Ánh sáng cho phòng học

Một phần của tài liệu Một số yếu tố ảnh hưởng đến mắt trong quá trình sử dụng phương tiện dạy học (Trang 52 - 53)

2. Một số yếu tố ảnh hưởng[1]

2.2. Ánh sáng cho phòng học

- Ảnh hưởng:

Để đạt được hiệu quả cao của quá trình dạy học, mỗi phòng học cần phải được đáp ứng đầy đủ yêu cầu về chiếu sáng tùy theo đặc điểm của từng môn học. Hệ thống chiếu sáng phải thuận tiện khi sử dụng, dễ dàng điều khiển mức độ chiếu sáng và khu vực chiếu sáng tại bàn giáo viên, dễ dàng thay thế hay sửa chữa khi có hư hỏng. Có thể gây chói mắt, làm nóng lớp học, nếu phân bố ánh sáng chưa hợp lí có thể làm lóa bảng viết. Như vậy nếu không có cách phân bố ánh sáng hợp lý trong phòng học sẽ làm ảnh hưởng xấu đến mắt người học, từ đó làm giảm chất lượng học tập của người học .

Ngoài ánh sáng nền của phòng học nói trên thì mắt người học còn bị ảnh hưởng bởi ánh sáng nguồn, đó chính là ánh sáng của các slide khi trình chiếu. Vì vậy, trong quá trình dạy và học cần chú ý khi sử dụng các loại màu trên các slide, sử dụng màu trên các slide phù hợp là rất quan trọng vì nó tác động trực tiếp lên mắt người học. Sử dụng màu không hợp lý trên các slide sẽ làm cho người học liên tục phải điều tiết mắt, như vậy sẽ gây ảnh hưởng xấu đến mắt của người học.

Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2 K33D-Sư phạm kỹ thuật

Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Hoài Phương 53

- Giải pháp:

Ánh sáng của phòng học phải được giải quyết theo cả hai dạng

Chiếu sáng tự nhiên: Lớp học phải có đủ hệ thống cửa sổ, lỗ gạch thông gió sao cho ánh sáng mặt trời có thể cung cấp đầy đủ cho phòng học. Các cửa sổ phải chiếm 15% đến 20% diện tích tường bao quanh lớp học và được bố trí hai bên lớp học, không được bố trí phía bảng viết của giáo viên. Trong trường hợp có nắng chiếu trực tiếp vào lớp học thì phải có hệ thống màn cửa để chắn bớt ánh sáng vào phòng (hệ thống màn này cũng cần thiết khi cần có phòng tối để dùng các phương tiện nghe nhìn). Hướng để lấy ánh sáng tự nhiên thường là hướng nam.

Chiếu sáng nhân tạo: Trong lớp học được bố trí một hệ thống đèn thích hợp để cung cấp đủ và đều ánh sáng cho người học làm việc. Vị trí phân bố đèn phải hợp lý, ở một số nước tiên tiến, hệ thống đèn có thể được điều khiển trực tiếp từ bàn giáo viên để giáo viên có thể điều chỉnh độ sáng tối và cả sự phân bố ánh sáng (chỗ sáng nhiều, chỗ sáng ít) tùy theo yêu cầu cụ thể trong giờ giảng. Khi thiếu ánh sáng tự nhiên, phòng học cần lắp thêm hệ thống đèn chiếu sáng gồm: 4 bóng đèn sợi đốt có công suất từ 150w đến 200w/bóng và treo đều ở 4 góc hoặc từ 6 đến 8 bóng neon dài 1,2m và treo ở độ cao cách mặt bàn học 2,8m. Trần của phòng học quét màu trắng, tường quét màu vàng nhạt.

Ngoài ra, cần phải điều khiển sao cho độ chênh lệch giữa ánh sáng nền của phòng học và ánh sáng nguồn của các slide là không đáng kể. Nếu độ chênh lệch nhỏ thì mắt người học sẽ không phải điều tiết nhiều, không ảnh hưởng xấu đến mắt trong quá trình dạy và học của giáo viên và người học.

Một phần của tài liệu Một số yếu tố ảnh hưởng đến mắt trong quá trình sử dụng phương tiện dạy học (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)