Dạy thực hành về từ:

Một phần của tài liệu Từ tiếng việt và vấn đề dạy học từ ở tiểu học (Trang 56 - 63)

II- Nhìn lại việc dạy học từ ở Tiểu học:

b) Dạy thực hành về từ:

Trong sách giáo khoa Tiểu học ngoài những bài mang tính lý thuyết phần còn lại là những bài mang tính chất thực hành. Kiểu bài mang tính chất thực hành đợc thể hiện: Đa vào hệ thống các từ theo chủ đề bằng cách giải nghĩa từ trên cơ sở học sinh nắm vững những từ ngữ cơ bản biết vận dụng chúng để làm các bài tập có tính chất thực hành củng cố, và trên cơ sở học sinh nắm khái niệm, lý thuyết về từ các em có thể phân cắt đợc đơn vị từ, phân loại từ theo cấu tạo và nhận diện đợc từ loại.

Dạy bài thực hành từ ngữ - theo chủ đề đợc tiến hành tuần tự theo các b- ớc: Tập giải nghĩa từ, luyện từ. Bớc giải nghĩa từ tơng đơng với việc đa ra hệ thống các từ đợc lựa chọn xoay quanh chủ đề bài học. Bớc luyện từ tơng đơng với việc cho học sinh làm các bài tập nh dùng từ, đặt câu, điền từ vào chỗ trống.

Việc giải nghĩa từ là một biện pháp định rõ những đặc tính của từ. Trong khi giải nghĩa từ cần chú ý đến các dấu hiệu mà học sinh sẽ chú ý đến khi làm quen với từ. Có nhiều biên pháp giải nghĩa từ. Tuy nhiên, trong nhiều trờng hợp

phải kết hợp các biện pháp khác nhau nhằm nâng cao khả năng nhận biết nghĩa của từ cho học sinh.

Việc luyện từ có vai trò quan trọng, thực chất đó là việc vận dụng kiến thức đã đợc trang bị để làm các bài tập có tính chất củng cố, mở rộng tích cực hoá vốn từ. Việc làm nh vậy có tác dụng kích thích khả năng độc lập sáng tạo của học sinh ở mức độ cho phép vừa sức với lứa tuổi học sinh Tiểu học.

- Dạy mục "Từ ngữ cần ghi nhớ" (ở lớp 2, lớp 3) "từ ngữ" (lớp 4, lớp 5).

Từ ngữ là một hệ thống mở. Cho nên trong một chủ đề ngoài những từ ngữ đã đợc liệt kê trong bảng từ thì còn không ít các từ thuộc chủ đề ấy (các từ nằm trong hệ thống liên tởng cùng chủ để) cha đợc sách giáo khoa đa ra. Bảng từ chỉ là sự gợi ý cho nên giáo viên có thể hớng dẫn học sinh bổ sung thêm các từ ở ngoaì vào nhng không nhất thiết lúc nào cũng phải đa thêm từ và cũng không nhất thiết phải giải nghĩa tất cả các từ có trong bảng từ.

Hiện nay, trong thực tế ở Tiểu học giáo viên dạy thiếu thời gian vì giáo viên cho học sinh đọc từ và liệt kê từ, sau đó cho học sinh làm bài tập thực hành sử dụng từ. Cũng có một thái cực giáo viên giải nghĩa toàn bộ từ đến khi sang phần bài tập thì đã hết giờ.

Để dạy tốt mục từ ngữ mà vẫn đảm bảo đợc tiến trình lên lớp thì giáo viên cần chọn lọc một số từ ngữ để giải nghĩa còn các từ còn lại giáo viên xây dựng thành hệ thống bài tập hệ thống hoá vốn từ và tích cực hoá vốn từ. Nếu giáo viên làm đợc nh vậy thì sẽ hình thành đợc ở học sinh ý thức về tính hệ thống của từ ngữ hình thành thói quen t duy hệ thống cho học sinh.

Theo quy định ở lớp 2, lớp 3 giáo viên có thể chọn giải nghĩa từ 5 đến 7 từ. Khi chọn từ để giải nghĩa giáo viên phải tự trả lời câu hỏi: Từ đấy có phải là trung tâm của nhóm từ hay không: (từ trung tâm của từ nhóm từ tức là có tần số sử dụng cao và có khả năng liên tởng đến các từ khác cùng nhóm.

Ví dụ: Có các từ sau:

Thời tiết, khí hậu, ma gió, nắng, bão, chang chang.

Tóm lại, về thực chất việc tổ chức dạy mục từ ngữ cũng theo hớng thực hành tức là chuyển thành hệ thống bài tập. Nhng hệ thống bài tập này không phải có sẳn trong sách giáo khoa mà giáo viên phải soạn thảo lấy.

