1.3.1. Ý nghĩa của hình tượng “rắn”
Trong truyện cổ tích thần kỳ, người mang lốt được xem là một hình
tượng đặc biệt. Bên cạnh hình tượng người mang lốt chim - con vật của trời đất linh thiêng, thì hình tượng người mang lốt rắn cũng có những nét độc đáo.
25
Rắn không chỉ là loài vật sống được ở khắp mọi nơi, mà nó còn là biểu tượng cho linh hồn bất tử, sức mạnh tối cao, là đất, nước, lửa, là sự quyết đoán, khôn ngoan, nhanh nhẹn…
Rắn còn là hình tượng có ý nghĩa linh thiêng, gắn với tín ngưỡng tôn giáo dân tộc. Rắn được xem là mẫu gốc quan trọng nhất của con người, là cầu nối giữa trần gian và cõi thần thánh. Tục thờ rắn là một tín ngưỡng nguyên thuỷ của người Việt, rắn được coi là tổ họ, là gốc, là tiền thân của rồng -
giống nòi của cha ông ta. Huyền thoại “Con Rồng cháu Tiên” chính là huyền
thoại chim tổ và rắn bố để trở thành mẹ Tiên Âu – bố Rồng Lạc sinh ra bọc trứng, nở ra trăm con.
Hơn nữa, nó còn là biểu trưng cho sự sống trường tồn vĩnh hằng, là chúa tể của bản thể sống và tất cả sức mạnh của thiên nhiên. Đó là vị thần đầu tiên ta gặp lại ở buổi khởi đầu của tất cả các truyền thuyết về hình thành vũ trụ, tổ tiên của huyền thoại, là vị thần khai hóa. Ngoài ra, rắn còn được xem là thủy thần bởi ý niệm về sông nước của cư dân làm nông nghiệp. Không chỉ như thế, ở một số nơi rắn còn biểu trưng là chúa tể của phụ nữ, là mẹ, là sức mạnh của người phụ nữ hòa quyện với vẻ đẹp của rắn.
Với từ những ý nghĩa trên, rắn được chọn là nhân vật trung tâm cho con người mang lốt vật. Kiểu nhân vật này chiếm một số lượng lớn với 27% số tư liệu khảo sát. Có khi là con một vị thần, là con của vua Thủy tề, là hoàng tử,… với những mục đích khác nhau như: muốn giúp đỡ người làm các công việc khó khăn quá sức, giết chết các con vật hung ác gây tai họa cho vợ, cho gia đình vợ, chứng tỏ khả năng siêu phàm và có thể vượt qua được mọi thách thức… Để có thể hiểu rõ hơn về điều này, chúng tôi đã có sự so sánh qua quá trình khảo sát:
26
STT Tên truyện Dân tộc Nguyên nhân mang lốt
1 Chàng rắn Gia Rai Tự xuất hiện, không liên quan
tới việc sinh đẻ
2 Trầu cau Cà Tu Tự xuất hiện, không liên quan
tới việc sinh đẻ
3 Chuyện chàng Đu- Lơ Cà Tu Tự xuất hiện, không liên quan tới việc sinh đẻ
4 Chàng rắn Mông Tự xuất hiện, không liên quan
tới việc sinh đẻ
5 Hoàng tử rắn Việt Tự xuất hiện, không liên quan
tới việc sinh đẻ
6 Thàng Cao Chúa Nùng Tự xuất hiện, không liên quan
tới việc sinh đẻ
7 Nàng Pia Rơ Chôm Tà Ôi Tự xuất hiện, không liên quan tới việc sinh đẻ
8 Vợ chàng rắn Tày Tự xuất hiện, không liên quan
tới việc sinh đẻ
9 Chàng rắn H- mông Tự xuất hiện, không liên quan
tới việc sinh đẻ
10 Sự tích Nong Kheo Thái Tự xuất hiện, không liên quan tới việc sinh đẻ
11 Chàng rắn Thái Tự xuất hiện, không liên quan
tới việc sinh đẻ
12 Chàng rắn Chăm Tự xuất hiện, không liên quan
tới việc sinh đẻ
13 Noóng Bua Thái Tự xuất hiện, không liên quan
tới việc sinh đẻ
27
15 Bảy chị em Giáy Hoàng tử, con trai vua Thủy tề
16 Bà Chóa Việt Hoàng tử, con trai vua Thủy
17 Chiếc quạt thần Gia Rai Hoàng tử, con trai vua Thủy tề
18 Hoàng tử rắn Cao Lan Hoàng tử con trai vua Thủy tề
19 Chàng Tơ Rá Trang Lan Xrê Là rắn thần
20 Sự tích cầu vồng Hà Nhì Là rắn thần
21 Người lấy rắn Gia Rai Là rắn thần
22 Người con gái thần rắn Việt Là rắn thần
23 Lấy vợ tiên Cơ Tu Là con Giàng nước
24 Lấy chồng rắn Ra Glai Tự xuất hiện, không liên quan tới việc sinh đẻ
25 Chàng Tang mồ côi Mơ
Nông
Tự xuất hiện, không liên quan tới việc sinh đẻ
26 Bơ lô - Đu Lơ Tà Ôi Tự xuất hiện, không liên quan tới việc sinh đẻ
27 Chàng rắn Cao Lan Tự xuất hiện, không liên quan
tới việc sinh đẻ