Nước – số phận bị lệ thuộc của người phụ nữ

Một phần của tài liệu biểu tượng nước và đá trong thơ nôm hồ xuân hương (Trang 71 - 75)

Số phận nữ nhi trong thời phong kiến bị xem nhẹ, họ phải gánh chịu nặng nề những lễ giáo phong kiến. Ở bài Tự tình I, là một trong những bài thơ than thân về số phận hẩm hiu của người phụ nữ

Chiếc bách buồn vì phận nổi nênh,

Giữa dòng ngao ngán nỗi lênh đênh.

Lưng khoang tình nghĩa dường lai láng,

Cầm lái mặc ai lăm đỗ bến,

Dong lèo thây kẻ rắp xuôi ghềnh.

Ấy ai thăm ván cam lòng vậy,

Ngán nỗi ôm đàn những tấp tênh!

(Tự tình I)

Đây là tâm trạng phân vân, chiếc bách duyên phận đầy nổi nênh muốn nói đến số phận hẩm hiu của người phụ nữ, số phận họ giống như chiếc thuyền đang trôi trên dòng nước, chiếc thuyền duyên phận không biết sẽ ra sao, nửa như yêu thương dào dạt, nửa như hiểm nguy đe dọa. Giữa dòng tức là giữa dòng đời, biểu tượng cho số phận hẩm hiu của người phụ nữ, họ không làm chủ được bản thân, người phụ nữ đáng lẽ làm chủ chiếc thuyền của mình, ấy thế mà chiếc thuyền đó lại do một người khác cầm lái. Lênh đênh là sự trôi nổi trên dòng nước mà chẳng biết sẽ về đâu. Nếu gặp dòng nước phẳng lặng thì thuyền được yên xuôi, còn nếu gặp phong ba bão táp thì thuyền sẽ bị đắm chìm bất cứ lúc nào. Số phận của người phụ nữ thời phong kiến giống như vậy, họ có được hạnh phúc hay không thì không do mình quyết định mà do người khác (cầm lái mặc ai) mang đến nên phận nổi nênh, nổi lênh đênh giữa dòng đời là như vậy.

Nửa mạn phong ba luống bập bềnh.

Bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương là bài thơ Vịnh. Bài Vịnh bao giờ cũng mang tính ngụ ý. Vì vậy nghĩa thực của bài thơ là gợi tả bánh trôi nước, nhưng ngụ ý của tác giả là mượn bánh trôi để nói về vẻ đẹp và đặc biệt là thân phận người phụ nữ. Hai chữ nước non biểu tượng cho số phận hẩm hiu của người phụ nữ giữa dòng đời trôi nổi.

Thân em vừa trắng lại vừa tròn,

Bảy nổi ba chìm với nước non.

Rắn nát mặc dù tay kẻ nặn,

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

Là bài thơ vịnh nên tác giả không miêu tả cụ thể mà lựa chọn những chi tiết nói lên đặc điểm của bánh trôi. Màu sắc, hình dáng của bánh trắngtròn. Nhưng chỉ với hai từ thân em đặt ở đầu câu thì toàn bộ sự gợi tả vẻ ngoài chiếc bánh trôi đã chuyển nghĩa, gợi lên vẻ đẹp ngoại hình của người phụ nữ, một vẻ đẹp xinh xắn, duyên dáng, đầy đặn, phúc hậu.