- Dạy mục "Bài tập" (ở lớp 2, lớp3) và "luyện tập" (ở lớp 4, lớp 5).

Phần "Bài tập", "luyện tập" nói chung là phần luyện từ bao gồm hệ thống bài tập thuộc nhiều kiểu loại khác nhau, nhng dựa vào mục đích, ý nghĩa, tác dụng của các bài tập, có thể quy chúng thành ba loại lớn tơng ứng với ba nhiệm vụ cơ bản của phân môn từ ngữ ở Tiểu học, đó là phong phú hoá vốn từ, chính xác hoá vốn từ, tích cực hoá vốn từ.

Mỗi bài tập cụ thể đều thuộc về một loại lớn và mang đầy đủ đặc trng, tính chất của loại lớn ấy. Khi giáo viên hớng dẫn học sinh làm bài tập có các bớc sau:

Bớc 1: Hớng dẫn học sinh xác định yêu cầu của bài tập.

Giáo viên hớng dẫn học sinh đọc kỹ bài tập, nếu cần thiết có thể gạch dới các từ ngữ quan trọng trong bài tập.

Với mỗi loại bài tập thì ta có cách xác định yêu cầu của bài tập. Nên ở b- ớc này giáo viên không thể không hớng dẫn, gợi ý cho học sinh xác định yêu cầu của bài tập.

Bớc 2: Hớng dẫn học sinh cách làm bài tập.

Đối với khâu này ở từng bài tập cụ thể, giáo viên có cách hớng dẫn khác nhau và cách hớng dẫn của giáo viên cho học sinh ở từng lớp cũng khác nhau. ở

một chừng mực hợp lý, giáo viên gợi ý không đợc chung chung, cũng không đ- ợc quá chi tiết nhằm giúp học sinh định hớng gợi mở cho học sinh trong giải bài tập.

Đối với lớp 2, lớp 3 giáo viên có thể gợi ý chi tiết hơn so với lớp 4, lớp 5 vì ở lớp 4, lớp 5 t duy của các em đã phát triển hơn nên phải gợi ý làm sao để phù hợp với học sinh ở lứa tuổi này.

ở bớc này đòi hỏi ngời giáo viên phải nắm đợc mục đích, yêu cầu của bài tập và thực hiện theo phơng châm không "làm thay" nhng cũng không "khoán trắng" cho học sinh.

Giáo viên hớng dẫn học sinh đối chiếu bài tập đã làm với các yêu cầu đợc đặt ra ở từng bài tập, hoặc đối chiếu bài tập đã làm với đáp án của giáo viên đa ra. Với những bài làm sai giáo viên nói rõ nguyên nhân sai và cách sửa chữa, h- ớng dẫn học sinh làm lại bài, để khi các em gặp lại kiểu bài này thì các em sẽ không làm sai nữa.

Trên đây là các bớc trong việc dạy mục bài tập và luyện tập giúp học sinh thực hành sử dụng từ.

- Dạy thực hành phân cắt đơn vị từ

Dạy thực hành phân cắt đơn vị từ đợc dạy trong phân môn ngữ pháp. Dạy thực hành phân cắt đơn vị từ cũng chính là tổ chức thực hiện các bài tập phân cắt đơn vị từ phải tuân thủ những yêu cầu nh việc thực hiện phân cắt đơn vị từ trong những bài tập Tiếng Việt nói chung. Giáo viên phải nắm đợc mục đích bài tập, t- ơng ứng với vấn đề đang nghiên cứu cũng nh ý nghĩa của nó trong hoạt động giao tiếp của học sinh nói chung, nắm đợc cơ sở xây dựng bài tập, tuần tự thực hiện và có mẫu lời giải đúng. Nếu nh ở phân môn từ ngữ dạy luyện từ thì ở phân môn ngữ pháp là dạy học sinh sử dụng từ bằng cách cho học sinh chỉ ra các từ dựa trên hai dạng bài tập.

Dạng thứ nhất của bài tập nhận diện từ, phân cắt đơn vị từ yêu cầu học sinh chỉ ra từ trong câu hoặc đoạn. Dạng thứ hai không trực tiếp yêu cầu phân loại từ vạch ranh giới từ theo cấu tạo hoặc xác định từ loại của từ.

Để chọn ngữ liệu cho các tập này, cần xét kỹ đoạn văn. Khi giải bài tập giáo viên cần tránh thái độ tuyệt đối hoá, phiến diện, cứng nhắc. Khái niệm từ vốn thiếu hiển minh nên đứng trớc một tổ hợp nhất định, không phải lúc nào cũng có khẳng định rạch ròi dứt khoát, hoặc là từ hoặc không là từ. Để giải các bài tập phân định ranh giới từ, chúng ta phải hớng dẫn học sinh vận dụng các thao tác kiểm nghiệm nhận diện.

