Tổ chức nghiên cứu thực trạng

Một phần của tài liệu biểu hiện tình cảm của trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi ở một số trường mầm non tại thành phố hồ chí minh (Trang 64)

2.1.1. Mục đích nghiên cứu

Khảo sát thực trạng biểu hiện tình cảm của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở một số trường mầm non Tp HCM.

2.1.2. Nội dung nghiên cứu

Biểu hiện tình cảm của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở một số trường mầm non tại Tp HCM.

2.1.3. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phối hợp nhiều phương pháp khác nhau, trong đó phương pháp quan sát là phương pháp nghiên cứu chính, cùng một số phương bổ trợ khác như phương pháp phỏng vấn, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp nghiên cứu trường hợp.

2.1.3.1. Phương pháp quan sát

Đây là phương pháp chủ đạo để khảo sát thực trạng biểu hiện tình cảm của trẻ MG 5 – 6 tuổi ở một số trường mầm non tại Tp HCM.

a. Mục tiêu quan sát:

Xác định những biểu hiện tình cảm trí tuệ, tình cảm đạo đức và tình cảm thẩm mĩ của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong HĐVC, ghi nhận một số tình huống diễn ra, góc chơi chủ yếu, bạn chơi thường xuyên, nội dung chơi.

b. Khách thể quan sát:

Trẻ MG 5 – 6 tuổi đang học lớp lá tại 2 trường mầm non trên địa bàn TP HCM. Số trẻ dự kiến quan sát là 120 trẻ, số trẻ được quan sát là 99 trẻ. Trong đó gồm 49 trẻ thuộc Trường mầm non Sài Gòn (chiếm 49,5%) và 50 trẻ thuộc Trường mầm non

Thực Hành (chiếm 50,5%). Xét theo giới tính, ta có 48 trẻ trai và 51 trẻ gái, tương ứng với 48,5% và 51,5 %. Số trẻ trai và trẻ gái ở mỗi trường được cụ thể hóa như sau

Bảng 2.1. Mô tả khách thể quan sát

Trường MN Sài Gòn

(tư thục) Trường MN Thực Hành (công lập) Tổng

Tần số Tỷ lệ Tần số Tỷ lệ Tần số Tỷ lệ

Trai 23 23,2% 25 25,3% 48 48,5%

Gái 26 26,3% 25 25,3% 51 51,5%

Tổng 49 49,5% 50 50,5% 99 100%

c. Thời gian và địa điểm quan sát: Từ tháng 4 đến đầu tháng 5 (2014), trong giờ chơi của trẻ tại lớp học.

d. Hình thức ghi chép: đánh dấu vào phiếu quan sát “Biểu hiện tình cảm của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi” (xem phụ lục 1)

e. Nội dung quan sát:

Nội dung quan sát được soạn thảo gồm 31 biểu hiện (chỉ số) thuộc 3 lĩnh vực tình cảm của trẻ MG 5 -6 tuổi, đó là tình cảm trí tuệ, tình cảm đạo đức và tình cảm thẩm mĩ được phân bố như sau:

−Từ chỉ số 1 đến chỉ số 5: những biểu hiện thuộc lĩnh vực TCTT của trẻ MG 5 – 6 tuổi.

−Từ chỉ số 6 đến chỉ số 21: những biểu hiện thuộc lĩnh vực TCĐĐ của trẻ MG 5 – 6 tuổi.

−Từ chỉ số 22 đến biểu hiện số 31: những biểu hiện thuộc lĩnh vực TCTM của trẻ MG 5 – 6 tuổi.

Mỗi chỉ số được đánh dấu theo 3 mức độ biểu hiện, cách cho điểm và quy đổi điểm trung bình (ĐTB) như sau:

Mức độ

biểu hiện Mô tả Điểm ĐTB

Chưa đạt: Trẻ không có biểu hiện gì về các chỉ số (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trong phiếu quan sát 1 Từ 1 đến 1,66

Đạt:

Trẻ có biểu hiện tình cảm qua nét mặt, cử chỉ, điệu bộ tương đối rõ ràng, dễ nhận biết. VD: cười, khóc thành tiếng

2 Từ 1,67 đến 2,33

Tốt:

Trẻ đã biết biểu hiện tình cảm qua nét mặt, cử chỉ, điệu bộ một cách sâu sắc, bền vững và nói thành lời xúc cảm, tình cảm của mình.

