Từ danh sách 18 biện pháp tổng hợp được từ các tài liệu lý thuyết, một số nghiên cứu khoa học trước đây và những biện pháp giáo viên đã sử dụng để giáo dục tình cảm cho trẻ. Chúng tôi khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp và lọc ra những biện pháp có tính cần thiết và khả thi nhất để đề xuất các nhóm biện pháp nhằm nâng cao mức độ biểu hiện tình cảm của trẻ MG 5 – 6 tuổi. Phiếu khào sát được phát cho giáo viên của một số trường mầm non trên địa bàn TP HCM. Số phiếu phát đi là 50, số phiếu thu về hợp lệ là 42.
Bảng 2.21.Kết quả khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
S T T
Biện pháp Mức độ cần thiết Mức độ khả thi ĐTB ĐLC hạng Xếp ĐTB ĐLC hạng Xếp
1 Dạy trẻ quan sát những người xung
quanh 2,26 0,544 12 2,33 0,612 11
2 Gương mẫu trong cách biểu hiện
tình cảm 2,33 0,526 10 2,14 0,472 12
3
Sử dụng hành vi mẫu mực của các nhân vật trong truyện kể, tác phẩm văn học, phim thiếu nhi và trong cuộc sống.
2,48 0,594 5 2,55 0,593 3
4
Cung cấp đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu phong phú, đa dạng về hình dáng, kích thước, màu sắc, chất liệu...
2,74 0,497 1 2,64 0,577 1
5 Cho trẻ luân phiên thay đổi góc
chơi, nhóm chơi, vai chơi 2,55 0,504 2 2,45 0,550 5
6 Tạo tình huống chơi cho trẻ trải
nghiệm và bộc lộ 2,55 0,593 3 2,52 0,505 4
7 Giáo viên nhận xét và đánh giá
trong và sau khi trẻ chơi xong 2,21 0,645 13 2,12 0,739 13
8 Khuyến khích trẻ bộc lộ 2,38 0,492 7 2,33 0,477 9
9 Chấp nhận mọi biểu hiện của trẻ và
hạn chế trách phạt 2,36 0,577 9 2,45 0,550 6
10
Cung cấp vốn từ, vốn hiểu biết về các xúc cảm, tình cảm, dạy trẻ gọi tên chúng,
2,48 0,552 4 2,55 0,504 2
11 Dạy trẻ thể hiện các sắc thái tình
cảm qua lời nói 2,36 0,485 8 2,36 0,533 8
12 Trò chuyện về tình cảm với trẻ 2,45 0,504 6 2,43 0,501 7 13 Tổ chức những buổi trò chuyện tập
thể để trẻ lắng nghe và bày tỏ 2,26 0,587 11 2,26 0,587 10
∗Cách quy đổi điểm trung bình của các biện pháp:
ĐTB Mức độ cần thiết Mức độ khả thi
Từ 1 đến 1,5 điểm Không cần thiết Không khả thi
Từ 1,51 đến 2,5 điểm Cần thiết Khả thi
Những biện pháp được giáo viên đánh giá là rất cần thiết ở vị trí 1, 2, 3 đó là: cung cấp đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu phong phú, đa dạng về hình dáng, kích thước, màu sắc, chất liệu...; cho trẻ luân phiên thay đổi góc chơi, nhóm chơi, vai chơi; tạo tình huống chơi cho trẻ trải nghiệm và bộc lộ. Các biện pháp này đều khả thi, tuy nhiên việc cho trẻ luân phiên thay đổi góc chơi, nhóm chơi, vai chơi còn gặp khó khăn ở chỗ trẻ tự do lựa chọn góc chơi, nhóm chơi, vai chơi theo sở thích, theo tình cảm của mình và khi thay đổi điều đó thì một số trẻ cảm thấy không thoải mái hoặc không chịu nhường bạn.
