Sự xuất hiện của các nhân vật người mang lốt rắn và chim có mối quan
hệ chặt chẽ với các nhân vật trong truyện:
Nhân vật là cô gái đẹp, hiền hậu, tốt bụng - đối tượng ước mơ. Nhân vật là những chàng trai mồ côi, nghèo khổ, bệnh tật - đối tượng cần được quan tâm giúp đỡ.
Nhân vật ông bố vợ (mẹ vợ) - đối tượng thử thách.
Một số trường hợp mang lốt, nhân vật thường gắn với sự xuất hiện tự nhiên, gây bất ngờ, gắn với nguồn gốc thần linh hoặc là kết quả của cuộc hôn phối giữa một bà mẹ trần tục với lực lượng siêu nhiên như: Nàng Hơlúi khát
nước, uống nước lạ trong một hốc cây (Chàng cóc – Ê Đê), hay được sinh ra từ một giống thực vật bổ ra từ quả bí ngô (Chàng cóc lấy vợ tiên - Lô Lô),
hoặc đó là con của những cặp vợ chồng nghèo.
Nói tóm lại, sự xuất hiện của nhân vật gắn với hình thức bề ngoài xấu xí, thấp hèn, nên bị mọi người xa lánh, hắt hủi. Ngoài ra, còn là những nhân vật xinh đẹp, nhỏ bé, đáng yêu biết nói tiếng người tạo hướng cốt truyện phát triển theo nhiều chiều.
Hình thức xuất hiện của người mang lốt chim.
Người mang lốt chim là nhân vật có nguồn gốc thần linh, là chú chim nhỏ nhanh nhẹn, sắc sảo, tinh tế, nhìn nhận được người ác, người xấu, hoặc đó cũng có thể là con chim biết thương con:
35
“Púm ơi, Púm Cắt cỏ ngựa cho quan bác
Cắt cỏ lác cho quan ông Thấy quan khóc tìm vợ không? Thấy Há khóc tìm mẹ không? ”
(Bảy chị em - dân tộc Giáy)
Không chỉ vậy, đó còn là những con chim đẹp, chim tiên, chim công, có nguồn gốc thần linh. Ví dụ: là chim hoa, chim tiên, con gái út của Sao
xuống hạ giới tắm (Người vợ chim – dân tộc H’Mông); là chim công ( Chàng
mồ côi và bầy chim công – dân tộc Cà Tu); là con chim đẹp (Anh giữ giẫy –
dân tộc Cà Tu); là con chim khôn ngoan biết hát ghẹo chàng K’Dùng (Chàng
K’Dùng và nàng K’Làng – của dân tộc Cơ Ho); là chim thiên nga (Kủ và Kỉ -
dân tộc Pu Péo) .
Đó được xem hình thức xuất hiện kỳ lạ, khác thường của nhân vật người mang lốt chim mà chúng tôi đã khảo sát. Vậy với hình thức xuất hiện của nhân vật người mang lốt rắn thì có gì đặc biệt, chúng tôi xin được trình bày vấn đề này theo định hướng khảo sát.
Hình thức xuất hiện của người mang lốt rắn
Theo tác giả Nguyễn Thị Huế: “hình thức của nhân vật xấu xí mà tài ba
được thể hiện bởi môtip người mang lốt – một môtip đóng vai trò quan trọng tạo nên ý nghĩa xuyên suốt của đề tài” [6].
Cũng như hầu hết các nhân vật có bề ngoài kỳ dị, xấu xí: Sọ Dừa, chàng ngàn mụn cơm, chàng hủi, chàng rắn, chàng lợn,… nhân vật người mang lốt cũng được xây dựng xuất phát từ xã hội manh nha có sự phân chia giai cấp, đã đến sự phân hóa các loại người trong xã hội. Qua đó, chúng ta có thể thấy được thân phận con người bị ruồng bỏ, xa lánh trong xã hội, không được cộng đồng tôn trọng. Đó là những con người có hình thức xấu xí, tầm thường.
36
Như vậy, các câu chuyện về người mang lốt rắn với hình thức xuất hiện do nhân dân sáng tạo đã phần nào tái hiện hiện thực đời sống bất công của xã hội. Các nhân vật người mang lốt rắn trở thành nơi gửi gắm khát vọng, mơ ước đẹp đẽ với một xã hội công bằng và lý tưởng của những con người không may bị khuyết thiếu về mặt hình thức.
