Để đánh giá chất lượng của các loại phương tiện dạy học, ta thường dựa vào các chỉ tiêu chính: Tính khoa học sư phạm, tính nhân trắc học, tính thẩm mỹ, tính khoa học kỹ thuật và tính kinh tế.
Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2 K33D-Sư phạm kỹ thuật
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Hoài Phương 36
3.1. Tính khoa học sư phạm
Tính khoa học sư phạm là một chỉ tiêu chính về chất lượng phương tiện dạy học. Chỉ tiêu này đặc trưng cho sự liên hệ giữa mục tiêu đào tạo và giáo dục, nội dung phương pháp dạy học với cấu tạo và nội dung của phương tiện.
Tính khoa học sư phạm thể hiện ở chỗ:
- Phương tiện dạy học phải bảo đảm cho người học tiếp thu được kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp tương ứng với yêu cầu của chương trình học giúp cho giáo viên truyền đạt một cách thuận lợi các kiến thức phức tạp, kỹ xảo tay nghề làm cho họ phát triển khả năng nhận thức và tư duy logic.
- Nội dung và cấu tạo của phương tiện dạy học phải đảm bảo các đặc trưng của việc dạy lý thuyết và thực hành cũng như các nguyên lý sư phạm cơ bản.
- Phương tiện dạy học phải phù hợp với nhiệm vụ sư phạm và phương pháp giảng dạy, thúc đẩy khả năng tiếp thu năng động của người học.
- Các phương tiện dạy học hợp thành một bộ phải có mối liên hệ chặt chẽ về nội dung, bố cục và hình thức trong đó mỗi cái phải có vai trò và chỗ đứng riêng.
Phương tiện dạy học phải thúc đẩy việc sử dụng các phương pháp dạy học hiện đại và các hình thái tổ chức dạy học tiên tiến.
3.2. Tính nhân trắc học
Thể hiện ở sự phù hợp của các phương tiện dạy học với tiêu chuẩn tâm sinh lý của giáo viên và người học, gây được sự hứng thú cho người học và thích ứng với công việc sư phạm của thầy và trò. Cụ thể là:
- Phương tiện dạy học dùng để biểu diễn trước người học phải được nhìn rõ ở khoảng cách 8m. Các phương tiện dạy học dùng cho cá nhân người học không được chiếm nhiều chỗ trên bàn học.
- Phương tiện dạy học phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của người học.
Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2 K33D-Sư phạm kỹ thuật
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Hoài Phương 37
- Màu sắc phải sáng sủa, hài hòa và giống với màu sắc của vật thật. - Bảo đảm các yêu cầu về độ an toàn và không gây độc hại cho thầy và trò.
3.3. Tính thẩm mỹ
Các phương tiện dạy học phải phù hợp với các tiêu chuẩn về tổ chức môi trường sư phạm:
- Phương tiện dạy học phải bảo đảm tỉ lệ cân xứng, hài hòa về đường nét và hình khối giống như các công trình nghệ thuật.
- Phương tiện dạy học phải làm cho thầy trò thích thú khi sử dụng, kích thích tình yêu nghề, làm cho người học nâng cao cảm thụ chân, thiện, mỹ.
3.4. Tính khoa học kỹ thuật
Các phương tiện dạy học phải có cấu tạo đơn giản, dễ điều khiển, chắc chắn, có khối lượng và kích thước phù hợp, công nghệ chế tạo hợp lý và phải áp dụng những thành tựu của khoa học kỹ thuật mới.
- Phương tiện dạy học phải được bảo đảm về tuổi thọ và độ vững chắc. - Phương tiện dạy học phải được áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới nhất nếu có thể.
- Phương tiện dạy học phải có kết cấu thuận lợi cho việc chuyên chở và bảo quản.
3.5. Tính kinh tế
Tính kinh tế là một chỉ tiêu quan trong khi lập luận chứng chế tạo mới hay đưa vào sử dụng các thiết bị dạy học mẫu.
- Nội dung và đặc tính kết cấu của phương tiện dạy học phải được tính toán để với một số lượng ít, chi phí nhỏ vẫn bảo đảm hiệu quả cao nhất.
- Phương tiện dạy học phải có tuổi thọ cao và chi phí bảo quản thấp.