Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty Cổ phần công nghiệp Thiên Phú (Trang 61 - 67)

2.3.2.1. Hạn chế

Qua việc phân tích các số liệu về tình hình sử dụng tài sản của Công ty trong thời gian qua cho thấy nhìn chung các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty đều có xu hƣớng giảm đi đáng kể qua các năm, giảm xuống 1,21 năm 2011 từ 1,34 năm 2010, đến năm 2012 còn 1,16, mặc dù tổng tài sản bình quân tăng lên khá nhiều 48% năm 2011 và 7% năm 2012. Bên cạnh đó, chỉ tiêu hệ số sinh lợi tổng tài sản giảmtừ 0,13 năm 2010 xuống 0,07 năm 2012 do lợi nhuận sụt giảm qua các năm và công ty có lợi nhuận sau thuế âm 3,6 tỷ năm 2012, đây là kế quả của việc đầu tƣ dàn trải, đầu tƣ ngoài ngành, không cân đối tài chính giữa việc đầu tƣ ngắn hạn và đâu tƣ dài hạn, làm ảnh hƣơng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của công ty và làm cho tình hình tài chính của công ty trở nên xấu hơn, khả năng thanh toán công

54

nợ ngắn hạn của công ty bị hạn chế. Mặt khác, qua phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty vẫn còn thấp so với mục tiêu đặt ra.

Bảng 2.13. Kế hoạch và thực hiện các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng tài sảntại Công ty Cổ phần CN Thiên Phú

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

MT TH MT TH MT TH

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản 1,40 1,34 1,45 1,21 1,50 1,16

Hệ số sinh lợi tổng tài sản 0,15 0,13 0,17 0,10 0,20 0,07

Hiệu suất sử dụng TSNH 3,30 3,24 3,40 2,63 3,45 2,55

Hệ số sinh lợi TSNH 0,17 0,15 0,20 0,09 0,25 (0,03)

Hiệu suất sử dụng TSDH 2,30 2,29 2,35 2,25 2,40 2,14

Hệ số sinh lợi TSDH 0,15 0,10 0,18 0,08 0,20 (0,02)

(Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2010-2012 của công ty Cổ phần CN Thiên Phú)

Nhƣ vậy, so với mục tiêu, các chỉ tiêu đạt đƣợc còn thấp. Mặt khác, các chỉ tiêu này cũng thấp hơn so với các doanh nghiệp cùng ngành, nhƣ Công ty Cổ phần Dây và Cáp điện Thƣợng Đình: Năm 2011, hiệu suất sử dụng tổng tài sản là 1,40 và hệ số sinh lợi tổng tài sản là 0,25; Công ty cổ phần Dây và cáp điện Nexans Lioa: Năm 2012, hiệu suất sử dụng tổng tài sản là 1,50 và hệ số sinh lợi tổng tài sản là 0,28.

Để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty, việc tìm ra nguyên nhân của những hạn chế trên nhằm đƣa ra các giải pháp khắc phục là hết sức cần thiết. Đó cũng chính là cơ sở để Công ty tăng khả năng cạnh tranh, tạo vị thế trên thị trƣờng hiện nay.

2.3.2.2. Nguyên nhân

Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, năng lực quản lý tài sản còn yếu kém + Các khoản nợ khó đòi tăng mạnh:

55

Trong ba năm qua tỷ lệ các khoản phải thu khách hàng gia tăng cả về giá trị lẫn tỷ trọng trong tổng TSNH và đặc biệt làcác khoản phải thu khó đòi tăng lên lớn hơn nhiều lần tốc độ gia tăng doanh thu làm hiệu quả sử dụng TSNH giảm. Năm 2011, tốc độ gia tăng các khoản phải thu khó đòi là 59% trong khi doanh thu tăng 34%. Năm 2012, các khoản phải thu khó đòi tăng 50% trong khi doanh thu chỉ tăng 3%. Nguyên nhân là do công tác sàng lọc và quản lý khách hàng chƣa thực sự hiệu quả. Bên cạnh đó, các biện pháp khuyến khích về vật chất đối với khách hàng thanh toán đúng hạn chƣa đƣợc Công ty quan tâm thực hiện.

+ Giá trị hàng tồn kho lớn

Nguyên vật liệu tồn kho tăng qua các năm, nguyên nhân là do tình hình lập đơn đặt hàng đôi khi không sát với thực tế, có trƣờng hợp dƣ thừa nhiều so với nhu cầu sử dụng. Ngoài ra, một số nguyên vật liệu nhập về không đủ tiêu chuẩn chất lƣợng, sai quy cách, giá cả còn cao.Công ty chƣa có định mức dự trữ khiến việc quản lý hàng tồn kho chƣa khoa học.Bên cạnh đó, thị trƣờng nguyên vật liệu đầu vào biến động thƣờng xuyên làm công tác quản lý cũng gặp nhiều khó khăn.

Thành phẩm tồn kho lớn, giá trị thành phẩm tồn kho tăng qua các năm, năm 2011 tăng 43,64% so với năm 2010, năm 2012 tăng 4% so với năm 2011, nguyền nhân là do thị trƣờng bất động sản đóng băng, kéo theo sản phẩm của công ty thiêu thụ không đƣợc nhƣ kỳ vọng của công ty.

+ Tiền mặt dự trữ chƣa hợp lý:

Công ty chƣa áp dụng mô hình quản lý tiền mặtgiúp cho hoạt động này có hiệu quả hơn. Do đó, lƣợng tiền dự trữ quá nhiều làm giảm lợi nhuận có thể thu đƣợc từ hoạt động kinh doanh thƣơng mại ngắn hạn,và đôi khi từ hoạt động đầu tƣ chứng khoán ngắn hạn dẫn đến giảm hiệu quả hoạt động của Công ty.

