Biểu tượng nước và đá trong văn học hiện đại

Một phần của tài liệu biểu tượng nước và đá trong thơ nôm hồ xuân hương (Trang 32 - 34)

Rất nhiều nhà văn nhà thơ sử dụng biểu tượng nướcđá với nhiều ý nghĩa như: Tản Đà Thề non nước. Với Tản Đà nước non ở đây có 3 nghĩa biểu tượng. Đó là vẻ đẹp thiên nhiên, là tổ quốc giang sơn và là tình yêu đôi lứa. Hình ảnh nước

tượng trưng cho người nam nhi đi đi mãi, còn non tương trưng cho người con gái ngóng trông, chờ đợi.

Nước non nặng một lời thề,

Nước đi đi mãi không về cùng non.

Nhớ lời nguyện nước thề non,

Nước đi chưa lại non còn đứng không.

Non cao những ngóng cùng trông,

Suối khô dòng lệ chờ mong tháng ngày…

Với Nguyễn Huy Thiệp trong Chảy đi sông ơi!, sông là một cổ mẫu đa sắc. Lúc thì gần gũi và dung dị mang tâm hồn người. Sông là biểu tượng của thử thách,

của một nơi mà con người đi qua với biết bao kỉ niệm và phơi bày bản ngã của mình.

Với Nguyễn Khoa Điềm trong đoạn trích Đất nước(trích trường ca Mặt

đường khát vọng). Theo tác giả, nước là một phần của Tổ quốc, là sự thiêng liêng

cao cả và cũng là sự gần gũi, bình dị và thân thiết với con người và là cội nguồn của sự sống.

...Đất là nơi anh đến trường Nước là nơi em tắm

Đất nước là nơi ta hò hẹn

Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm...

Bên cạnh hình ảnh nước, thì hình ảnh đá cũng rất quan trọng trong cuộc sống con người cũng được tác giả thể hiện qua đoạn trích. Theo tác giả, đó là những ngọn núi như có mang linh hồn của con người, biểu tượng của sự sống, làm nên một nét văn hóa nhân văn của dân tộc.

...người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu,

Cặp vợ Nhựng chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái.

Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại,

Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương.

Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm,

Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút, non Nghiên

Trong bài thơ Sóng của nữ sĩ Xuân Quỳnh, tác giả cho rằng sóng là tượng trưng cho tâm trạng của cô gái đang yêu, sóngđược thể hiện ở những trạng thái thật trái ngược:

Dữ dội >< dịu êm Ồn ào >< lặng lẽ

Điều đó thể hiện được tâm hồn đang yêu của cô gái có những biến động rất khác thường và luôn khát khao vượt qua những giới hạn chật hẹp, tìm đến nhựng miền bao la vô tận như con sóng phải tìm ra bể.

Sóng tìm ra tận bể

Trong bài thơ Núi Đôi của Vũ Cao, tác giả nhìn hai ngọn núi như đứng song song mang ý nghĩa biểu trưng về hai con người. Đó là cặp tình nhân, là đôi vợ chồng trẻ ở bên nhau rất hạnh phúc.

...Lối ta đi giữa hai đồi núi,

Đôi ngọn nên làng gọi Núi Đôi.

Em vẫn đùa anh sao khéo thế,

Núi chồng núi vợ đứng song đôi…

Một phần của tài liệu biểu tượng nước và đá trong thơ nôm hồ xuân hương (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)