Với học sinh Tiểu học loại suy cũng là một thủ thuật có hiệu quả để xác định cơng vị từ. Vì vậy, nhiều trờng hợp chúng ta có thể cung cấp mẫu để loại suy.

Trên đây là một số biện pháp cần sử dụng khi xác định từ, cách từ cho một tổ hợp. Chúng có hiệu quả trong rất nhiều trờng hợp. Tuy vậy cũng không

phải là thủ pháp vạn năng để có thể xác định đợc một cách rạch ròi tổ hợp bất kỳ là một từ hay hai từ.

Từ những điều đã nói ở trên, chúng ta đi vào xem xét các bài tập xác định ranh giới từ trong sách giáo khoa theo tinh thần:

+ Rà soát lại ngữ liệu để xác định những trờng hợp nào rõ ràng là từ học sinh dễ nhận diện và những trờng hợp nào có vấn đề dễ gây khó khăn học sinh khi vạch ranh giới từ.

+ Điều chỉnh, loại bỏ hoặc giảm bớt các tổ hợp mang tính trung gian bằng cách, hoặc là giữ nguyên lệnh của bài tập mà thay thế ngữ liệu, hoặc để nguyên ngữ liệu và sửa đổi lệnh của bài tập, chẳng hạn thay yêu cầu tìm các từ đơn và từ ghép trong đoạn, bằng yêu cầu tìm 1 từ đơn 4 từ ghép trong đoạn.

+ Trong trờng hợp bài tập vẫn giữ nguyên nh sách giáo khoa thì chúng ta phải xác định đợc những tổ hợp mang tính chất trung gian để biện luận chứ không thể cực đoạn đẩy những tổ hợp này về một phía, là một từ hoặc là nhiều từ nh đáp án sách giáo khoa.

+ Vận dụng các thao tác đã nêu ở trên để xác định đúng ranh giới từ trong các bài tập.

- Dạy thực hành về cấu tạo từ:

Các dạng bài tập thử thách khả năng nhận diện, phân loại từ theo cấu tạo có trong sách giáo khoa thờng có là:

Dạng 1: Cho sẳn các từ rời, yêu cầu phân loại theo cấu tạo (chơng trình ngữ pháp chỉ phân chia ra thành từ đơn, từ ghép, từ láy không phân nhỏ ra các kiểu láy).

Dạng 2: Cho sẳn một đoạn, một câu, yêu cầu học sinh tìm một số kiểu từ theo cấu tạo có trong đoạn, trong câu đó.

Dạng 3: Bài tập yêu cầu học sinh tìm từ theo kiểu cấu tạo nào trong vốn từ ngữ của mình.

Ví dụ: Tìm 3 từ đơn và 3 từ ghép 2 tiếng.

Dạng 4 : Cho sẳn các yếu tố cấu tạo từ, yêu cầu học sinh kết hợp chúng theo từng cặp để tạo thành một kiểu từ theo cấu tạo nào đó.

Bài tập cũng có thể cho sẳn một yếu tố cấu tạo từ (1 tiếng), yêu cầu học sinh tìm từ có tiếng gốc đó theo những kiểu cấu tạo khác nhau.

Ngoài ra cũng có thể kể đến dạng bài tập yêu cầu học sinh đặt câu, viết đoạn với những từ đơn từ ghép, từ láy nào đó.

ở dạng 1 bài tập thờng dễ vì ở đây đơn vị từ đã cho sẳn học sinh chỉ cần dựa vào số lợng tiếng có trong từ để chỉ ra đâu là từ đơn, đâu là từ ghép. Nhng cũng có loại bài tập đơn vị từ cho sẳn trong đó có những từ ghép có hình thức ngữ âm giống từ láy và yêu cầu học sinh hãy xếp các từ ấy vào từ ghép hoặc từ láy.

Khi giải các bài tập dạng hai, trớc khi đi vào phân loại từ theo cấu tạo, học sinh phải vạch đợc đúng ranh giới từ. Nếu xác định từ sai thì sẽ phân loại nhầm một từ ghép thành hai từ đơn và ngợc lại, hai từ đơn thành một từ ghép.

- Dạy thực hành về từ loại.

Thực hành ngữ pháp nhất thiết phải đợc dạy một cách có định hớng, có kế hoạch thông qua việc tổ chức các bài tập ngữ pháp. Dạy từ loại thông qua việc tổ chức các bài tập nhận diện và phân tích và bài tập xây dựng tổng hợp.

