Luận giải về Đồ thuyết của Chu Hi

Một phần của tài liệu Khảo cứu văn bản dịch phu tùng thuyết (Trang 43)

8. QUY ƯỚC TRÌNH BÀY

2.1.2.Luận giải về Đồ thuyết của Chu Hi

2.1.2.1. Vô cực – Thái cực

Phạm trù Vô cực mà tác giả Dịch phu tùng thuyết đề cập tới không phải Vô cực với ý nghĩa thực thể tồn tại trước trời đất, bản nguyên của muôn vật, “Vô cực nhi Thái cực” 無極而太極 (Vô cực mà Thái cực), “Thái cực bản Vô cực” 太極本無極 (Thái cực gốc từ Vô cực) mà Chu Đôn Di trình bày trong

Thái cực đồ thuyết. Vô cực ở đây chẳng qua là lời giới thuyết về Thái cực, như Chu Tử từng nói: “Khôn Phục chi gian nãi Vô cực” 謂坤、復之間乃無 極 (Khoảng Khôn Phục là Vô cực). Tác giả Dịch phu tùng thuyết giải thích quan niệm đó như sau:

Vị Khôn Phục chi gian vi vô cực giả, cái dĩ nhất động nhất tĩnh chi gian, nhất vô thanh vô xú chi lí, nãi Vô cực nhi Thái cực.” 謂坤、復之間為

無極者,蓋以一動一靜之間、一無聲無臭之理,乃無極而太極。2 (Nói

khoảng Khôn Phục là Vô cực có lẽ là coi khoảng một động một tĩnh, chân lí không tiếng không mùi là Vô cực mà Thái cực). Như vậy Thái cực quan của tác giả bao gồm hai phạm trù Lí và Khí. Lí siêu việt vô hình, nên “không tiếng không mùi”; khí là tác nhân của vận động, nên ở trong “khoảng một

1 Dẫn từDịch phu tùng thuyết – Dịch thuyết cương lĩnh, tr.118-119. 2 Dẫn từDịch phu tùng thuyết – Chu Tửđồ thuyết, tr.61.

Luận văn Thạc sĩ - Chuyên ngành Hán Nôm 38 động một tĩnh”. Quan điểm này cơ bản phát huy ý “Thái cực lí dã, động tĩnh khí dã, khí hành tắc lí diệc hành, nhị giả thường tương y nhi vị thường tương li dã.” 太極理也,動靜氣也,氣行則理亦行,二者常相依而未嘗相離 也。(Thái cực là lí, động tĩnh là khí, khí vận hành thì lí cũng vận hành, lí khí nương nhau mà chưa từng lìa nhau) của Chu Tử.

Tuy nhiên, mục đích chính của tác giả không phải là trình bày quan niệm về Vô cực, hay phân biệt Vô cực với Thái cực, mà chỉ mượn Vô cực để thuyết minh ý nghĩa “âm hàm dương, dương phân âm” 陰含陽,陽分陰 (âm bao hàm dương, dương phân bố âm) mà Chu Tử bàn tới trong Dịch học khải mông. Bởi vậy tác giả viết: “Âm hàm dương vị Khôn chí Cấu, hữu biên thuộc âm, nhi âm trung hữu dương. Âm chủ hạp, kì hấp tụ giả, sở dĩ hàm súc thử dương dã. Dương phân âm giả, vị Phục chí Càn, tả biên thuộc dương, nhi dương trung hữu âm. Dương chủ tịch, kì phát tán giả, sở dĩ phân bố thử

âm dã.” 陰含陽謂坤至姤,右邊屬陰,而陰中有陽。陰主闔,其翕聚 者,所以函畜此陽也。陽分陰者,謂復至乾,左邊屬陽,而陽中有陰。 陽主闢,其發散者,所以分布此陰也。1 (Âm bao hàm dương là nói từ Khôn đến Cấu, bên phải thuộc âm, mà trong âm có dương. Âm chủ khép, sự hấp thu là để nuôi chứa dương. Dương phân bố âm là nói từ Phục đến Càn, bên trái thuộc dương, mà trong dương có âm. Dương chủ mở, sự phát tán là để phân bố âm đó).

