Cùng có sự giống nhau là mang lốt vật, song hiện thân thật sự của nhân vật lại khác nhau. Đó là giới tính của người mang lốt.. Nếu như trong người mang lốt chim, giới tính của nhân vật mang lốt đều là nữ thì ở nhân vật mang lốt rắn có gì khác biệt. Ta sẽ cùng xem xét qua bảng thống kê sau:
STT Tên truyện Dân tộc Giới tính của
người mang lốt
1 Chàng rắn Gia Rai Nam
2 Trầu cau Cà Tu Nam
3 Chuyện chàng Đu-
Lơ Cà Tu Nam
4 Chàng rắn Mông Nam
5 Hoàng tử rắn Việt Nam
6 Thàng Cao Chúa Nùng
Nữ
7 Nàng Pia Rơ Chôm Tà Ôi Nam
8 Vợ chàng rắn Tày Nam
9 Chàng rắn H- mông Nam
10 Sự tích Nong Kheo Thái Nam
11 Chàng rắn Thái Nam
12 Chàng rắn Chăm Nam
13 Noóng Bua Thái Nam
14 Anh lác làm vua Chăm Nữ
30
16 Bà Chóa Việt Nam
17 Chiếc quạt thần Gia Rai Nữ
18 Hoàng tử rắn Cao Lan Nam
19 Chàng Tơ Rá
Trang Lan Xrê Nam
20 Sự tích cầu vồng Hà Nhì Nam
21 Người lấy rắn Gia Rai Nam
22 Người con gái thần
rắn Việt Nam
23 Lấy vợ tiên Cơ Tu Nữ
24 Lấy chồng rắn Ra Glai Nam
25 Chàng Tang mồ côi Mơ Nông Nữ
26 Bơ Bô - Đu Lơ Tà Ôi Nam
27 Chàng rắn Cao Lan Nam
Trong kiểu nhân vật người mang lốt rắn thì nhân vật chủ yếu là nam 22/27, số nhân vật là nữ chiếm tỷ lệ nhỏ, 5/27 nhân vật. Nguyên nhân giới tính nam chiếm số lượng đông đảo là do rắn đại diện cho phương diện sức mạnh, phù hợp với quy luật để chọn nhân vật là nam… Các nhân vật rắn là nam khi hết phép hoặc trút lốt sẽ là các chàng trai tốt, thành viên tài giỏi của cả cộng đồng. Nhân vật là nam thường là người có tài năng, là hoàng tử con vua Thủy tề hay là các vị thần. Nhân vật rắn là nữ thường là những con người hiền lành, nết na, hiện ra để giúp đỡ các nhân vật và người khác liên quan trong truyện.
Từ việc khảo sát và thống kê như trên, có thể nhận thấy kiểu nhân vật
người mang lốt chim và rắn trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam là phong
phú, sinh động. Thông qua các hình tượng nhân vật khá đặc biệt, độc đáo này, người nghệ sỹ xưa đã thể hiện quan điểm thẩm mỹ, tinh thần nhân đạo hướng tới mục đích ca ngợi lao động, con người lao động. Đồng thời, qua những câu
31
chuyện diễn biến về cuộc đời, số phận của các nhân vật trong truyện, tác giả dân gian muốn khẳng định một thông điệp về cuộc sống, thể hiện một niềm tin nơi tâm linh: Những lực lượng thần linh, lực lượng siêu nhiên sẽ là những đấng quyền năng luôn bảo vệ cho người lao động - những người được coi là xấu xí, tầm thường trong xã hội. Khảo sát hình tượng nhân vật ở các phương diện nguyên nhân mang lốt và giới tính nhân vật sẽ giúp chúng tôi lý giải về đặc điểm (hình thức, hành trạng,…) và cội nguồn dân tộc của hình tượng kiểu
32
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT NGƯỜI MANG LỐT RẮN - CHIM
Sự hình thành truyện cổ tích thần kỳ từ những lớp thần thoại “cuối mùa” kéo theo sự phát triển của đề tài về con người bất hạnh, khốn khó đã chứng tỏ “tinh thần đấu tranh với thiên nhiên được thể hiện trong truyện dân gian nguyên thủy đã yếu dần và chú ý đến các mối quan hệ giữa con người vói con người. Sự phát triển của đề tài này làm cho “xúc cảm” của người nghe truyện đặc biệt tăng lên. Tất cả những truyện nói về những kẻ khốn khổ vô tội, trong một mức độ khác nhau, đều mang ý nghĩa xã hội, đều phản ánh những quá trình lịch sử xã hội nhất định” [13]. Bên cạnh đó, truyện cổ tích còn lưu lại những dấu tích của các hình thức đã mất đi trong cuộc sống xã hội. Xuất phát từ những tiền đề quan trọng ấy, chúng tôi bước đầu lựa chọn tìm hiểu đặc điểm một hình tượng nhân vật tiêu biểu của truyện cổ tích thần kỳ nói chung và kiểu nhân vật người mang lốt nói riêng.