3 Từ 2,34 đến 3

2.1.3.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

a. Mục đích:

Thu thập dữ liệu định lượng bằng cách phát phiếu thăm dò ý kiến (xem phụ lục 2) cho giáo viên để có những thống kê mô tả về thực trạng biểu hiện tình cảm của trẻ MG 5 – 6 tuổi ở một số trường mầm non tại Tp HCM.

b. Khách thể :

Giáo viên mầm non đang phụ trách lớp lá thuộc một số trường mầm non trên địa bàn TP HCM: Trường mầm non Thực Hành (Q10), Trường mầm non Sài Gòn (Q10), Trường mầm non Bà Điểm (Hóc Môn), Trường mầm non Ánh Dương (Quận 3). Số phiếu phát ra là 30, số phiếu thu về và hợp lệ là 28.

c. Mô tả bảng hỏi:

Từ kết quả điều tra câu hỏi mở và nghiên cứu lí luận, người nghiên cứu xây dựng bảng hỏi chính thức gồm 16 câu hỏi với cấu trúc như sau:

Phần thông tin khách thể khảo sát

Phần này nhằm thu thập một số thông tin cá nhân của khách thể: Họ và tên giáo viên, trường/nơi làm việc.

Phần nội dung khảo sát

+Phần I: Từ câu 1 đến câu 2 nhằm tìm hiểu đánh giá chung giáo viên về khả năng biểu hiện tình cảm của trẻ MG 5 – 6 tuổi

Câu 1: Tìm hiểu khả năng biểu hiện tình cảm của trẻ MG 5 – 6 tuổi, gồm 4 đáp án, khách thể chỉ chọn 1 đáp án.

Câu 2: Tìm hiểu hình thức biểu hiện tình cảm của trẻ MG 5 – 6 tuổi, gồm 4 đáp án, khách thể chỉ chọn 1 đáp án.

+Phần 2: Từ câu 3 đến câu 7 nhằm tìm hiểu một số khía cạnh cơ bản liên qua đến việc biểu hiện tình cảm thông qua HĐVC của trẻ MG 5 – 6 tuổi.

Câu 3: Tìm hiểu 2 nội dung

Thứ nhất, tìm hiểu mức độ yêu thích của trẻ MG 5 – 6 tuổi đối với các trò chơi được cho sẵn, gồm 7 trò chơi, khách thể xếp hạng từ 1 đến 7 theo mức độ yêu thích giảm dần.

Thứ hai, tìm hiểu mức độ yêu thích của trẻ MG 5 – 6 tuổi đối với các chủ đề chơi được cho sẵn, gồm 10 chủ đề, khách thể xếp hạng từ 1 đến 10 theo mức độ yêu thích giảm dần.

Câu 4: Tìm hiểu tiêu chí chọn nội dung chơi của trẻ MG 5 – 6 tuổi, gồm 5 đáp án, khách thể chỉ chọn 1 đáp án.

Câu 5: Tìm hiểu xu hướng lựa chọn vai chơi của trẻ MG 5 – 6 tuổi, gồm 5 đáp án, khách thể chỉ chọn 1 đáp án.

Câu 6: Tìm hiểu biểu hiện tình cảm của trẻ MG 5 – 6 tuổi qua vai chơi, gồm 4 đáp án, khách thể chỉ chọn 1 đáp án.

Câu 7: Tìm hiểu lý do chọn bạn chơi của trẻ MG 5 – 6 tuổi, gồm 6 đáp án, khách thể chỉ chọn 1 đáp án.

+Phần 3: Từ câu 8 đến câu 12 nhằm tìm hiểu biểu hiện tình cảm của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong HĐVC.

Câu 8: Tìm hiểu biểu hiện tình cảm trí tuệ của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong HĐVC, gồm 5 ý hỏi, mỗi ý trả lời theo 5 mức độ: không bao giờ, hiếm khi, thỉnh thoảng, thường xuyên, rất thường xuyên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu 9: Tìm hiểu biểu hiện tình cảm đạo đức của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong HĐVC, gồm 8 ý hỏi, mỗi ý trả lời theo 2 thang mức độ:

Mức độ sâu sắc: Chưa sâu sắc, sâu sắc, rất sâu sắc.