Thứ hai, đầu tư dàn trải chưa hiệu quả

Việc đầu tƣ vào các công ty liên doanh, liên kết, đầu tƣ cổ phiếu đã huy động khá nhiều nguồn lực tài chính của công ty, tuy nhiên hiệu quả mạng lại từ việc đâu tƣ này là không cao, thậm chí còn làm mất cân đối giữa tài sản ngắn hạn và

56

tài sản dài hạn, các khoản nợ vay ngắn hạn ngân hàng và dài hạn ngân hàng ngày càng tạo áp lực xấu lên khả năng thanh toán của công ty, nhất là trong giai đoạn kinh tế khó khăn 2010 - 2011, lãi suất ngân hàng liên tục tăng cao.

Đầu tƣ vào bất động sản, đây là nguyên nhân lớn góp phần vào bức tranh sản xuất, kinh doanh không tốt của công ty, hoạt động đầu tƣ này đƣợc tài trợ bởi nợ vay, nên khi thị trƣờng bất động sản không tốt, lãi suất tăng cao, thì công thi dơi vào tình trạng rất khó khăn về tài chính. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ ba, khả năng huy động vốn còn hạn chế, chưa thiết lập và duy trì cơ cầu vốn tối ưu

Công ty chƣa thiết lập đƣợc các kênh huy động vốn tốt nhƣ huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu, niêm yết cổ phiếu trên thị trƣờng chứng khoán, kênh huy động vốn bằng trái phiếu công ty cũng chƣa đƣợc thực hiện thành công, qua đó công ty rất bị động trong vấn đề tài chính.

Bên cạnh đó, Công ty chƣa quan tâm đến vấn đề xác lập và duy trì cơ cấu vốn tối ƣu dẫn đến chi phí vốn lớn gây ảnh hƣởng xấu đến hiệu quả hoạt động của Công ty làm giảm hiệu quả sử dụng tài sản.

Thứ tư, khả năng đánh giá, thẩm định các dự án còn hạn chế

Công ty thƣờng xuyên trúng thầu triển khai xây lắp, sửa chữa các dự án điện lớn tại các tỉnh, tuy nhiên do năng lực thẩm định các dự án còn hạn chế dẫn đến triển khai dự án chậm tiến độ, không có kế hoạch kịp thời về tài chính, kết quả là các dự án triển khai thƣờng bị kéo dài và bị thua lỗ do việc thẩm định dự án không tốt, không tính toán đƣợc đầy đủ các chi phí.

Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, nền kinh tế biến động bất lợi

Cùng với sự suy thoái của kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ, dẫn đến việc tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của thị trƣờng không đƣợc nhƣ mong đợi của doanh nghiệp, sự cạnh tranh về giá cả, chất lƣợng giữa các hãng ngày càng khốc liệt, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế doanh

57

nghiệp Việt Nam phải cạnh tranh với các hãng có thƣơng hiệu quốc tế, chất lƣợng tốt hơn hàng Việt Nam, đôi khi giá thành còn rẻ hơn hàng Việt Nam, trong ngành dây và cáp điện công ty phải đối mặt với các doanh nghiệp đến từ Hàn Quốc với giá thành rẻ hơn rất nhiều, phải cạnh tranh với các doanh nghiệp đến từ Châu Âu với chất lƣợng tốt, đó thực sự là một thách thức không hề nhỏ.

Thứ hai, sự đóng băng của thị trường bất động sản

Sản phẩm, hàng hóa chủ lực của công ty là phục vụ cho ngành xây dựng - bất động sản, trong khi đó ngành xây dựng - bất động sản lại gặp quá nhiều khó khăn do không bán đƣợc nhà, vì vậy đây là nhân tố khách quan ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng tài sản và kế quả sản xuất kinh doanh của công ty.

Các dự án của công ty về bất động sản cũng ở trong tình trạng dở dang, ứ đọng vốn, không bán và chuyển nhƣợng đƣợc để cơ cấu lại toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, đó là tập trung vào ngành nghề sản xuất, kinh doanh chính, giảm chi phí, tăng hiệu quả kinh doanh.

Thư ba, sự biến động của tỷ giá.

Lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của công ty chịu ảnh hƣởng khá nhiều từ biến động của tỷ giá. Đặc biệt trong việc đầu tƣ vào tài sản cố định phục vụ cho việc sản xuất (ví dụ nhƣ mua máy móc, thiết bị…), tỷ giá cũng ảnh hƣởng trực tiếp đến giá thành nguyên vật liêu và hàng hóa thƣơng mại vì khoảng 80% nguyên vật liệu công ty phải nhập khẩu từ nƣớc ngoài và thanh toán bằng ngoại tệ.Vì vậy sự biến động của tỷ giá tác động mạnh đến chi phí đầu vào và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.

Thứ năm, thị trường chứng khoán biến động

Trong giai đoạn vừa qua, thị trƣờng chứng khoán nhiều biến động, tiềm ẩn nhiều rủi ro, giá cả nhiều loại cổ phiếu không phản ánh thực chất giá trị nên việc phát hành cổ phiếu của Công ty cũng gặp phải khó khăn do số lƣợng cổ phiếu không bán đƣợc với giá nhƣ mong muốn. Do đó, việc huy động vốn cho các dự

58

án đầu tƣ bị hạn chế. Công ty buộc phải bổ sung vốn cho các dự án này bằng nguồn vay ngân hàng và từ Quỹ Đầu tƣ. Điều này cũng phần nào ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của Công ty.

59

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI

Một phần của tài liệu Hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty Cổ phần công nghiệp Thiên Phú (Trang 61 - 67)