Như vậy, qua quá trình thống kê, chúng tôi thấy các nhân vật mang lốt rắn được xuất hiện trong truyện dưới bốn hình thức dưới đây:
Thứ nhất, nhân vật mang lốt độc lập tồn tại, không qua sự sinh đẻ thần kỳ hay một lực lượng siêu nhiên nào. Bản thân nhân vật đã mang lốt rắn ngay từ khi truyện bắt đầu hiện ra nhằm thực hiện một mục đích nào đó.
Chẳng hạn, trong truyện Chàng rắn của dân tộc Gia Rai, ông già Mơ
tao không về nhà được vì trời mưa đã làm trôi mất chiếc cầu, ông liền nói nếu ai giúp tôi bắc cầu qua sông tôi sẽ gả con gái cho. Bỗng nhiên một con rắn
28
xuất hiện nằm vắt ngang người qua hai bên bờ sông làm thành chiếc cầu giúp
ông Mơ tao sang sông.
Cách xuất hiện thứ hai: các nhân vật rắn có nguồn gốc là con của một vị thần, liên quan tới thánh thần linh thiêng. Tiêu biểu cho kiểu xuất hiện này
là truyện Anh lác làm vua của dân tộc Chăm. Anh lác đang ngồi trước hang
trong gò, thấy con rắn bị đám trẻ con đuổi đánh. Chúng liền bỏ con rắn đó quay sang trêu chọc anh, nhờ thế, rắn trườn xuống hố của anh mà thoát chết. Hôm sau anh lác tỉnh dậy thấy có cô gái bên cạnh mình, hỏi ra thì mới biết đó chính là con rắn bị đuổi đánh. Rắn tự xưng danh tánh là con của một vị thần.
Hình thức xuất hiện thứ ba là nhân vật mang lốt vật được sinh ra là thủy thần, sông nước. Họ là các hoàng tử của vua Thủy Tề mang lốt rắn hiện lên để bắt đền hay đời trả ơn khi đã giúp đỡ. Chẳng hạn: Một ông già có ý ngăn nước sông tưới ruộng, liền lấy những hòn đá to chắn nước, nhưng không ngờ đó là nhà của rắn. Rắn hiện ra đòi cắn chết ông già. Nhà chẳng có gì quý gí để đền cho rắn, nên ông già hứa gả con gái cho. Rắn lấy con gái của
ông già đưa xuống thủy cung và trút lốt thành hoàng tử khôi ngô tuấn tú (Chàng rắn – Dân tộc Cao Lan).
Hình thức xuất hiện cuối cùng, người mang lốt là rắn thần, đã yêu thương con người và mong muốn lấy được những cô giá xinh đẹp ấy làm vợ.
Trong truyện Sự tích cầu vồng của dân tộc Hà Nhì, Xí Pừ là một cô gái nhà
nghèo xinh đẹp, ngoan hiền. Tiếng nàng thánh thót như tiếng chim hót, tóc nàng dày mượt hơn dây móc, da trắng hơn gốc cây chuối rừng mới bóc, môi đỏ như hoa dé to mới nở. Vào một ngày đẹp trời, Xí Pừ gặp rắn thần, sau đó hiện thân thành một chàng trai khỏe mạnh, tuấn tú. Hai người kết duyên thành vợ chồng.
Trong bốn kiểu xuất hiện trên, kiểu thứ nhất (tự xuất hiện không qua sinh đẻ thần kỳ) chiếm tỷ lệ lớn nhất 17/27 truyện. Tính cả tổng số với kiểu nhân vật người mang lốt chim thì nguyên nhân mang lốt này chiếm tới 24/36
29
truyện trong tổng số được đưa ra khảo sát. Không chỉ có vậy, trong số truyện cổ tích được chúng tôi khảo sát có những trường hợp, kiểu nhân vật có cả lốt chim và lốt rắn cùng xuất hiện trong một truyện.