Câu 10: Tìm hiểu biểu hiện xúc cảm bản thân của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong HĐVC, gồm 18 ý hỏi, mỗi ý trả lời theo 3 mức độ: Chưa phù hợp, phù hợp, rất phù hợp.

Câu 11: Tìm hiểu khả năng nhận biết xúc cảm của người khác của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong HĐVC, gồm 18 ý hỏi, mỗi ý trả lời theo 3 mức độ: Chưa phù hợp, phù hợp, rất phù hợp.

Câu 12: Tìm hiểu biểu hiện tình cảm thẩm mĩ của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong HĐVC, gồm 10 ý hỏi, mỗi ý trả lời theo 2 thang mức độ:

Mức độ sâu sắc: Chưa sâu sắc, sâu sắc, rất sâu sắc.

Mức độ bền vững: Chưa bền vững, bền vững, rất bền vững.

+Phần 4: Câu 13, tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến biểu hiện tình cảm của trẻ MG 5 – 6 tuổi, gồm 19 ý hỏi, mỗi ý trả lời theo 5 mức độ: hoàn toàn không ảnh hưởng, không ảnh hưởng, rất ít ảnh hưởng, ảnh hưởng, rất ảnh hưởng.

+Phần 5: Từ câu 14 đến câu 16, tìm hiểu biện pháp giáo dục tình cảm của trẻ MG 5 – 6 tuổi thông qua HĐVC. Mỗi câu hỏi được chọn nhiều đáp án.

Câu 14: Tìm hiểu các biện pháp giáo viên đã sử dụng để rèn luyện tình cảm trí tuệ cho trẻ MG 5 – 6 tuổi, gồm 10 đáp án.

Câu 15: Tìm hiểu các biện pháp giáo viên đã sử dụng để rèn luyện tình cảm đạo đức cho trẻ MG 5 – 6 tuổi, gồm 10 đáp án.

Câu 16: Tìm hiểu các biện pháp giáo viên đã sử dụng để rèn luyện tình cảm thẩm mĩ cho trẻ MG 5 – 6 tuổi, gồm 10 đáp án.

d. Cách tính điểm:

Câu 1,2,4,5,6,7 chấm điểm cho từng đáp án. Trong đó, câu 1, câu 2 và câu 6 lần lượt từ 1 đến 4 điểm. Câu 4 và câu 5 lần lượt từ 1 đến 5 điểm. Câu 7 từ 1 đến 6 điểm.

Câu 3 chấm điểm theo số thứ tự do khách thể điền vào, số thứ tự tương ứng với số điểm. Như vậy, cột “trò chơi” sẽ có điểm từ 1 đến 7, cột “chủ đề” sẽ có điểm từ 1 đến 10. Điểm trung bình càng thấp, mức độ yêu thích càng cao.

Câu 8:

Mức độ thường xuyên Điểm ĐTB

Không bao giờ 1 Từ 1 đến 1,8

Hiếm khi 2 Từ 1,81 đến 2,6 Thỉnh thoảng 3 Từ 2,61 đến 3,4 Thường xuyên 4 Từ 3,41 đến 4,2 Rất thường xuyên 5 Từ 4,2 đến 5 Câu 9 và Câu 12: Mức độ sâu sắc Điểm ĐTB Chưa sâu sắc 1 Từ 1 đến 1,66 Sâu sắc 2 Từ 1,66 đến 2,33 Rất sâu sắc 3 Từ 2,34 đến 3 Mức độ bền vững Điểm ĐTB Chưa bền vững 1 Từ 1 đến 1,66 Bền vững 2 Từ 1,66 đến 2,33 Rất bền vững 3 Từ 2,34 đến 3 Câu 10 và câu 11: Mức độ phù hợp Điểm ĐTB Chưa phù hợp 1 Từ 1 đến 1,66 Phù hợp 2 Từ 1,66 đến 2,33 Rất phù hợp 3 Từ 2,34 đến 3 Câu 13: Mức độ ảnh hưởng Điểm ĐTB

Hoàn toàn không ảnh hưởng 1 Từ 1 đến 1,8

Không ảnh hưởng 2 Từ 1,81 đến 2,6

Rất ít ảnh hưởng 3 Từ 2,61 đến 3,4

Ảnh hưởng 4 Từ 3,41 đến 4,2

Rất ảnh hưởng 5 Từ 4,2 đến 5

Câu 14, câu 15, câu 16: Mỗi chọn lựa được 1 điểm, biện pháp nào không được khách thể lựa chọn tính 0 điểm.

