2 Mục tiêu của đề tài
4.2. Nhu cầu, cơ sở, mục tiêu xây dựng thương hiệu bưởi Phúc Trạch
4.2.1. Sự cần thiết xây dựng thương hiệu bưởi Phúc Trạch
Bưởi Phúc Trạch là một trong những loại trái cây đặc sản của vùng đất miền Trung Hà Tĩnh, giúp xóa đói giảm nghèo cho nhiều hộ nông dân nơi đây. Chính quyền địa phương đã xác định đặc sản bưởi Phúc Trạch là một loại cây kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế của xã nhà. Cây bưởi đã góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động, sử dụng hợp lý và tăng hiệu quả sử dụng đất vườn của các hộ gia đình đem lại thu nhập cao và từ đó tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội.
Tuy nhiên để cho người tiêu dùng biết đến nhiều hơn và có thể tiếp cận quả bưởi Phúc trạch đúng nguồn gốc của nó thì chúng ta phải có cái nhìn xa và rộng hơn nữa. Xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm đặc sản dưới dạng chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ hàng hoá đang ngày càng được phổ biến. Đối với bưởi Phúc Trạch việc tiến hành xây dựng thương hiệu mang nguồn gốc xuất xứ là hết sức cần thiết, nó được xuất phát từ các lý do cơ bản sau:
4.2.1.1. Xuất phát từ đòi hỏi trong sản xuất
Điều kiện sản xuất là yếu tố quan trọng hàng đầu tạo nên sản phẩm, chất lượng sản phẩm, có vai trò quyết định tính đặc sản của bưởi Phúc Trạch, đem lại nguồn thu nhập lớn cho hộ nông dân sản xuất tại vùng trồng bưởi. Sự biến động của thời tiết khí hậu, đất đai, suy thoái giống, sâu bệnh hại… đã làm cho năng suất, chất lượng giảm, không ổn định thu nhập cho người dân dẫn tới diện tích trồng bưởi có xu hướng giảm. Điều này đòi hỏi cần có quy trình kỹ thuật canh tác hợp lý, khắc phục hạn chế được ảnh hưởng xấu của tự nhiên.
Bảng 4.11 : Diện tích trồng, năng suất, sản lượng bưởi của xã Phúc Trạch
Chỉ tiêu ĐVT 2006 Tỷ lệ (%) 2007 Tỷ lệ (%) 2008 Tỷ lệ (%) Tổng diện tích Ha 70 - 70,26 - 52,43 - Tổng số cây Cây 30876 100 33876 100 37000 100 + <5 năm Cây 8718 28,24 11703 34,55 14327 38,72 + 5- 15 năm Cây 18140 58,75 18130 53,52 18630 50,35 + > 15 năm Cây 3838 12,43 3848 11,36 3848 10,40
+ Số cây phải loại Cây 180 0,58 195 0,57 195 0,53
Mật độ trồng Cây/ha 441 420 400
NSBQ/ha Tấn 40 33 60
Sản lượng Tấn 2800 2318,6 3145,8
(Nguồn: Phòng nông nghiệp huyện Hương Khê)
Xã Phúc Trạch cùng là một trong những xã trung tâm của cây bưởi Phúc Trạch của huyện Hương Khê. Tuy nhiên trong gần chục năm trở lại đây, do điều
kiên thời tiết khí hậu cũng như các yếu tố kỹ thuật khác đã làm cho năng suất của cây bưởi có xu hướng giảm xuống. Riêng năm 2008 được gọi là năm được mùa hiếm hoi của cây bưởi Phúc Trạch trong hơn mười năm. Do vậy đã có rất nhiều bà con tỏ ra không mặn mà lắm với cây bưởi đặc sản này.
Mặt khác người nông dân sản xuất bưởi lại không tìm được đầu ra ổn định vì chất lượng bưởi không đạt yêu cầu của các nhà buôn. Do sâu bệnh hại quá nhiều đã làm cho hình dạng quả bưởi trở nên méo mó, đường kính quả bưởi không đủ đáp ứng. Chất lượng bên trong cũng không được như ý muốn.
Tại Việt Nam chưa có ngành hàng đặc sản riêng biệt, chất lượng không tham gia có hiệu quả vào giao dịch mua bán. Các sản phẩm đặc sản của Việt Nam chưa có tổ chức ngành hàng nào quản lý, phát triển theo một quy trình chung và yếu tố chất lượng vẫn chưa được quan tâm nhận biết ảnh hưởng đến lợi ích của các bên giao dịch.