Trong các chuyện về người mang lốt rắn, nhân vật thường xuất hiện ở ngay đầu tác phẩm. Với việc là con chim, con rắn đội lốt người, các nhân vật có xuất hiện nhưng không nhận được sự giúp đỡ của cộng đồng. Chính hoàn cảnh ấy đã tạo cho nhân vật không có định hướng gì hứa hẹn ở tương lai. Hơn thế nữa, hình thức xuất hiện xấu xí khiến các nhân vật càng bị ác cảm, xa lánh, chê bai. Chẳng hạn, bề ngoài xấu xí to dài của rắn đã khiến con người hốt hoảng.
“Trăn lớn mắt lắm mẹ ơi Rắn to răng quá mẹ ơi
Trăn nuốt con mẹ oi Rắn ăn con mẹ ơi”
(Lấy chồng rắn - truyện cổ Ra Glai)
Hay: ông Giô Buô đi bẫy gà rừng, trên đường về nhà gặp một con quái vật. Nó làm ông hoảng sợ, đó là một con rắn to bằng hai vòng sải tay. Miệng
rắn phun phè phè ra lửa đỏ rực và nói thành tiếng người (Chàng Tơ Rá Trang
Lan - dân tộc Xrê ).
Chính bởi hình thức không đẹp đẽ đó đã tạo cơ hội giúp chàng tìm được người bạn đời biết yêu thương, cảm thông và chia sẻ, phân biệt được đâu là người tốt, người xấu.
Như vậy, kiểu nhân vật người mang lốt rắn được tái hiện trong các truyện cố qua cách bộc lộ gián tiếp bởi sự miệt thị của người đời vì hình thức xấu xí của mình. Ta có thể cảm nhận được điều đó trong truyện sau: Khi được
37
người cha là Mơ tao hỏi xem cô con gái nào chịu lấy rắn thì cô cả Hbia Ngô
liền từ chối ngay, mừng thầm trong bụng vì em gái mình đã đồng ý lấy rắn (
Chàng rắn – Gia Rai).Cô chị buông lời ghê sợ. “Cổ quấn khăn thế kia thì là
thuồng luồng đấy, nhưng mà cổ vẫn là rắn nên phải quấn khăn bằng vải chàm” và hát:
“Rắn một mắt chẳng lấy Thuồng luồng chột chẳng lấy
Rắn xanh chết bụng ỏng chẳng lấy. ( Ngứa ta bạc bỏ câu
Ngược ta đeo bỏ câu
Ngứa heo tai túng bỏ câu)”.
( Chàng rắn - Cao Lan)
Trong một số truyện khác, người mang lốt rắn xuất hiện sau một thời gian gặp gỡ kéo dài, nhưng vẫn không được mọi người xung quanh đón nhận công bằng vì mình là loài vật. Cô gái Xí Pừ xinh đẹp gặp một chàng trai khôi ngô, họ vui vẻ làm lụng truyện trò. Khi biết chàng là rắn, nàng vẫn ưng thuận
làm vợ. Cha mẹ Xí Pừ không chấp nhận điều đó nên đã lập mưu giết rắn (Sự
tích cầu vồng - Hà Nhì),… Hay như bà Chóa lấy rắn thần, sinh ra hai đứa con
trai mang lốt rắn bị cả dân làng xua đuổi , ghẻ lạnh không cho chung sống (Bà
Chóa – Việt),…
Qua những ví dụ trên, có thể khẳng định về hình thức xuất hiện của
nhân vật người mang lốt chim và rắn. Nhân vật mang lốt chim thường có
dáng vẻ bên ngoài xinh đẹp, nhanh nhẹn, đáng yêu, còn người mang lốt rắn phải chịu sự xa lánh, dè bỉu do hình hài xấu xí.
Với cái lốt khoác trên mình, nhân vật có thể che giấu đi con người thật của mình. Cái lốt dường như là bức tường rào cản ngăn cách họ với cộng đồng con người. Họ không được ai thừa nhận họ. Họ chỉ biết nhận lấy những
38
cái liếc mắt đầy sắc lẹm, buông tiếng châm chọc khinh thường trong: (Chàng
rắn – H’Mông), (Hoàng tử rắn – Việt), (Người lấy rắn – Gia Rai,)…..
Hình thức của các nhân vật mang lốt xấu xí còn góp phần tô đậm cách đánh giá của các ông bố vợ tương lai và các cô chị xấu tính. Đó là những người có thái độ không tôn trọng, đánh giá thấp nhân vật, mặc dù đã nhận sự giúp đỡ (bắc cầu, bẩy đá, rung cây…) của chính những con rắn, con chim ấy. Với quan niệm coi trọng hình thức, họ trở thành đại diện của xã hội trong việc định đoạt số phận của những con người thấp cố bé họng, những con người xấu xí. Tinh thần nhân đạo trong truyện cổ còn được phản ánh sâu sắc qua thái độ đồng tình, chê bai và lên án cay độc hình thức nhân vật của các cô chị độc ác. Đó là những kẻ sẵn sàng từ chối sự tiếp xúc với người mang lốt rắn, đẩy người khác (cô em) của mình phải nhận lời lấy người mang lốt, tỏ rõ thái độ xua đuổi, thói nhỏ nhen, ích kỷ không tôn trọng con người.