2.1.3.3. Phương pháp phỏng vấn

Phương pháp phỏng vấn nhằm thu thập dữ liệu định tính của 3 đối tượng: trẻ, giáo viên và phụ huynh.

Phương pháp phỏng vấn trẻ mẫu giáo được thực hiện đồng thời với phương pháp quan sát nhằm làm rõ tình huống quan sát, kích thích trẻ bộc lộ, Quá trình trò chuyện với trẻ diễn ra trong và sau khi trẻ chơi xong. Nội dung và hình thức phỏng vấn linh hoạt theo những gì quan sát được (xem phụ lục 3).

Thông qua trao đổi với giáo viên mầm non phụ trách lớp và phụ huynh, người nghiên cứu bổ sung cứ liệu về một số biểu hiện tình cảm nổi trội của trẻ mà giáo viên và phụ huynh quan sát được khi trẻ ở trường và ở nhà, thu thập thông tin cá nhân về trẻ và hoàn cảnh gia đình, đồng thời tìm hiểu được nhận thức của giáo viên và phụ huynh về đời sống tình cảm của trẻ. Thời gian và địa điểm phỏng vấn sắp xếp theo thời gian biểu của giáo viên và phụ huynh (xem phụ lục 4, phụ lục 5).

2.1.3.4. Phương pháp nghiên cứu trường hợp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Người nghiên cứu chọn 2 trường hợp trong mẫu nghiên cứu của đề tài để tiến hành nghiên cứu trường hợp. Thu thập thông tin toàn diện về trẻ bằng cách sử dụng test tranh vẽ người phối hợp nhiều phương pháp khác nhau như phương pháp quan sát, phương pháp phỏng vấn (xem phụ lục 6).

Cách thức tiến hành test tranh vẽ người

−Chuẩn bị: giấy A4, bút chì, gôm, phiếu ghi chép

−Tiến hành: yêu cầu trẻ vẽ vào giấy một con người toàn thân, quan sát biểu hiện của trẻ trong khi vẽ và ghi chú lại, phỏng vấn sau khi trẻ vẽ xong, phỏng vấn giáo viên phụ trách lớp và phụ huynh của trẻ để có thêm thông tin.

−Phân tích biểu hiện tình cảm của trẻ dựa trên kết quả thu được. Căn cứ vào tiêu chí đánh giá tranh vẽ của các tác giả Nguyễn Minh Anh, Trần Thị Minh Đức và Lê Khanh để phân tích [2], [16], [24].

2.1.3.5. Phương pháp thống kê toán học

a. Mục đích nghiên cứu

Xử lý tất cả các kết quả định lượng thu được từ cuộc khảo sát nhằm làm cơ sở để biện luận kết quả nghiên cứu.

b. Nội dung nghiên cứu

+ So sánh kết quả giữa các nhóm khách thể, các nhóm biểu hiện: kiểm nghiệm trung bình hai mẫu độc lập (Independent samples T – Test), tính hệ số tương quan Pearson.

c. Cách thức tiến hành

Sử dụng phần mềm thống kê toán học SPSS phiên bản 16.0 để xử lý các dữ kiện thu được phục vụ cho việc phân tích số liệu trong quá trình nghiên cứu.

2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng

2.2.1. Đánh giá chung về thực trạng biểu hiện tình cảm của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi

Để có cái nhìn tổng quát và toàn diện về sự biểu hiện tình cảm của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong HĐVC, chúng tôi đã tiến hành khảo sát trên 28 giáo viên mầm non đang trực tiếp chăm sóc – giáo dục trẻ. Kết quả điều tra cho thấy tất cả giáo viên đều cho rằng trẻ MG 5 – 6 tuổi đã có khả năng biểu hiện tình cảm trong HĐVC, tuy nhiên có 46,4% giáo viên cho rằng sự biểu hiện này ở trẻ là chưa sâu sắc, bền vững, còn lại đa số giáo viên (53,6%) đều nhận thấy trẻ đã biểu hiện tình cảm một cách phong phú, sâu sắc, bền vững.