4.2.1.2. Xuất phát từ các nhu cầu của thị trường
Kinh tế ngày càng phát triển thì sự đòi hỏi của thị trường ngày càng cao, bởi vậy chỉ có những sản phẩm có chất lượng, có thương hiệu mới bảo đảm được chỗ đứng của mình trên thị trường. Trong hoàn cảnh hiện nay nhu cầu về các nông sản đặc sản chất lượng là rất lớn đang được tăng lên, nó bao gồm các nhu cầu của người tiêu dùng, nhu cầu của các đơn vị kinh doanh (như siêu thị, đại lý, công ty buôn …). Những nhu cầu đó chủ yếu tập chung vào chất lượng (đòi hỏi sản phẩm phải vệ sinh, an toàn, phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng…), số lượng ổn định, giá trị sản phẩm đem lại cao. Ngoài những nhu cầu của người tiêu dùng, kênh phân phối trong nước còn có nhu cầu rất lớn đó là nhu cầu xuất khẩu đặc sản tăng cao. Trong khi nhu cầu thị trường tăng cao, khả năng đáp ứng của nguồn nguyên liệu lại không ổn định dẫn đến hiện tượng hàng nhái, hàng kém chất lượng. Trên thị trường xuất hiện nhiều loại bưởi Mang nhãn hiệu Phúc Trạch cũng được bày bán mà không có một sự kiểm soát nào. Thật giả lẫn lộn làm cho người riêu dùng mất lòng tin vào sản phẩm.
4.2.1.3. Xuất phát từ bối cảnh về thể chế của Việt Nam
Những vấn đề tích cực và hạn chế về mặt thể chế cũng là một trong những lý do dẫn đến xây dựng thương hiệu bưởi Phúc Trạch. Quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu bưởi Phúc Trạch được tiến hành khi:
Hiện nay chúng ta còn thiếu các khung pháp lý cho xây dựng sản phẩm thương hiệu nguồn gốc xuất xứ: chưa có bộ luật riêng về chỉ dẫn địa lý, thiếu cán bộ có trình độ chuyên môn về chỉ dẫn địa lý, các văn bản ban hành cũng đang còn hạn chế và chưa được phổ biến và thông tin một cách rộng rãi.
Chính phủ, Bộ NN & PTNT, Bộ thương mại quan tâm và đang thúc đẩy phát triển thương hiệu, thương hiệu sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ.
Vào năm 1995 Cộng hoà Pháp có hiệp định giúp Việt Nam xây dựng thương hiệu sản phẩm nguồn gốc xuất xứ [4]
Việt Nam vẫn còn thiếu các tổ chức nông dân, các nghiệp đoàn nông nghiệp – tác nhân chính trong xây dựng và bảo vệ nguồn gốc xuất xứ. Thực tế này đòi hỏi chúng ta phải có cái nhìn mới xa hơn, chiến lược hơn…
4.2.1.4. Xuất phát từ các kinh nghiệm xây dựng thương hiệu cho hàng hoá nông sản trong nước và thế giới
Kinh nghiệm từ các quá trình xây dựng thương hiệu của thế giới và Việt Nam có vai trò hết sức quan trọng trong việc cung cấp cơ sở lý luận (thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên gọi xuất xứ…), cách làm và phương hướng thực hiện việc xây dựng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm bưởi Phúc Trạch một đặc sản của huyện Hương Khê, Hà Tĩnh. Ví dụ, cần phải xây dựng và phát huy vai trò các tổ chức đặc biệt là tổ chức người dân, cần xây dựng quy trình kỹ thuật, tăng cường áp dụng các quy trình sản xuất tiến bộ đảm bảo an toàn cho sản phẩm…
Xuất phát từ các lý do trên việc tiến hành xây dựng thương hiệu nhằm khôi phục duy trì bảo tồn giống bưởi truyền thống trên cơ sở xây dựng sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ đúng hướng, đem lại lợi ích cho người dân sản xuất và người tiêu dùng. Nếu việc làm này được tiến hành và thành công thì sẽ có ý nghĩa rất lớn trong khâu giải quyết đầu ra cho các hộ dân trồng bưởi ở Phúc Trạch, Hương Khê, Hà Tĩnh.
4.2.2. Cơ sở xây dựng thương hiệu bưởi Phúc Trạch
Dựa vào các đặc tính chất lượng truyền thống của giống bưởi Phúc Trạch và đặc điểm truyền thống kinh tế văn hoá xã hội của xã Phúc Trạch huyện Hương Khê. Đây là những căn cứ bảo đảm thuận tiện cho việc tiến hành khảo sát, phân tích đánh giá đặc tính sản phẩm, điều kiện tự nhiên qua đó giúp phân vùng sản xuất giống bưởi thương hiệu.