+ Bài tập nhận diện phân tích có kiểu bài yêu cầu tìm ra các danh từ hoặc yêu cầu tìm tiểu loại danh từ: chỉ ngời, chỉ loài vật, chỉ đồ, các động từ, tính từ trong đoạn, bài (thờng là bài tập đọc ) cho trớc. Hớng dẫn học sinh làm kiểu bài tập này, giáo viên yêu cầu các em đọc lại đoạn, bài đã cho xem có từ nào chỉ ng- ời, chỉ vật, chỉ đồ vật, cây cối… thì đó là danh từ. Những trờng hợp học sinh không phân cắt đợc đơn vị từ, không xác định đợc một tổ hợp nào đó là một từ hay hai từ thì giáo viên cần dự tính trớc và cho sẳn ranh giới từ. Để nhận ra các danh từ học sinh đặt câu hỏi “ai, con gì, cái gì, cây gì?”. Những từ nào trong đoạn, bài trả lời đợc cho những câu hỏi này thì chúng đều là danh từ. Nếu bài tập chỉ yêu cầu tìm danh từ chỉ đồ vật thì các em đặt câu hỏi “cái gì”. Từ nào trong đoạn, bài trả lời cho câu hỏi “cái gì” là danh từ chỉ đồ vật. Nhng từ chỉ hoạt động của ngời, vật, sự vật, chỉ cảm xúc là động từ. Những từ này trả lời đợc cho câu hỏi “làm gì”. Từ nào chỉ màu sắc, hình dạng, kích thớc tính chất của sự vật trả lời đợc cho câu hỏi “nh thế nào” là tính từ.

+ Bài tập xây dựng, tổng hợp (còn gọi là bài tập lời nói) chủ yếu nằm ở cấp độ câu. ở cấp độ từ chỉ có dạng bài tập tạo ra từ mới kèm theo sự chuyển loại, ví dụ “ghép sự, cuộc, nỗi… với các từ có sẳn sau để tạo thành một danh từ trừu tợng.

Bài tập xây dựng, tổng hợp có kiểu bài tập cho sẳn các danh từ riêng không viết hoa, yêu cầu học sinh viết hoa cho đúng. Hớng dẫn học sinh làm kiểu bài tập này, giáo viên yêu cầu các em ghi nhớ quy tắc. Tên ngời Việt Nam gồm 2 tiếng, 3 tiếng, 4 tiếng…đều phải viết hoa chữ cái đầu mỗi tiếng; các tên địa lý cũng phải viết hoa chữ cái đầu mỗi tiếng.

Đề ôn luyện, kiểm tra, thử thách kiến thức về từ loại, kỹ năng xác định và sử dụng đúng từ loại, tiểu loại của từ, thờng có các dạng bài tập sau:

Dạng bài tập thứ nhất: Xác định từ loại cho từ.

Kiểu 1: Cho sẳn các từ, yêu cầu học sinh xác định từ loại của những từ đó.

Kiểu 2: Yêu cầu học sinh tìm từ loại, tiểu loại nào đó trong đoạn thơ văn cho sẳn.

Trong trờng hợp này học sinh phải phân cắt đúng đờng ranh giới từ trong câu, đoạn (đã nói ở phần thực hành phân cắt đơn vị từ). Nhiều khi do không phân định đúng đờng ranh giới từ nên học sinh đã xác định sai từ loại, tiểu loại.

Khi xác định từ loại, học sinh thờng gặp khó khăn trong những trờng hợp mà nghĩa và dấu hiệu hình thức của từ theo đặc trng từ loại không rõ. Ví dụ, các em rất khó xác định từ loại của mòn, riêng, đầy trong các câu Nớc chảy đá mòn; Bốn mùa một sắc trời riêng đất này; Non cao gió dựng, sông đầy nắng chang. ( Đề thi học sinh giỏi quốc gia năm học 1995 – 1996) nên đã nhầm động từ

mòn là tính từ, không nhận ra riêng, đầy là tính từ.

Những từ có cùng yếu tố cấu tạo cũng hay bị học sinh xác định sai từ loại cho cùng một từ loại.

Dạng bài tập thứ hai yêu cầu học sinh chuyển từ loại theo một kiểu cấu tạo nào đó.

Dạng bài tập thứ ba với đại từ chỉ ngôi, còn có bài tập thay thế danh từ bằng đại từ chỉ ngôi.

Dạng bài tập thứ t yêu cầu học sinh đặt câu có sử dụng những từ đúng có từ loại hay tiểu loại naò đó. Bài tập này có nhiều đáp án khác nhau.

Dạng bài tập thứ năm là những bài tập xác định cách sử dụng từ đúng với từ loại, tiểu loại của chúng. Ngữ liệu để xây dựng bài tập là các lỗi dùng từ sai từ loại của học sinh.

Các bài tập trên cũng dùng để dạy nghĩa của từ, cách sử dụng từ theo đúng ý nghĩa của nó nên chúng là, những bài tập từ vựng – ngữ pháp.

Một phần của tài liệu Từ tiếng việt và vấn đề dạy học từ ở tiểu học (Trang 56 - 63)

w