Nhóm biện pháp thứ 2 được giáo viên đánh giá tính cần thiết ở mức tương đối gồm: cung cấp vốn từ, vốn hiểu biết về các xúc cảm, tình cảm, dạy trẻ gọi tên chúng; trò chuyện về tình cảm với trẻ; dạy trẻ thể hiện các sắc thái tình cảm qua lời nói lần lượt xếp vị trí thứ 4, 6, 8. Trong đó biện pháp “cung cấp vốn từ, vốn hiểu biết về các xúc cảm, tình cảm, dạy trẻ gọi tên chúng” là khả rất khả thi (ĐTB=2,55). Đây là biện pháp giáo viên có sử dụng biện pháp nhưng chưa nhiều. Hai biện pháp còn lại giáo viên có thể thực hiện để giáo dục cho trẻ biểu hiện tình cảm tốt hơn.
Các biện pháp “sử dụng hành vi mẫu mực của các nhân vật trong truyện kể, tác phẩm văn học, phim thiếu nhi và trong cuộc sống” và “gương mẫu trong cách biểu hiện tình cảm” xếp ở vị trí thứ 5, 10 về tính cần thiết và ở vị trí lần lượt là 3 và 12 về tính khả thi . Ta thấy 2 biện pháp này đều cần thiết và khả thi nhưng chênh lệch khá xa. Giáo viên đánh giá việc sử dụng hành vi mẫu mực của nhân vật thì dễ hơn là sử dụng hành vi mẫu của chính mình, giải thích cho điều này giáo viên nói: “Đâu phải lúc nào cũng vui vẻ, cũng gương mẫu được đâu em”. Đúng như giáo viên chia sẻ, các nhân vật có sẵn đều là những nhân vật điển hình, lý tưởng và có chọn lọc khi kể cho các em nghe. Nhưng giáo viên với cuộc sống bộn bè lo toan, áp lực từ công việc, từ phụ huynh thì cũng có những xúc cảm rất con người. Tuy nhiên giáo viên tự đánh giá mức độ ảnh hưởng của yếu tố “thái độ, mẫu hành vi của giáo viên” (xem bảng 2.20) ở mức rất cao (ĐTB = 4,5), chúng tôi tin rằng giáo viên sẽ tìm cách để vận dụng biện pháp này hiệu quả hơn.
Những biện pháp xếp ở vị trí cuối cùng về tính cần thiết trong bảng 2.20 là: tổ chức những buổi trò chuyện tập thể để trẻ lắng nghe và bày tỏ (thứ 11); dạy trẻ quan
sát những người xung quanh (thứ 12); giáo viên nhận xét và đánh giá trong và sau khi trẻ chơi xong (thứ 13). Đây là những biện pháp được giáo viên đánh giá không cao bằng các biện pháp khác vì chúng đều đòi hỏi giáo viên nhiều thời gian hơn và phải có những năng lực và trình độ chuyên môn nhất định. Nhưng đa số giáo viên đều đánh giá những biện pháp này là cần thiết và khả thi nên giáo viên có thể vận dụng chúng nếu được hỗ trợ..
Tóm lại, những biện pháp chúng tôi đưa ra nhằm giúp cho giáo viên nâng cao mức độ biểu hiện tình cảm cho trẻ MG 5 – 6 tuổi đều cần thiết và có tính khả thi. Một số biện pháp có thể áp dụng ngay, một số biện pháp có thể phối hợp với nhau để tạo ra hiệu quả giáo dục toàn diện. Trong khuôn khổ của đề tài, chúng tôi trình bày rất cơ bản, vì vậy giáo viên cần phải tìm hiểu thêm để vận dụng linh hoạt khi giáo dục tình cảm cho trẻ.
