Vị anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt với đã từng khẳng định chủ quyền của đất nước ta từ ngàn xưa qua tác phẩm Nam quốc sơn hà. Nước biểu tượng cho sự thiêng liêng, cao cả của dân tộc. Đó là sự thật buộc kẻ thù xâm lược phải thừa nhận qua những lời thơ đanh thép. Đó là một bản tuyên ngôn về chủ quyền đất nước.
Nam quốc sơn hà nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại Thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Trong Bạch Đằng giang phú của Trương Hán Siêu, nước của dòng sông biểu trưng cho vẻ đẹp thiên nhiên ban tặng cho con người:
Qua cửa Đại Than, ngược bến Đông Triều,
Đến sông Bạch Đằng, thuyền bơi một chiều.
Bát ngát sóng Kình muôn dặm,
Thướt tha đuôi trĩ một màu.
Dòng sông trong tác phẩm còn là một nhân chứng của hàng loạt tội ác của giặc Mông- Nguyên. Cũng như đã chứng giám ghi dấu nhiều chiến trong trong lịch sử giữ nước của dân tộc.
Anh minh hai vị thánh quân,
Sông đây rửa sạch mấy lần giáp binh.
Giặc tan muôn thuở thăng bình,
Bởi đâu đất hiểm cốt mình đức cao.
Với Người thiếu phụ Nam Xương trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ,
dòng sông đã giúp người thiếu phụ Nam Xương giải oan cho mình và giúp người thiếu phụ tái sinh trong thế giới Huyền.
Trong văn học trung đại Việt Nam, Người sử dụng biểu tượng nước và đá rất độc đáo và đa dạng, không ai khác đó là Hồ Xuân Hương. Bà cho rằng nước và đá mang những đặc tính của con người, đặc biệt là của người phụ nữ mà tác giả thể hiện ở nhiều tác phẩm như Giếng thơi, Hang Cắc Cớ… Nội dung này người viết sẽ nói rõ, nói chi tiết hơn ở phần nội dung sau.