Dựa vào nhu cầu và khả năng nhận biết của người tiêu dùng về bưởi Phúc Trạch này trong cả hiện tại và tương lai. Nhu cầu và khả năng nhận biết của người tiêu dùng đang có xu hướng tăng lên, bảo đảm đầu ra cho sản phẩm tạo điều kiện cho việc phát triển thương hiệu.
Căn cứ vào các nghị định, nghị quyết của chính phủ khuyến khích xây dựng và phát triển thương hiệu, chỉ dẫn địa lý & tên gọi xuất xứ hàng hoá cho các sản phẩm đặc sản nhằm bảo tồn các các sản phẩm đặc sản cho địa phương, quốc gia.
- Bộ luật dân sự nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 28/10/1995, văn bản có đề cập đến các khái niệm về sở hữu công nghiệp trong đó có: Sáng chế, nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp, tên gọi xuất xứ hàng hoá…
- Nghị định 63/CP của thủ tướng Chính Phủ ban hành ngày 24/10/1996 đước sửa đổi bổ sung theo nghị định 06/2001/NĐ – CP ngày 01/02/2001 quy định các đối tượng và xác lập về quyền sở hữu các sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu và tên gọi xuất xứ hàng hoá…
- Nghị định số 54/2000/NĐ – CP của Chính Phủ về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu công nghiệp.
- Quyết định số 253/2003/QĐ –TTg về việc xây dựng đề án xây dựng và phát triển thương hiệu quốc gia đến năm 2010.
Dựa vào kinh nghiệp xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý & tên gọi xuất xứ hàng hoá của các quốc gia trên thế giới.
Căn cứ vào quá trình xây dựng và phát triển chỉ dẫn địa lý & tên gọi xuất xứ cho sản phẩm đặc sản, cho Bưởi Phúc Trạch – Hương Khê – Hà Tĩnh.
4.2.3. Mục tiêu xây dựng và phát triển thương hiệu cho bưởi Phúc Trạch
Xây dựng thương hiệu trên cơ sở xây dựng chỉ dẫn địa lý & tên gọi xuất xứ cho bưởi Phúc Trạch nhằm chỉ rõ nguồn gốc xuất xứ, vùng địa lý tạo ra sản phẩm này với người tiêu dùng, bảo vệ nguồn gốc xuất xứ cho giống bưởi đặc sản này trên thị trường. Qua đó phân phối sản phẩm thật đến người tiêu dùng muốn được sử dụng sản phẩm đúng nguồn gốc xuất xứ. Thông qua xây dựng thương hiệu nhằm đạt các mục tiêu cụ thể sau:
Thứ nhất: Phục tráng và bảo tồn giống bưởi đặc sản truyền thống của người dân Phúc Trạch, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh.Góp phần bảo tồn và phát triển văn hoá đặc sản của Việt Nam.
Thứ 2: Xây dựng một hệ thống tổ chức quản lý quy trình sản xuất, chế biến và bảo quản đồng thời phát triển nâng cao giá trị thương hiệu bưởi này.
Thứ 3: Xây dựng thương hiệu tập thể cho cộng đồng tại vùng sản xuất giống bưởi quý đặc sản của Hương Khê.
Thứ 4: Bảo vệ bản quyền cho nhân dân xã Phúc Trạch, huyện Hương Khê, Tĩnh Hà Tĩnh.
Thứ 5: Tạo ra thương hiệu có giá trị, tăng thu nhập cho người dân tham gia sản xuất giống bưởi đặc sản truyền thống này.
4.2.4. Các bước trong quá trình xây dựng thương hiệu bưởi Phúc Trạch, Hương Khê, Hà Tĩnh
Bước 1: Nghiên cứu truyền thống, nguồn gốc, văn hoá của vùng sản xuất và tiêu thụ
Bước này có vai trò rất quan trọng trong việc xác định các cơ sở để xây dựng thương hiệu cho sản phẩm. Để thực hiện được bước này các cán bộ Viện KHKTNN Việt Nam phối hợp với hiệp hội sản xuất bưởi Phúc Trạch, phòng nông nghiệp huyện Hương Khê và các sở ban ngành liên quan đã tiến hành tìm hiểu tình hình kinh tế văn hoá xã hội vùng sản xuất bưởi phúc Trạch, xác định nhu cầu về sản phẩm trên thị trường. Mục tiêu của bước này nhằm xác định đúng vùng sản xuất giống bưởi này, chuẩn bị tổ chức xây dựng các bước tiếp theo.