Tiểu kết chương 2
Kết quả nghiên cứu thực trạng biểu hiện tình cảm của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong HĐVC cho thấy, biểu hiện tình cảm của trẻ đa số ở mức “đạt” và “tốt” (hơn 80%). Trong số 99 trẻ được quan sát thì có 13 trẻ (13,1%) biểu hiện tình cảm ở mức “chưa đạt”. Đa số trẻ đã biết cách biểu hiện tình cảm trong khi chơi qua nét mặt, cử chỉ, điệu bộ tương đối rõ nét nhưng vẫn còn nhiều trẻ chưa thành thục trong việc sử dụng lời nói để diễn đạt xúc cảm, tình cảm của mình.
Kết quả đánh giá theo từng nhóm biểu hiện cho thấy trẻ biểu hiện khá rõ về TCTT, TCĐĐ và TCTM với điểm số cao nhất thuộc về biểu hiện TCTT và điểm thấp nhất thuộc về nhóm biểu hiện TCĐĐ. Đặc biệt, có 2/31 biểu hiện chúng tôi quan sát cho kết quả là “chưa đạt”, đó là “thể hiện tình cảm phù hợp với bài hát” (ĐTB = 1,4) và “nhận biết xúc cảm xấu hổ của người khác” (ĐTB = 1,53).
Có sự khác biệt giữa trẻ trai và trẻ gái về biểu hiện tình cảm nói chung. Tuy nhiên khi xét từng nhóm biểu hiện thì thấy chỉ có sự khác biệt giữa trẻ trai và trẻ gái về biểu hiện TCĐĐ và TCTM. Không có sự khác biệt rõ rệt về biểu hiện TCTT khi xét theo giới tính. Đặc biệt, nhóm trẻ trai có đến 5 biểu hiện chưa đạt là: bộc lộ sự sợ hãi bằng lời nói, cử chỉ, nét mặt khi chơi; nhận biết được xúc cảm sợ hãi của người khác; nhận biết được xúc cảm xấu hổ của người khác; khen ngợi, tán dương những vai tốt, vai hiền; thể hiện tình cảm phù hợp với bài hát.
Kết quả so sánh 2 trường cho thấy không có sự khác biệt ý nghĩa về biểu hiện tình cảm của trẻ nói chung cũng như từng nhóm biểu hiện nói riêng với mức ý nghĩa khá lớn. Điều này thể hiện đặc điểm chung của trẻ MG 5 – 6 tuổi ở các trường mầm non trong nội thành Tp HCM về biểu hiện tình cảm thông qua HĐVC. Tuy nhiên các trường cần phải lưu ý đến biểu hiện “thể hiện tình cảm phù hợp với bài hát” và “nhận biết được xúc cảm xấu hổ của người khác” của trẻ. Đây là những biểu hiện mà trẻ em ở cả 2 trường đều biểu hiện chưa đạt. Ngoài ra, trường MNTH còn có thêm biểu hiện “nhận biết được xúc cảm xấu hổ của người khác” thuộc mức “chưa đạt”.
Trong các yếu tố ảnh hưởng đến biểu hiện tình cảm của trẻ MG 5 – 6 tuổi, các yếu tố thuộc về gia đình và thuộc về giáo viên được đánh giá là rất ảnh hưởng, các yếu tố còn lại đều ảnh hưởng đến biểu hiện tình cảm của trẻ ở mức vừa phải.
Kết quả nghiên cứu một số trường hợp bằng phương pháp tranh vẽ cho thấy trẻ biểu hiện tình cảm qua tranh vẽ khá rõ ràng. Kết quả đánh giá biểu hiện tình cảm của trẻ bằng tranh vẽ cũng góp phần làm rõ các biểu hiện quan sát được trong hoạt động vui chơi.