Không chỉ dừng lại ở đó, nó còn là sự thể hiện tập trung, khái quát hóa cho những mâu thuẫn, cách nhìn nhận sai lầm, đánh giá đối ngược nhau về loài vật của con người.
Như đã lý giải, chim là biểu tượng của mặt trời vì bay được trên cao, rắn là biểu tượng của dòng nước vì thân hình mềm mại. Vì thế, rắn và chim đều là hai lực lượng đại diện cho nền văn hóa nông nghiệp lúa nước. Chim trời ban mưa gió, rắn là thủy thần. Do đó, rắn và chim được dân gian nâng lên thành một tín hiệu của văn hóa. Người ta cho rằng, giữa chim và rắn đều là hai lực lượng siêu nhiên, là đại diện cho thần linh trên trời và dưới đất. Điều này dẫn đến đến ước muốn mưa thuận gió hòa trong đời sống con người.
Những việc làm của con người lao động diễn ra trong truyện người
mang lốt rắn và chim đã phản ánh một cách chân thực về đời sống sinh hoạt
hàng ngày của cư dân nông nghiệp như: làm rẫy (anh giữ rẫy - Cà Tu), thợ săn bắn (Kủ và Kỉ - Pu Péo ), trồng lúa nước (Chàng rắn – Gia Rai), bẫy gà rừng (Chàng Tơ Rá Trang Lan – Xrê). Tuy nhiên, ước mơ ấy lại thường
39
xuyên bị đe dọa, gây khó khăn, muốn vùi dập thành quả bởi thiên nhiên: Ông
già không bẩy được hòn đá để ngăn nước vào ruộng (Hoàng tử rắn – Cao
Lan), không đắp được con phai (Bảy chị em – Giáy), không săn bắn được
(Người lấy rắn – Gia Rai), phải làm bẫy giữ rẫy (Anh giữ rẫy- Cà Tu)… Có
thể nói, hình tượng rắn và chim còn phản ánh mơ ước muốn chinh phục thiên nhiên, thể hiện khát khao chính đáng thay của các nhân vật trong lao động và trong cuộc sống.
Lấy hình tượng rắn và chim – hai con vật trong đời sống hàng ngày làm thần thánh, đã chứng tỏ quá trình thiêng hóa của hai con vật trong tiềm thức dân gian. “Rất có thể sự xuất hiện thường xuyên hình ảnh của các con vật với vai trò cái lốt vai trò là nhân vật chính trong môtip người mang lốt đã phản ánh một cách gián tiếp và khá phức tạp sự du nhập của truyện cổ tích thần kỳ vào phong tục tín ngưỡng xa xưa của nhiều dân tộc. Đó là quan niệm sùng bái loài vật bắt đầu từ tín ngưỡng tô tem thời nguyên thủy mà nay không còn giữ nguyên ý nghĩa dân tộc học của nó nữa” [6; 58].
Chim trong quan niệm của người phương Đông là sự tốt lành, thành công, sức mạnh, hùng cường, là sứ giả liên kết đầy quyền lực. Rắn là con vật tiên tổ linh thiêng, là thủy thần của các con sông, là thần linh tối cao, có sự khôn ngoan có khả năng chữa trị bệnh tật, là thần mẹ chúa đất, chúa nước. Chính sự liên tưởng phong phú ấy giúp rắn và chim được chọn là hình thức xuất hiện nhiều nhất của người mang lốt trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam thông qua số liệu khảo sát.
Hình ảnh chim trong các tác phẩm còn phần nào lý giải sự sùng bái từ xa xưa của người Việt với những con vật thiêng có công với cuộc sống của cư dân nông nghiệp. Từ sự kế thừa tôn giáo cổ đại, từ thế giới quan thần thoại nhằm lý tưởng hóa nhân vật trung tâm, từ cội nguồn văn hóa tới hiện thực trong truyện cổ tích thần kỳ đã mang cho con vật một chức năng mới bắt nguồn từ hình thức xuất hiện trong kiểu truyện.
40
Có thể nói, truyện chỉ mượn phần xác của con vật tín ngưỡng, thần thoại, còn định hướng nội dung lại theo cách phản ánh chiều hướng nhân văn hoàn toàn khác biệt. Cái lốt có lúc xấu xí nhưng phẩm chất bên trong của con người lại cao quý, đáng được trân trọng.