Xác định vùng sản xuất giúp đánh giá và xác định được các yếu tố đặc thù tự nhiên của xã, xây dựng được bản đồ phân vùng sinh thái về kinh tế, xã hội cho bưởi Phúc Trạch. Việc xác định vùng sản xuất thông qua sự khảo sát thực địa và cần có sự tham gia của các nhà chuyên môn trong phân tích điều kiện tự nhiên, kinh tế văn hoá xã hội. Viện KHKTNN Việt Nam cùng Sở nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh, sở tài nguyên môi trường tĩnh, UBND huyện Hương Khê, hiệp hội bưởi Phúc Trạch đã tiến hành xây dựng. Sau khi xác định được vùng sản xuất.
Bước 3: Xây dựng hồ sơ xin đăng ký thương hiệu
Sau khi hoàn thiện các bước trên, sản phẩm bảo đảm về chất lượng, mẫu mã chủng loại bảo bì, bảo đảm được sản xuất theo quy trình kỹ thuật chung. Hiệp Hội trực tiếp xây dựng hồ sơ xin đăng ký thương hiệu tại Cục Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam theo các quy định của thương hiệu mang nguồn gốc xuất xứ được bảo hộ. Quá trình này sẽ được các sở ban ngành liên quan giúp đỡ để hoàn thiện một cách tốt nhất và nhanh nhất.
Bước 4: tổ chức quản lý, sử dụng và khai thác thương hiệu bưởi Phúc Trạch sau khi sản phẩm được đăng bạ
Bước này chủ yếu do Hiệp Hội thực hiện kết hợp với các cơ quan ban ngành có liên quan nhằm phát triển thương hiệu, nó bao gồm các công việc: xây dựng được các mô hình về quản lý nội bộ, xây dựng được ban kiểm soát bên ngoài về kỹ thuật, chất lượng...xây dựng chiến lược kinh doanh, quảng bá, tiếp thị giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng, mở rộng thị trường tiêu thụ. Tận dụng thế mạnh thương hiệu xây dựng các giải pháp nhằm khai thác hợp lý lợi ích từ thương hiệu, nâng cao giá trị thương hiệu trên thị trường. Đây cũng là một bước hết sức quan trọng nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển của thương hiệu, đồng thời nếu bước này được thực hiện thành công thì sẽ nâng cao được vị thế của bưởi Phúc Trạch trên thị trường, góp phần thúc đẩy sản xuất, nâng cao hiệu quả cho người dân trồng bưởi Phúc Trạch.
4.3. Quá trình thực hiện xây dựng thương hiệu bưởi Phúc Trạch
4.3.1. Nghiên cứu truyền thống, nguồn gốc, văn hoá của vùng sản xuất và tiêu thụ
Đây là bước được tiến hành đầu tiên trong quá trình xây dựng thương hiệu cho bưởi Phúc Trạch. Được sự đồng ý của UBND tĩnh Hà Tĩnh, UBND huyện Hương Khê đã kết hợp với hiệp hôi bưởi Phúc Trạch ( có trụ sở chính tại xã Lộc Yên – Hương Khê – Hà Tĩnh), cùng với đó là đoàn công tác của viện khoa học kinh tế nông nghiệp Việt Nam đã tiến hành tìm hiểu nguồn gốc xuất xứ, cũng như truyền thống văn hóa của cây bưởi Phúc Trạch. Thời gian tiến hành thu thập số liệu và nghiên cứu được bắt đầu từ giữa tháng 2 năm 2006. Thông qua các số liệu của địa phương đã có, các số liệu được những người dân cung cấp, số liệu của các nhà nghiên cứu trước đó nhóm điều tra đã tiến hành tổng hợp phân tích và có kết luận cuối cùng:
Theo đó, các dòng bưởi Phúc Trạch hiện đang trồng ở huyện Hương Khê có thể chia làm 3 nguồn gốc tạo thành như sau:
- Nguồn gốc tự phát: Thông qua con đường mua, bán, cho, biếu lẫn nhau từ hộ này sang hộ khác và từ xã Phúc Trạch đến các xã lân cận. Loại hình này chủ yếu là cành chiết nên nhìn chung vẫn giữ được phẩm chất.
- Nguồn gốc thứ 2 được cung cấp do Trại giống bưởi Phúc Trạch của tỉnh sản xuất. Trại đã sản xuất giống bằng phương pháp ghép, lấy mắt ghép từ những cây bưởi tốt ở xã Phúc Trạch để nhân ra nên đến nay giống vẫn đảm bảo cả chất lượng và độ thuần.
- Nguồn gốc thứ 3 là những cây bưởi được mọc từ hạt (chủ yếu do tự nhiên), người dân vẫn chăm sóc để thu hoạch. Loại này cây có dạng cao vót, phân cành góc nhỏ hơn gốc ghép và cành chiết, trên cành có nhiều gai to. Quả có chất lượng thấp.
Tháng 9/2003, thương hiệu bưởi Phúc Trạch đã được Cục sở hữu trí tuệ