Kết quả nghiên cứu thực trạng nói trên cho thấy cần phải quan tâm hơn nữa đến việc giáo dục tình cảm cho trẻ nhỏ về mặt biểu hiện. Để tiếp tục làm cho các biểu hiện tình cảm cho trẻ MG 5 – 6 tuổi phong phú, sâu sắc và bền vững hơn, chúng tôi đề xuất một số nhóm biện pháp sau đây: nhóm biện pháp quan sát; sử dụng hành vi mẫu mực của các nhân vật trong truyện kể, tác phẩm văn học, phim thiếu nhi và trong cuộc sống; giáo dục bằng đồ chơi và sự nhập vai, đồng thời luân phiên thay đổi góc chơi, nhóm chơi, vai chơi; tạo tình huống chơi để trẻ xử lý và biểu hiện xúc cảm phù hợp; nhận xét đánh giá của giáo viên; nhóm biện pháp dùng lời; trò chuyện cuối tuần.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Tình cảm là những thái độ thể hiện sự rung cảm của con người đối với những sự vật, hiện tượng của hiện thực khách quan có liên quan tới nhu cầu và động cơ của họ. Tình cảm thường được biểu hiện ra bên ngoài bằng những xúc cảm cụ thể. Các tình cảm cấp cao như TCTT, TCĐĐ và TCTM của trẻ MG 5 – 6 tuổi được biểu hiện chủ yếu trên hai phương diện nét mặt, cử chỉ, điệu bộ và lời nói.
Nhìn chung tình cảm của trẻ MG 5 – 6 tuổi biểu hiện khá rõ ràng, sâu sắc, bền vững thông qua HĐVC mà trọng tâm là trò chơi ĐVTCĐ, nhưng không đồng đều ở 3 mặt trí tuệ, đạo đức, thẩm mĩ.
Biểu hiện TCTT là nổi bật nhất với các biểu hiện cụ thể như mong muốn được chơi, được trải nghiệm và thể hiện; thích thú, hào hứng khi ; chọn đồ chơi, chọn nội dung chơi, phân công vai chơi; tò mò, ham hiểu biết với các đồ chơi, cách chơi, vai chơi; vui vẻ nhận vai chơi , thực hiện đóng vai đến cùng, chơi hết mình, tự nguyện, chứa chan tình cảm. Tuy nhiên sau khi chơi, vẫn còn nhiều trẻ chưa biểu hiện sự vui thích, hài lòng, với những gì mà trò chơi mang lại cho trẻ.
Trẻ biểu hiện TCTM ít rõ ràng hơn so với tình cảm trí tuệ. Tuy nhiên, có những biểu hiện rất tốt như vui sướng khi được ngắm nhìn, sử dụng đồ chơi, trang phục đẹp, ấn tượng. Trẻ biết biểu hiện thái độ của mình với các nhân vật chính diện, phản diện và bất hạnh qua vai chơi của bạn, đồng thời biểu hiện xúc cảm, tình cảm với bạn cùng chơi của mình. Trẻ khá nhạy cảm và rung động với âm thanh, giai điệu và với sản phẩm tạo hình nhưng lại chưa thể hiện tình cảm phù hợp với bài hát.
Biểu hiện TCĐĐ của trẻ được đánh giá thấp nhất tuy nhiên vẫn ở mức tương đối rõ ràng. Trong khi chơi, trẻ đã biểu hiện các xúc cảm vui, buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, tức giận, xấu hổ thông qua các phương tiện khác nhau. Trẻ có khả năng nhận biết các xúc cảm đó ở người khác, tuy nhiên trẻ vẫn chưa nhận biết được xúc cảm xấu hổ. Trẻ cũng đã có những thay đổi về hành vi và thể hiện xúc cảm phù hợp với tính huống chơi. Trẻ biết thông cảm, an ủi, chia vui với người khác trong khi chơi. Trẻ không chỉ biểu hiện tình cảm với con người mà còn biểu hiện tình cảm với cây cối, động vật.
Trẻ trai biểu hiện không tốt bằng trẻ gái ở cả 3 mặt TCTT, TCĐĐ, TCTM nhưng chỉ có sự khác biệt ý nghĩa về biểu hiện tình cảm đạo đức và tình cảm thẩm mĩ, không có sự khác biệt rõ ràng về biểu hiện tình cảm trí tuệ. Trẻ em ở cả hai trường đều biểu hiện tình cảm tương đối rõ ràng như nhau, không có sự chênh lệch đáng kể trong từng nhóm biểu hiện.