Xưa nay bàn về Thái cực, có nhiều quan niệm khác nhau, nhưng tựu trung thì có hai quan điểm chính: quan điểm thứ nhất coi Thái cực là nguyên khí hỗn nguyên, đại biểu là Lưu Hâm, Khổng Dĩnh Đạt2; quan điểm thứ hai coi Thái cực là lí của trời đất vạn vật, đại biểu là Trình Di, Chu Hi3. Tác giả

1 Dẫn từDịch phu tùng thuyết – Chu Tửđồ thuyết, tr.61-62.

2 Lưu Hâm quan niệm Thái cực là nguyên khí, đề xuất mệnh đề “Thái cực trung ương nguyên khí”. Khổng Dĩnh Đạt trong Chu dịch chính nghĩa có viết: “Thái cực vị thiên địa vị phân chi tiền, nguyên khí hỗn nhi vi nhất.” (Thái cực là nói trước khi trời đất chưa phân chia, nguyên khí hỗn độn là một.)

3 Chu Hi trong Chu Tử Thái cực đồ thuyết giải có viết: “Cực thị đạo lí chi cực chí, tổng thiên địa vạn vật chi lí tiện thị Thái cực” (Cực là sự tột cùng của đạo lí, thâu tóm cái lí

Luận văn Thạc sĩ - Chuyên ngành Hán Nôm 39

Dịch phu tùng thuyết không đồng tình hay phản đối thuyết nào, cũng không đưa ra kiến giải riêng. Tác giả chỉ trình bày nhận xét cá nhân về nội dung thuyết “hỗn luân” của Liệt Tử1 và thuyết “Hàm tam vi nhất” trong Hán thư 2

là “Thái cực vi nhất khí” 太極為一氣3 (đều coi Thái cực là một khí).

2.1.2.2. Âm dương

Tác giả tiếp thu quan niệm “Nhất âm nhất dương chi vị đạo” 一陰一陽 之謂道 (một âm một dương gọi là đạo) trong Hệ từ truyện, cho rằng âm dương là bản thể, là nội dung cơ bản xuyên suốt toàn bộ Kinh Dịch, âm dương lưu hành khắp trời đất vạn vật, Kinh Dịch nhìn từ góc độ triết học là một khoa học nghiên cứu, phát hiện và vận dụng quy luật tự nhiên, bởi vậy tác giả cho rằng văn từ trong Kinh Dịch tuy phong phú và đa nghĩa, nhưng chẳng qua là nói về lẽ âm dương tiêu trưởng lại qua mà thôi. “Dịch trung văn tự, bất quá thuyết âm dương vãng lai tiêu trưởng chi lí nhi dĩ.”《易》中 文字,不過說陰陽往來消長之理而已。4 (Văn tự trong Kinh Dịch, chẳng qua là nói về lẽ âm dương tiêu trưởng lại qua mà thôi.). Âm dương có nguồn gốc từ Thái cực, dương trái âm phải, dương mở âm khép, dương tôn âm ti, dương lẻ âm chẵn v.v. Đó là những tính chất của âm dương mà tiên nho vẫn thường nói tới. Tác giả hoàn toàn tán đồng với những quan điểm đó, tuy nhiên trong tương quan giữa âm với dương, cái nào có trước, cái nào có sau, tại sao dương phối với số lẻ, âm phối với số chẵn, thì tiên nho hoặc đã phát của trời đất vạn vật tức là Thái cực.). Trong Chu dịch bản nghĩa, ông lại nói: “Thái cực giả, kì lí dã” (Thái cực là lí vậy.)

