Nhân vật trong các thể loại tự sự luôn được xem là yếu tố cơ bản có ý
nghĩa quan trọng trong việc hình thành và thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện. Với truyện cổ tích thần kỳ, nhân vật trung tâm - những con người bất hạnh, thua thiệt còn là nơi gửi gắm những quan niệm đạo đức, quan niệm thẩm mỹ, khát vọng của nhân dân lao động. Hay nói cách khác, những nhân vật ấy mang tính chất đại diện cho cái đẹp, cái thiện theo tiêu chí đánh giá của dân gian.
Trong hệ thống nhân vật của truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam, kiểu nhân vật người mang lốt thực sự là một hình tượng nổi bật, sản phẩm sáng tạo có tính chất hư cấu nghệ thuật của người nghệ sỹ dân gian. Từ cái nhìn khái quát, tổng thể về kiểu nhân vật người mang lốt, chúng tôi lựa chọn tìm hiểu hai dạng
nhân vật tiêu biểu. Đó là người mang lốt rắn và chim.
Chim là một trong những loài động vật phổ biến của vùng sông nước Phương Nam nói riêng và mọi miền nói chung. Nhìn từ góc độ văn hóa, con chim được đồng nhất với mặt trời, điều này đã được lý giải một cách khá thuyết phục “chim là thế giới bên trên và là biểu tượng của mặt trời”. Con chim tượng trưng cho mặt trời và là đại diện cho thế giới bên trên. “Cái thế giới mà con người chỉ có thể ngước nhìn lên chứ không thể với tới”. Vì thế mà chim được chọn làm đối tượng để người mang lốt thể hiện mơ ước, lý tưởng của con người, gửi gắm những khát vọng bình dị, hiền hòa về một cuộc sống an lành, may mắn, khát vọng cầu thân với tự nhiên.
Trong kết quả khảo sát người mang lốt chim cho thấy, các nhân vật đi kèm yếu tố thần kỳ, hư cấu. Với kiểu nhân vật người mang lốt chim ở các dân tộc Việt Nam thì sự xuất hiện do yếu tố ngẫu nhiên mà sinh thành nên. Và một số nhân vật do quá trình thay đổi trong cuộc sống dẫn đến bị bức hại mà
22
chết hóa thân thành chim rồi lại thành người. Hay cũng là do sự hóa thân nhằm thực hiện một mục đích nào đó. Chứng minh điều ấy qua các dẫn chứng đã chứng khảo sát, chúng tôi có bảng sau:
STT Tên truyện Dân tộc Nguyên nhân mang lốt
1 Bảy chị em Giáy Bị chị hãm hại, chết hóa thân thành chim rồi sống lại
2 Hoàng tử rắn Cao Lan Bị chị hãm hại, chết hóa thân thành chim rồi sống lại
3 Chàng rắn Mông Bị chị hãm hại, chết hóa thân thành chim rồi sống lại
4 Chàng K’Dùng
và nàng K’Làng
Cơ Ho Khi xuất hiện đã mang lốt chim, không liên quan tới việc sinh đẻ 5 Anh giữ rẫy Cà Tu Khi xuất hiện đã mang lốt chim,
không liên quan tới việc sinh đẻ 6
Chàng mồ côi và bầy chim công
Cà Tu Khi xuất hiện đã mang lốt chim, không liên quan tới việc sinh đẻ
7 Kủ và Kỉ Pu Péo Khi xuất hiện đã mang lốt chim, không liên quan tới việc sinh đẻ 8 Người vợ chim H-Mông Là con gái út của Sao, khi xuất hiện
đã mang lốt chim
9 Tìm mẹ Dao Khi xuất hiện đã mang lốt chim,
không liên quan tới việc sinh đẻ 10
Chàng Niăn Gia- Rai Khi xuất hiện đã mang lốt chim, do sự biến hóa bất bất ngờ để chiến đấu với kẻ thù
11 Klang Niết Ka Pa Cô Khi xuất hiện đã mang lốt chim, không liên quan tới việc sinh đẻ 12 Chàng Kuplụu
Ârpụ Arpuụt
Pa Cô Khi xuất hiện đã mang lốt chim, không liên quan tới việc sinh đẻ 13 Tào Thi Thốn Thái Là con gái út của Then, khi xuất
hiện đã mang lốt chim.
Như vậy, có thể khái quát được rằng: nhân vật người mang lốt chim trong truyện cổ tích thần kỳ xuất hiện như sau:
Trước hết, nhân vật người mang lốt chim xuất hiện với cách tự thân, độc lập đã sẵn có mà không thông qua sự sinh đẻ thần kỳ. Bản thân nhân vật
23
đã mang lốt chim ngay từ khi câu chuyện được bắt đầu, hiện ra để thực hiện
một hành động, việc làm nào đó. Truyện cổ tích Chàng K’Dùng và nàng
K’Làng của dân tộc Cơ Ho là đại diện cho nhận định trên. Con chim hát ghẹo
chàng K’Dùng, chàng tức giận, lấy tên bắn vào chim nhưng thấy chim đẹp lại mang về nuôi. Chim trút lốt thành một cô gái đẹp.
Thứ hai là nhân vật người mang lốt chim được sinh ra một lần nữa, khi
bị hãm hại dẫn tới cái chết . Tác phẩm Hoàng tử rắn của dân tộc Cao Lan là
minh chứng cho cách nhân vật xuất hiện này .
Thứ ba, nhân vật mang lốt chim là con của thần linh, có mối quan hệ với thần linh. Cô con gái đội lốt chim là con gái út của Sao, con út của Then
(Người vợ chim- H-Mông; Tào Thi Thốn- Thái ).
Như vậy, có thể thấy nguyên nhân xuất hiện của các nhân vật người mang lốt chim rất đa dạng. Trong đó kiểu thứ nhất chiếm số lượng hơn cả là 8/13. Đó là các nhân vật tạm thời mang ngoại hình không giống con người thật của mình trong chốc lát nhằm thưc hiện một mục đích nào đó như : hát
ghẹo chàng trai (Chàng K’Dùng và nàng K’Làng - Cơ Ho); phá cái túc của anh giữ rẫy (Anh giữ rẫy - Cà Tu ); xuống tắm dưới hạ giới (Tìm mẹ - Dao).
Tiếp sau đó là kiểu thứ hai chiếm 3/13, mang lốt nhằm che giấu đi thực tại của bản thân mình và hoàn toàn tự nguyện, không bị phù phép hay bắt buộc
qua các truyện như (Bảy chị em - Giáy; Hoàng tử rắn - Cao Lan). Cuối cùng là kiểu thứ ba chiếm 2/13 (Tào Thi Thốn – Thái; Người vợ chim -H’ Mông).