Cơ sở đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu biểu hiện tình cảm của trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi ở một số trường mầm non tại thành phố hồ chí minh (Trang 111 - 113)

a. Cơ sở lý luận:

Từ những cơ sở lý luận về biểu hiện tình cảm của trẻ MG 5 – 6 tuổi đã trình bày ở chương I, chúng tôi nhận thấy đời sống tình cảm của trẻ vô cùng phong phú, đa dạng và đang trên đà hình thành và phát triển một số phẩm chất quan trọng, định hướng cho quá trình hình thành nhân cách của trẻ sau này. Những diễn biến tâm lý phức tạp bên

trong đứa trẻ nếu không được biểu hiện ra thì không chỉ có lĩnh vực tình cảm của trẻ không phát triển mà các lĩnh vực thể chất, nhận thức, ngôn ngữ cũng bị ảnh hưởng. Vì vậy chỉ khi trẻ biết cách biểu hiện tình cảm của mình một cách phù hợp thì trẻ mới phát triển lành mạnh.

A.S.Macarenco đã khuyên: Công việc giáo dục trước hết dựa trên kỹ năng biết chi phối tình cảm của mình và kỹ năng tùy theo hoàn cảnh mà biểu lộ tình cảm dưới hình thức phản ứng này hay phản ứng khác.

b. Cơ sở thực tiễn:

Từ kết quả nghiên cứu thực trạng ở chương 2, chúng tôi đặc biệt quan tâm những vấn đề sau:

−Trẻ MG 5 – 6 tuổi đã hình thành nhận thức, thái độ bên trong về các sự vật, hiện tượng xung quanh nhưng không phải trẻ nào cũng biết cách biểu hiện nó ra bên ngoài.

−Mức độ biểu hiện tình cảm của đa số trẻ chưa cao, một số biểu hiện còn nhiều trẻ chưa làm được. Đặc biệt khả năng diễn đạt xúc cảm, tình cảm bằng lời nói còn yếu.

−Trẻ ít quan tâm đến xúc cảm, tình cảm của các bạn trong lớp

Kết quả phỏng vấn giáo viên và phụ huynh cho thấy người lớn chưa quan tâm đúng mức đến những biểu hiện tình cảm của trẻ để hướng dẫn, uốn nắn kịp thời. Đặc biệt là giáo viên, không có đủ thời gian quan tâm sâu sát đến từng cháu.

Bên cạnh những biện pháp giáo viên đã và đang sử dụng để giáo dục tình cảm cho trẻ như cung cấp đồ dùng, đồ chơi phong phú, đa dạng;tổ chức chơi theo nhóm; tạo tình huống chơi cho trẻ trải nghiệm và bộc lộ; trò chuyện với trẻ; làm giàu vốn sống, vốn hiểu biết của trẻ về các xúc cảm, tình cảm, dạy trẻ gọi tên chúng; sử dụng hành vi mẫu mực của các nhân vật trong truyện kể, tác phẩm văn học, phim thiếu nhi; khuyến khích và động viên trẻ bộc lộ xúc cảm, tình cảm.... Có những biện pháp giáo viên đã thực hiện thành công nhưng có những biện pháp chưa được sử dụng hiệu quả.

c. Cơ sở pháp lý:

Căn cứ vào Chương trình giáo dục mầm non về:

Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một.

Nội dung giáo dục: giúp trẻ em biết kính trọng, yêu mến, lễ phép với ông bà, cha mẹ, thầy giáo, cô giáo; yêu quý anh, chị, em, bạn bè; thật thà, mạnh dạn, tự tin và hồn nhiên, yêu thích cái đẹp; ham hiểu biết, thích đi học.

Theo quy định về bộ Chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi:

Bộ CPTTENT là cơ sở để cụ thể hóa mục tiêu, nội dung chăm sóc, giáo dục, lựa chọn và điều chỉnh hoạt động chăm sóc, giáo dục cho phù hợp với trẻ mẫu giáo năm tuổi.

Bộ CPTTENT là cơ sở để xây dựng bộ công cụ theo dõi đánh giá sự phát triển của trẻ mẫu giáo năm tuổi.

Bộ CPTTENT là căn cứ để xây dựng chương trình, tài liệu tuyên truyền, hướng dẫn các bậc cha mẹ và cộng đồng trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ em năm tuổi nhằm nâng cao nhận thức về sự phát triển của trẻ em. Trên cơ sở đó, tạo sự thống nhất trong chăm sóc, giáo dục trẻ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.

Từ những cơ sở trên, người nghiên cứu đề xuất các nhóm biện pháp sau nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục tình cảm cho trẻ MG 5 – 6 tuổi, đồng thời giúp trẻ tăng khả năng biểu hiện tình cảm ở cả ba mặt trí tuệ, đạo đức và thẩm mĩ.

2.3.2. Các nhóm biện pháp nâng cao mức độ biểu hiện tình cảm cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi

Một phần của tài liệu biểu hiện tình cảm của trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi ở một số trường mầm non tại thành phố hồ chí minh (Trang 111 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)