Việc tác giả sử dụng thành ngữ bảy nổi ba chìm và hai chữ nước non đã chuyển nghĩa tả thực thành nghĩa ngụ ý. Thành ngữ ba chìm bảy nổi là nói về sự trôi nổi, lênh đênh của kiếp người. Hai chữ nước non không còn mang nghĩa cụ thể mà là mang nghĩa biểu tượng chỉ hoàn cảnh sống, chỉ cuộc đời. câu thơ gợi lên sự trôi nổi, sự long đong, gian truân, số phận hẩm hiu của người phụ nữ trong xã hội xưa. Tác giả sử dụng nổi trước và kết thúc là chìm làm cho thân phận người phụ nữ thêm cay đắng xót xa hơn. Nghệ thuật đối lập giữa hình ảnh trắngtròn ở câu thơ đầu với hình ảnh nổichìm ở câu hai đã nói lên được sự bất công của xã hội đối với người phụ nữ. Họ đẹp như vậy, trong trắng, trinh nguyên như vậy đáng lý họ phải hưởng được những hạnh phúc của cuộc đời, nhưng sao lại có sự bất công như thế, những cay đắng xót xa của cuộc đời lại ập đến với họ. Tuy nhiên, giọng điệu câu thơ không chỉ là sự than thân trách phận mà còn là giải bày sự bền gan, trong tủi nhục vẫn kiên trinh và tự khẳng định về những phẩm chất đẹp của mình. Sóng gió cuộc đời có phũ phàng, vùi dập thân phận như thế nào thì cũng không thể tàn phá nổi vẻ đẹp tâm hồn, tấm lòng thủy chung son sắt ở người phụ nữ.

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn,

Tiểu kết chương 2

Phong cách thơ của Hồ Xuân Hương thuộc dòng phong cách bình dân nhưng nhà thơ không tan biến trong phong cách chung ấy, mà sắc thái cá nhân rất đậm nét. Bời thế, khi ta tiếp cận thơ nôm của Hồ Xuân Hương phát hiện cái hay, cái độc đáo là nhờ hệ thống các biểu tượng mà bà sử dụng. Trong đó, biểu tượng nước được Hồ Xuân Hương sử dụng rất tài tình. Nước và các yếu tố chứa nước được Hồ Xuân Hương dùng làm biểu tượng mang nhiều ý nghĩa. Đó là biểu tượng cho sự thiêng liêng cao cả, biểu tượng cho bộ phận sinh sản người phụ nữ, biểu tượng của tính giao, coi đó là dấu hiệu của sự sinh sôi nảy nở. Nước từ giếng, khe( biểu tượng âm vật). Giếng thanh tân là giếng của cội nguồn. Từ cái thanh tân của nước, Hồ Xuân Hương liên tưởng đến cái thanh tân của người con gái, là bộ phận sinh sản của người phụ nữ.

...Giếng ấy thanh tân ai cũng biết,

Đố ai dám thả nạ dòng dòng.

(Giếng thơi)

Ngoài ra, nước trong thơ nôm Hồ Xuân Hương còn là biểu tượng cho dòng đời người phụ nữ thời phong kiến, họ là những người phải chịu nhiều bất hạnh trong tình duyên, trong tình yêu lứa đôi, họ không tự quyết định mà bị lệ thuộc vào kẻ khác. Trong khi đó, khát khao được yêu, khát khao được hạnh phúc luôn cháy bổng trong hồn.

Chiếc bách buồn vì phận nổi nênh,

Giữa dòng ngao ngán nỗi lênh đênh...

Chương 3. Ý NGHĨA BIỂU TƯỢNG ĐÁ TRONG THƠ NÔM

HỒ XUÂN HƯƠNG

Cũng theo tài liệu của Giáo sư Lê Trí Viễn, trong khoảng bốn mươi bài thơ nôm của Hồ Xuân Hương thì người viết thống kê có mười bảy bài có chứa hình ảnh đá và các hình thức của đá( núi, non, hang, động, ghềnh, thạch nhũ...). Đá trong thơ nôm của Hồ Xuân Hương không phải là đá vô tri vô giác, mà là đá có hồn, có mang tính người và mang nhiều ý nghĩa biểu tượng như: biểu tượng cho bộ phận sinh sản của người phụ nữ, biểu tượng cho sự ham muốn trần tục...

Một phần của tài liệu biểu tượng nước và đá trong thơ nôm hồ xuân hương (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)