Biểu hiện tình cảm của trẻ MG 5 – 6 tuổi cũng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố từ phía gia đình, giáo viên, bạn cùng tuổi, hoạt động vui chơi và một số yếu tố khác. Trong đó, yếu tố gia đình là có ảnh hưởng mạnh nhất, bên cạnh đó là yếu tố giáo viên. Các yếu tố còn lại đều có ảnh hưởng như nhau đến biểu hiện tình cảm của trẻ.
Từ kết quả thu được, người nghiên cứu nhận thấy cần phải đặc biệt quan tâm đến việc rèn luyện cho trẻ khả năng bộc lộ và nhận biết xúc cảm sợ hãi; nhận biết xúc cảm xấu hổ của người khác; cách thể hiện tình cảm với âm nhạc.
Đề tài đã đề xuất một số nhóm biện pháp làm cho xu hướng biểu hiện tình cảm của trẻ phong phú, sâu sắc, bền vững hơn như nhóm biện pháp quan sát; sử dụng hành vi vi mẫu mực của các nhân vật trong truyện kể, tác phẩm văn học, phim thiếu nhi và trong cuộc sống; giáo dục bằng đồ chơi và sự nhập vai, đồng thời luân phiên thay đổi góc chơi, nhóm chơi, vai chơi; tạo tình huống chơi để trẻ xử lý và biểu hiện xúc cảm phù hợp; nhóm biện pháp dùng lời, trò chuyện cuối tuần.
2. Kiến nghị
Đối với nhà trường
- Cần quan tâm đến việc đánh giá các biểu hiện tình cảm của trẻ theo CTGDMN và theo CPTTENT.
- Tổ chức những buổi tập huấn, hội thảo, chuyên đề nhằm trang bị cho giáo viên cách nhận biết xúc cảm, tình cảm của bản thân và của trẻ và cách xử lý các xúc cảm, tình cảm đó. Hướng dẫn và tạo điều kiện cho giáo viên trao đối với nhau về các biện pháp giáo dục tình cảm cho trẻ MG 5 – 6 tuổi.
- Hỗ trợ giáo viên tổ chức các hoạt động giáo dục đa dạng ở cấp lớp, cấp trường nhằm tạo điều kiện cho trẻ giao lưu học hỏi từ người khác.
- Tuyên truyền, phổ biến cho phụ huynh biết về những nội dung giáo dục tình cảm cho trẻ trong CPTTENT và kêu gọi phụ huynh quan tâm hơn nữa đến những biểu hiện tình cảm của trẻ khi ở nhà.
Đối với giáo viên
- Làm gương cho trẻ trong cách biểu hiện xúc cảm, tình cảm của bản thân
- Tăng cường khả năng nhận biết xúc cảm, tình cảm của bản thân và của trẻ. Cần phải biết những biểu hiện nào là phù hợp để động viên, khuyến khích trẻ, những biểu hiện nào là chưa phù hợp để điểu chỉnh kịp thời.
- Tìm hiểu về phương pháp tranh vẽ và vận dụng vào việc nhận biết xúc cảm, tình cảm của trẻ qua tranh.
- Tạo cơ hội và điều kiên để trẻ biểu hiện xúc cảm, tình cảm hợp lý trong khi chơi. Làm mới các góc chơi và sắp xếp lại đồ chơi cho phù hợp với nhu cầu của trẻ MG 5 – 6 tuổi. Cần tổ chức những giờ chơi mang lại xúc cảm, tình cảm tích cực cho trẻ và tổ chức sao cho xúc cảm, tình cảm của trẻ thể hiện trong suốt quá trình chơi.
Đối với phụ huynh
- Cần quan tâm hơn nữa đến các biểu hiện xúc cảm, tình cảm hằng ngày của trẻ.