Biểu hiện của sức mạnh, sự vững chắc

Một phần của tài liệu biểu tượng nước và đá trong thơ nôm hồ xuân hương (Trang 79 - 81)

Đá là vật thể quen thuộc ở vùng núi nước ta. Nhưng đá trong thơ Hồ Xuân Hương không chỉ đơn thuần là đá. Đá còn thể hiện sức nặng, sự cứng cỏi, sự rắn chắc, và đá bao giờ cũng vươn lên chín tầng cao để biểu tượng cho sức mạnh, sự vững chắc.

Ở bài Kẽm Trống hình ảnh núi non biểu tượng cho sự cứng cỏi, vững chắc.

...Ở trong hang núi còn hơi hẹp,

Ra khỏi đầu non đã rộng thùng...

(Kẽm Trống)

Kẽm Trống là một địa danh ở huyện Kim Bảng, phủ lý nhân, tỉnh Hà Nam. Hai bên núi sát liền nhau, chỉ vừa một lối nước chảy, thì rất chật hẹp, giống như một cái cửa. Với hai bên núi sát liền nhau đứng sừng sững như thế khi có gió mạnh thổi vào sườn núi thì nghe âm thanh lắc cắc. Hình ảnh hang núi đối lập với đầu non, ở trong hang núi thì tối, nhỏ, hẹp và đầy những bí ẩn, những bí hiểm. Muốn vào trong hang núi để khám phá những bí ẩn thì cần có sự gan dạ, can đảm. Ngược lại, hình

ảnh đầu non, tức là khi ra khỏi hang thì rộng thùng, có ánh sáng và không còn lo sợ

như ở trong hang núi. Hình ảnh hang núi, đầu non tượng trưng cho sự cứng cỏi, vững chắc.

Đá là vật thể quen thuộc và gần gũi với mọi người. Nhưng đá trong thơ Hồ Xuân Hương không chỉ đơn thuần là đá. Đá còn thể hiện ở sức nặng, sự cứng cỏi, sự gắn chắc. Ở bài thơ Hang Thánh Hóa thì những ngoàm đá, lườn đá biểu tượng cho sự vững chắc.

Khen thay con tạo khéo khôn phàm,

Một đố giương ra biết mấy ngoàm.

Lườn đá cỏ leo sờ rậm rạp Lách khe nước rỉ mó lam nham...

(Hang Thánh Hóa)

Nói về cấu tạo của hang động tự nhiên thì một đố nhiều ngoàm. Nếu coi cả vách động là một đố, thì vòm động với các hõm to, nhỏ là những ngoàm. Ở hang Thánh Hóa có những lườn đá rất lớn cấu tạo nên hang động. Như vậy, những ngoàm đá, lườn đá tượng trưng cho sức nặng, cho sự rắn chắc.

Hình ảnh đá biểu tượng cho sự vững chắc, cho sự cứng cỏi còn thể hiện qua bài thơ Đá Ông Chồng Bà Chồng

Khéo khéo bày trò tạo hóa công,

Ông Chồng đã vậy lại bà Chồng.

Tầng trên tuyết điểm phơ đầu bạc,

Thớt dưới sương pha đượm má hồng.

Gan nghĩa dãi ra cùng nhật nguyệt,

Khối tình cọ mãi với non sông.

Đá kia còn biết xuân già giặn,

Chả trách người ta lúc trẻ trung.

(Đá Ông Chồng Bà Chồng)

Ở đoạn trích Đất nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm có nói đến hai tảng đá lớn giống hình trống mái nằm trên một ngọn núi ven biển Sầm Sơn (Thanh Hóa)

Còn với Hồ Xuân Hương với hai tảng đá nằm chồng lên nhau là đá Ông Chồng Bà Chồng. Ông Chồng (Tầng trên) tuyết điểm pha đầu bạc, Bà Chồng (thớt dưới) sương pha đượm má hồng. Tác giả đã cố tình để cho Ông Chồng nằm tầng trên và Bà Chồng nằm thớt dưới, tư thế thuận (tư thế truyền thống) trong việc ái ân của con người. Hồ Xuân Hương đã nhân cách hóa, đã thổi hồn vào đá làm cho sự vật vô tri có tính người, có hoạt động tính giao như con người. Nhà thơ Xuân Diệu đã bình luận rất hay về điều này: “Và một nữ thi sĩ, một nhà điêu khắc truyền cả hơi sống, cả tình yêu vào đá, đến nỗi đá cũng ửng hồng lên như có máu chảy: đá cứng lắm, nặng lắm, mà nó chẳng nằm chết như đá, nó dãi ra, nó cọ mãi, nó già dặn tình xuân!”. Theo Đỗ Lai Thúy, câu thơ thứ năm trong bài thơ có nhiều chỗ khảo dị: đó

chị nguyệt, tuế nguyệt, nhật nguyệt. Tác giả chọn chữ nhật nguyệt vì chỉ có nó

mới đối chỉnh với non sông ở câu dưới. Cả hai đều là danh từ ghép gồm một yếu tố âm và một yếu tố dương: Nhật (+) nguyệt (-); non (+) sông (-), mang ý nghĩa phồn thực. Hơn nữa, nhật nguyệt chỉ thời gian, còn non sông chỉ không gian, nên mối tình đá, tình người kia tồn tại mãi mãi với vũ trụ.

Gan nghĩa dãi ra cùng nhật nguyệt,

Khối tình cọ mãi với non sông.

Đôi tình nhân này không chỉ nặng tình mà còn nặng nghĩa. Nặng nghĩa cùng nhật nguyệt, nặng tình cùng non sông. Hình ảnh đá trong bài thơ biểu tượng cho sự vững chắc, cho sự bền vững của tình yêu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu biểu tượng nước và đá trong thơ nôm hồ xuân hương (Trang 79 - 81)