Trẻ MG 5 – 6 tuổi thường biểu hiện tình cảm của mình công khai, thường xuyên với mọi người, mọi lúc, mọi nơi, tỷ lệ này chiếm 57,1% sự đánh giá của giáo viên và một bộ phận không nhỏ giáo viên lại nhận định trẻ tỏ ra rụt rè, kín đáo hơn trong cách thể hiện tình cảm của mình với người khác (35,7%) vì trẻ đã biết kiềm chế phần nào xúc cảm, tình cảm của mình và bắt đầu quan tâm nhiều hơn tới cảm nhận của người đối diện. Có 2% giáo viên cho ý kiến rằng ở lớp của họ trẻ vừa biểu hiện tình cảm một cách công khai, thường xuyên, vừa tỏ ra rụt rè, kín đáo và chỉ biểu lộ tình cảm với những người, sự vật quen thuộc.

Tình cảm của trẻ MG 5 – 6 tuổi biểu hiện rất rõ từ cách chọn nội dung chơi, chọn vai chơi, chọn bạn chơi. Đa số giáo viên đều nhận thấy trẻ thường chọn nội dung chơi theo trạng thái xúc cảm, tình cảm của mình (42,9%) hơn là theo sự phân công của giáo viên (32,1% giáo viên) với những chủ đề chơi được yêu thích nhất là gia đình, động vật, bản thân... Khi chơi đóng vai, ngoài những vai quen thuộc mà trẻ hay đóng thì trẻ có xu hướng chọn những vai tốt, lương thiện (42,9% giáo viên). Giáo viên dễ dàng bắt gặp những đứa trẻ nhập vai và biểu hiện tình cảm của mình qua vai chơi rất phù hợp,

nhưng trẻ còn làm được nhiều hơn là chỉ nhập vai thể hiện qua việc trẻ sáng tạo ra hành động chơi, tưởng tượng ra hoàn cành chơi và thêm tình tiết mới vào khiến cho trò chơi ở lứa tuổi MG lớn đạt đến độ hoàn thiện của nó, 71,4% giáo viên cùng nhận định như vậy. Và lý do chủ yếu khiến trẻ chọn bạn này hay bạn khác để chơi cùng là vì hay chơi chung, hợp sở thích (82,1% giáo viên). Chúng tôi nhận thấy không ít trẻ chơi cố định một góc hoặc 1 nhóm bạn nào đó, khi hỏi những trẻ này “vì sao con lại thích chơi với bạn này?” trẻ thường trả lời vì bạn tốt, vì bạn giỏi ở một điểm nào đó, như vậy lý do kết bạn của trẻ bắt đầu xuất phát từ vì những tình cảm đạo đức – thẩm mĩ tốt đẹp đang dần hình thành bên trong trẻ.

Có rất nhiều dấu hiệu biểu hiện về mặt tình cảm của trẻ MG 5 – 6 tuổi nhưng người nghiên cứu chỉ tập trung quan sát 31 biểu hiện cụ thể trong HĐVC của trẻ. Kết quả nghiên cứu thực trạng biểu hiện tình cảm của trẻ MG 5 – 6 tuổi được tổng hợp trong bảng sau:

Bảng 2.2. Mức độ biểu hiện tình cảm của trẻ MG 5 – 6 tuổi

Chưa đạt Đạt Tốt Tổng

Tần số 13 54 32 99

Tỉ lệ (%) 13,1 54,5 32,3 100

Trong 99 khách thể được nghiên cứu, phần lớn khách thể biểu hiện tình cảm ở mức “đạt” và “tốt” (86 trẻ), có rất ít khách thể rơi vào mức “chưa đạt” (13 trẻ). Mức độ biểu hiện tình cảm của trẻ MG 5 – 6 tuổi được thể hiện ở biểu đồ bên dưới:

Một phần của tài liệu biểu hiện tình cảm của trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi ở một số trường mầm non tại thành phố hồ chí minh (Trang 64)