Việc xây dựng đặc điểm hình tượng của những nhân vật người mang lốt trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam đã làm tăng tính hấp dẫn, có màu sắc đặc trưng. Nó cho thấy những hành trạng phi thường, những thành tích bất ngờ, và khả năng kỳ diệu của nhân vật. Nhà nghiên cứu Chu Xuân Diên đã từng nói: “yếu tố thần kỳ can thiệp vào cốt truyện đã đến kết thúc có tính ước mơ là sự đổi đời của nhân vật”. Cái lốt xuất hiện mục đích là để thử thách tính chất, tính chất con người trong hình thức - những con vật xấu xí. Nó mang ý nghĩa đấu tranh cho sự tồn tại của một loài người, thể hiện cách nhìn nhận đánh giá của giai cấp đối kháng.
Trong hôn nhân, cái lốt của nhân vật xấu xí là một thách thức ghê gớm. Khi con người đó muốn được sống như đồng loại và muốn được bảo vệ tình
33
yêu chính đáng của mình thì cái lốt sẽ được cởi bỏ, nhân vật sẽ chiến thắng hay đạt được mong muốn, mục đích hạnh phúc của mình.
Việc tạo dựng cho nhân vật mang một ngoại hình khác biệt, là sáng tạo nghệ thuật hết sức độc đáo của tác giả dân gian, là sự biểu thị có tính chất khác thường để nhân vật bị coi khinh vì mang hình thức xấu xí, hèn kém. Bởi, thế giới kỳ ảo mà nhân vật sống vừa là một phương thức tư duy quan trọng, vừa là một phương tiện nghệ thuật độc đáo để chiếm lĩnh hiện thực và thế giới. Hơn nữa, đó còn là sự tập trung, khái quát hóa cho những mâu thuẫn, những cách nhìn ngộ nhận sai lầm qua dáng vẻ bề ngoài, những đối lập trong xã hội về một lớp người bị vùi dập, khinh rẻ. Chính tính phức tạp và nhiều nghĩa đó đã tạo vai trò quan trọng về đặc điểm tài ba khác thường trong
truyện kể về kiểu nhân vật người mang lốt.
Thông qua sáng tạo nghệ thuật, với những hư cấu, biến hóa của nhân vật khi mang lốt trong truyện cổ tích thần kỳ , người nghệ sỹ xưa đã làm nên những điều mới mẻ, lý thú, là một hiện tượng phổ biến trong thế giới nghệ thuật truyện cổ tích. Nó cũng là phương thức hiệu quả nhất để thâm nhập vào thế giới xa tưởng của con người – nơi có cái ác, lòng tham đang ngự trị.
Có thể nói, kiểu nhân vật người mang lốt đã thể hiện giá trị nhân bản, nhân tính, khát khao hướng thiện cùng những quan niệm thẩm mỹ độc đáo về thế giới ước mơ của người xưa. Qua đó, tác giả dân gian đã thể hiện những “lý tưởng thẩm mỹ toát ra từ cách biến hóa của bản thân nhân vật, những ý niệm thiêng ấy được coi là lưc lượng siêu nhiên phù trợ và giúp đỡ con người bất hạnh”. Nói một cách khác, mượn hình tượng nhân vật mang lốt, người nghệ sỹ đã tạo ra một biểu tượng sâu sắc thể hiện hệ thống quan niệm nghệ thuật và những mong ước người xưa muốn gửi gắm.
Truyện cổ tích thần kỳ đã rất sáng tạo khi nhào nặn, biến hóa hình
34
nhau, với màu sắc thần kỳ, thú vị. Không chỉ có vậy, nó còn là phương tiện nghệ thuật mà người nghệ sỹ dân gian phản chiếu đời sống hiện thực xã hội. Xem xét đặc điểm hình tượng của hai nhân vật đã giúp ta lý giải được những ý nghĩa trên, thấy được dụng ý nghệ thuật toát ra từ hai phương diện văn bản ngữ văn và ý nghĩa dân tộc học.