Một vài sai sót điển hình khi sử dụng phương tiện dạy học[5]

Một phần của tài liệu Một số yếu tố ảnh hưởng đến mắt trong quá trình sử dụng phương tiện dạy học (Trang 41 - 44)

4. Sử dụng phương tiện dạy học[2]

4.3. Một vài sai sót điển hình khi sử dụng phương tiện dạy học[5]

Qua thực tế sử dụng các phương tiện dạy học tại các trường, có thể rút ra các sai sót điển hình của các giáo viên như sau:

- Một trong những sai sót chủ yếu là sự đánh giá chưa đúng hoặc đánh giá quá cao vai trò của phương tiện dạy học. Do việc đánh giá chưa đúng dẫn đến chỗ nhiều giáo viên chỉ thấy tính chất minh họa của phương tiện dạy học mà quên rằng mỗi phương tiện có thể mang một lượng thông tin lớn. Vì thế thường có những trường hợp khi xem phim có tiếng hay các buổi truyền hình dạy học, thầy giáo thường đưa ra những câu hỏi, lời bình luận về nội dung của hình ảnh này hay hình ảnh kia và ghi lên bảng những thuật ngữ riêng,... theo chủ quan. Tất cả những việc làm đó của giáo viên với ý định tốt là lột tả sâu sắc hơn thực chất của quá trình nghiên cứu đề tài mà phim đã nêu. Thực ra việc làm đó đã làm phân tán sự chú ý của người học dẫn đến họ không biết nghe ai.

- Một số giáo viên chưa đánh giá đúng những khả năng truyền cảm xúc của các phương tiện dạy học và đôi khi quá tích cực trong lúc chiếu phim có tiếng.

Vì thế khi băng hay phim hình có tác dụng xúc cảm lớn đến người học, giáo viên cần loại bỏ những vấn đề và nhận xét thừa, giúp cho người học tự

Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2 K33D-Sư phạm kỹ thuật

Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Hoài Phương 42

mình hiểu cặn kẽ thực chất của vấn đề đang diễn ra, qua đó họ có thể có những quan niệm riêng dẫn đến những hoạt động tích cực trong quá trình thực hiện những kiến thức đã tiếp thụ.

- Có tình trạng được coi là sai lầm khi giáo viên giải thích lại tỉ mỉ các tài liệu, đưa ra những ví dụ minh họa lại những vấn đề phim đã trình bày với ý định làm cho người học hiểu rõ vấn đề hơn. Đúng ra giáo viên nên sử dụng những vấn đề mà phim đã nêu để lột tả những khái niệm mới của bài giảng. Sai lầm này chứng tỏ giáo viên chưa hoàn toàn tin tưởng vào khả năng truyền tin của phương tiện nghe nhìn.

Chưa đánh giá đúng ý nghĩa của các phương tiện, một số giáo viên đã xem thường việc sử dụng các loại phương tiện dạy học.

Việc đánh giá quá cao vai trò của các phương tiện dạy học dẫn đến tình trạng giáo viên luôn bị động, không phát huy được tính năng động của bản thân và của người học. Điều đó dẫn đến sự quá tải của thị giác, làm cho người học không thể hiểu thấu vấn đề. Giáo viên lúc đó đóng vai trò người quan sát bên cạnh để giới thiệu các phương tiện dạy học.

Việc kiểm tra kiến thức bằng phương pháp trắc nghiệm có tác dụng tùy theo nội dung của từng vấn đề cụ thể cho nên không thể sử dụng tràn lan.

Trong tất cả mọi tình huống sư phạm, việc đánh giá quá cao khả năng của phương tiện dạy học chỉ mang lại hiệu quả có tính chất hình thức bên ngoài hơn là các hiệu quả sư phạm.

- Kiến thức về phương pháp của giáo viên trong lĩnh vực sử dụng phương tiện dạy học yếu kém là nguyên nhân làm giảm hiệu quả việc áp dụng các phương tiện dạy học.

Chúng ta tiếp tục xét đến những sai sót điển hình khác của giáo viên trong việc sử dụng phương tiện dạy học.

Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2 K33D-Sư phạm kỹ thuật

Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Hoài Phương 43

- Thường giáo viên treo các loại tranh ảnh dạy học của các môn học trên tường lớp liên tục. Điều đó làm cho người học mất đi cảm giác mới mẻ hàng ngày khi vào lớp. Khi giáo viên giảng bài trên bảng hay các tranh ảnh khác, người học sẽ bị phân tán tư tưởng.

- Đôi khi trong buổi lên lớp, giáo viên đặt tất cả các phương tiện dạy học trên bàn làm việc của mình. Điều đó làm kích thích tính tò mò của người học quan sát các đồ vật mới mà không chú ý đến đối tượng giáo viên đang trình bày.

- Phạm phải những sai sót trên là do giáo viên không tính đến những khía cạnh cảm xúc của các phương tiện dạy học mà chỉ chú ý đến các hiệu quả bên ngoài.

Nếu chỉ chú ý đến hiệu quả bên ngoài thì giáo viên thường trang bị cho phòng học của mình những phương tiện dạy học không căn cứ vào khả năng đặc thù của chúng và từng hoàn cảnh cụ thể.

- Sai sót điển hình trong việc sử dụng phương tiện nghe nhìn là sử dụng quá hạn chế. Người ta thường áp dụng chúng với ý đồ minh họa mà quên rằng phim và băng hình hay các buổi truyền hình có thể thành nguồn tin cơ bản ở trên lớp. Ngoài ra, nhờ các phương tiện nghe nhìn giáo viên có thể tổ chức các bài tập về nhận thức và xây dựng các tình huống nêu vấn đề.

- Có một số giáo viên chiếu phim học tập mà không cần căn cứ nội dung của nó, ngay cả khi nó không giải quyết nhiệm vụ học tập. Ví dụ như phim dùng cho dạy sản xuất được sử dụng để dạy lý thuyết. Các quy trình lao động, các kiến thức công nghệ trong giờ dạy lý thuyết cần được nghiên cứu sâu sắc và tỉ mỉ hơn trong dạy sản xuất.

- Nhiều giáo viên thường gặp phải những sai sót tương tự khi phim dùng cho ôn tập lại đem dùng cho giảng dạy và ngược lại. Phim cho ôn tập trình diễn với nhịp độ nhanh và phim giảng dạy kiến thức mới diễn giảng tỉ mỉ đôi khi còn lặp lại một vài chi tiết quan trọng.

Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2 K33D-Sư phạm kỹ thuật

Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Hoài Phương 44

- Một số giáo viên mắc phải sai sót là giới thiệu cho người học ghi chép trong khi chiếu phim làm cho người học không tập trung theo dõi những gì diễn biến trên phim. Kết quả kiến thức họ thu nhận được rất ít.

Không nên sử dụng các loại máy luyện tập như là phương tiện để biểu diễn những sai sót mà người học có thể mắc phải khi thực hiên các thao tác làm việc hoặc để minh họa các lý thuyết riêng. Máy luyện tập được dùng như một phương tiện rèn luyện cho người học kĩ năng kĩ xảo ban đầu.

Từ những điều đã trình bày ở trên có thể rút ra kết luận là: Việc áp dụng phương tiện dạy học đòi hỏi phải chuẩn bị kĩ càng và phải làm quen trước với nội dung và công dụng của chúng. Kiến thức về phương pháp của giáo viên trong lĩnh vực sử dụng phương tiện dạy học cũng là một yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả của việc áp dụng phương tiện dạy học.

Một phần của tài liệu Một số yếu tố ảnh hưởng đến mắt trong quá trình sử dụng phương tiện dạy học (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)