Vẻ đẹp đó không chỉ thể hiện ở bên ngoài, mà còn thể hiện ở tầng sâu đầy bí hiểm. Biểu tượng này xuất hiện trong thơ là sự sáng tạo độc đáo có một không hai
của Hồ Xuân Hương. Bài thơ Hang Cắc Cớ, tác giả miêu tả với đầy đủ những chi tiết hiện thực đá một chòm, nứt làm đôi mảnh, kẽ hầm, rêu mốc, Con đường vô ngạn…khiến ta hình dung ra được hình dáng, cảnh vật của hang Cắc Cớ. Hang Cắc Cớ là tên một cái hang ở chùa Thầy thuộc huyện Sài Sơn, tỉnh Hà Tây này là Hà Nội.
Trời đất sinh ra đá một chòm,
Nứt làm hai mảnh hỏm hòm hom.
Kẽ hầm rêu mốc trơ toen hoẻn,
Luồng gió thông reo vỗ phập phòm.
Giọt nước hữu tình rơi lõm bõm,
Con đường vô ngan tối om om. Khen ai đẽo đá tài xuyên tạc.
Khéo hớ hênh ra lắm kẻ dòm!
(Hang Cắc Cớ)
Nhưng cũng từ đấy người đọc liên tưởng đến một cái nghĩa ngầm song song tồn tại cùng với cái nghĩa tường minh qua câu chữ. Điều này phải kể đến việc dùng từ có ngụ ý của nhà thơ với vần om (chòm, hỏm hòm hom, phòm, lõm bõm, om om,
dòm) kề cận nhau trong bài thơ đã gợi lên nghĩa khác, nghĩa hàm ẩn, là bộ phận sinh sản của người phụ nữ, là âm vật. Âm thanh miêu tả không gian là nét đặc sắc của Hồ Xuân Hương. Điệp âm ba hõm hòmhom làm hiện lên cái hang Cắc Cớ tròn, sâu và nhỏ, kích thích trí tò mò của người xem. Càng sâu, tối, ẩm, rêu không phát triển được rêu mốc không màu sắc, trơ đất đá mà Xuân Hương nói đến cạn cùng của ngôn ngữ là trơ toen hoẻn. Thật khác hẳn với trèo đèo Ba Dội có ánh sáng mặt trời, dương thịnh, rêu mọc xanh rì. Trong hang lại dễ cộng hưởng với tiếng động bên ngoài, tiếng gió thoảng, tiếng thông reo đều dội vào hang thành âm thanh khuếch đại.
Luồng gió thông reo vỗ phập phòm.
Thạch nhũ nhỏ từng giọt, từng giọt mà thành lõm bõm trong hang Cắc Cớ. Hai chữ hữu tình khiến chúng ta nghĩ rằng vào sâu trong hang càng nghe rõ tiếng lòng của Hồ Xuân Hương. Hang càng vô càng tối tối om om mà lại còn vô ngạn thì cái thâm sâu, bí hiểm của hang càng được bộc lộ rõ hơn.
Hai câu cuối trong bài thơ tác giả hơi đùa giỡn, mà đã vào trong hang không giỡn không được, Xuân Hương lại càng không nhịn giễu đời. Tác giả đã cố tình dùng nghệ thuật chơi chữ là cách nói láy đẽo đá. Mà ai đẽo đá thì tác giả lại khen chứ không phải chê.
Khen ai đẽo đá tài xuyên tạc
Khéo hớ hênh ra lắm kẻ dòm.
Đời là vậy, cái gì lạ có nhiều kẻ dòm, cái gì để hớ hênh là có lắm kẻ dòm, mà cái gì người ta thích người ta mới dòm. Ở đây tác giả dùng từ dòm mà không dùng
từ ngắm, hoặc nhìn. Mà từ dòm, nếu xét theo cấp độ ngữ nghĩa là mang âm tính.
Điều này ít nhiều mang ý nghĩa dung tục, ham muốn dục vọng của con người. Cho nên đến hội chùa Thầy mà không vào hang Cắc Cớ thì coi như chưa biết hết Chùa
Thầy, lắm kẻ dòmlà như vậy.
Nói về hình ảnh hang, nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Thanh Xuân cho rằng: “Hồ Xuân Hương có hai bài thơ viết về hang, trong không gian ấy, nước ở trạng thái giọt, rỉ: Kẽ hầm rêu mốc trơ toen hoẻn, Luồng gió thông reo vỗ phập phòm.
Giọt nước hữu tình rơi lõm bõm. Con đường vô ngạn tối om om (Hang Cắc Cớ);
Lách khe nước rỉ, mó lam nham (Hang Thanh Hóa). Dù vậy, nước vẫn gây ấn
tượng, bởi cái thế chủ động của nó. Đặt cổ mẫu nước trong hang, Hồ Xuân Hương đã chồng cổ mẫu lên cổ mẫu. Và cổ mẫu hang là hình thái đất núi, khá đặc biệt trong tâm thức nhân loại: “Mẫu gốc của hình ảnh tử cung người mẹ”; hình ảnh cõi trần”; “biểu tượng hoàn hảo về cái vô thức”, “Hang biểu trưng cho sự thám hiểm cái tôi bên trong, đặc biệt hơn là cái tôi thô sơ, bị nén ẩn dưới những tầng sâu vô thức”, “túi chứa đựng năng lượng của cõi người, Hang “quá trình nội hoá tâm lý, để con người trở thành chính mình và đạt được sự trưởng thành…”, “cái chủ quan trong cuộc đối đầu với những vấn đề của sự phân hóa”. Giọt nước trong hang chính là yếu tố động của sức sống hiền minh, nhỏ nhoi, nép mình như trực giác, nối kết giữa vô thức và ý thức”.
(Nguyễn Thị Thanh Xuân, Phê bình cổ mẫu và cổ mẫu nước trong văn chương Việt Nam)