đình trồng bưởi được điều tra
TT Thời điểm bán Số hộ điều tra Tỷ lệ (%)
1 Đầu vụ 60 37
2 Giữa vụ 60 56
3 Cuối vụ 60 7
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra tại địa bàn)
Các hộ gia đình chủ yếu bán từ đầu vụ và giữa vụ, giá ở hai thời điểm nay là giống nhau. một tỷ lệ rất nhỏ chỉ có 7% là bán vào cuối vụ. Thời điểm bán bưởi vào tháng 7 đến tháng 9 hàng năm ma thời điểm này là mùa mưa nên bưởi khó bảo quản và khó để người dân có thể giữ được vào cuối vụ.
Qua tình hình tiêu thụ bưởi chung các cơ quan ban ngành cũng như hiệp hội cần có các hình thức tiêu thụ cho người dân, tổ chức như thế nào cho hợp lý và mang lại thu nhập cho người nông dân. Đây cũng là điều mà 100% được hỏi đều mong muốn, người dân mong muốn được bưởi làm sao tiêu thụ được giá, tránh nguy cơ được mùa thì mất giá, và bị tư thương ép giá như hiện nay. Sau khi bưởi Phúc Trạch có NHTT thì hiệp hội đã tổ chức thu mua cho người dân, năm 2008 vừa qua đã mua cho người dân khá nhiều tuy nhiên ban đầu nên hiệp hội chủ yếu mua qua đúng yêu cầu là quả to đẹp để quảng cáo, thực sự chưa có một hình thức tiêu thụ tốt cho các thành viên.