1 Liệt Tử quan niệm “hữu hình sinh vu vô hình” (hữu hình sinh từ vô hình), cho rằng vũ trụ vạn vật hình thành qua 4 giai đoạn Thái dịch, Thái sơ, Thái thủy, Thái tố. Thái dịch là trạng thái chưa có khí, đến Thái sơ thì bắt đầu có khí, đến Thái thủy mới bắt đầu có hình, Thái tố thì bắt đầu của chất. Trạng thái khí hình chất hỗn nhiên nhất thể chưa phân chia thì gọi là hỗn độn.

2 Hàm tam vi nhất là mệnh đề Dịch học của Lưu Hâm cuối đời Tây Hán, nguyên bắt nguồn từ thuyết “Thái cực nguyên khí, hàm tam vi nhất.” (Nguyên khí Thái cực, bao hàm tam tài làm một thể) trong Tam thống lịch. Tam chỉ tam tài thiên địa nhân. Lưu Hâm cho rằng một nguyên bao hàm ba thống, tức là nguyên khí Thái cực bao hàm tam tài thiên địa nhân.

3Dẫn từDịch phu tùng thuyết – Chu Tửđồ thuyết, tr.48. 4 Dẫn từDịch phu tùng thuyết – Chu Tửđồ thuyết, tr.75.

Luận văn Thạc sĩ - Chuyên ngành Hán Nôm 40 minh, nhưng chưa bàn kĩ. Bởi vậy, tác giả căn cứ vào câu “Thái cực động nhi sinh dương, động cực nhi tĩnh, tĩnh nhi sinh âm” 太極動而生陽,動極 而靜,靜而生陰 (Thái cực động thì sinh dương, động đến cùng cực thì tĩnh, tĩnh thì sinh âm.) của Chu Đôn Di và thuyết “Tí hội sinh thiên, Sửu hội sinh

địa” 子會生天,丑會生地 (hội Tí sinh ra trời, hội Sửu sinh ra đất) của Thiệu Tử, nên cho rằng:

Đại để hữu Thái cực tắc hữu âm dương, nhiên kì tự tất tiên sinh dương, hậu sinh âm. Dương tiên cố số cơ, âm vi dương chi ngẫu, cố số ngẫu.” 大抵有 太極則有陰陽,然其序必先生陽後生陰。陽先故數幾,陰為陽之偶,故 數偶。1 (Đại để có Thái cực thì có âm dương, nhưng thứ tự thì ắt trước dương mà sau âm. Dương có trước nên số lẻ, âm là đối ngẫu của dương nên số chẵn.)

Tác giả rất chú trọng đến mối quan hệ nương tựa, chuyển hóa của âm dương. Ông khái quái mối quan hệ đó bằng cụm từ “âm dương hỗ căn”. “Hỗ căn” theo cách hiểu của ông là nói về quan hệ “âm sinh ư dương, dương sinh

ư âm” 陰生於陽,陽生於陰 2(âm sinh từ dương, dương sinh từ âm), là quy luật “Dương phương đa dương nhi vị thường vô âm, âm phương đa âm nhi vị thường vô dương. Dương cực âm sinh, âm cực dương sinh, hỗ vi kì căn nhi vô cùng.” 陽方多陽而未嘗無陰,陰方多陰而未嘗無陽。陽極陰生, 陰 極 陽 生 , 互 為 其 根 而 無 窮 。3 (Phương dương phần nhiều là dương nhưng chưa từng không có âm, phương âm phần nhiều là âm nhưng chưa từng không có dương) trong Tiên thiên bát quái phương vị. Âm dương lưu hành bao dung, hàm súc trong nhau “Âm chủ hạp, kì hấp tụ giả, sở dĩ hàm súc thử dương dã [...] Dương chủ tịch, kì phát tán giả, sở dĩ phân bố thử âm

dã.” 陰主闔,其翕聚者,所以函畜此陽也…陽主闢,其發散者,所以分

布此陰也。4 (Âm chủ khép, sự hấp thu là để nuôi chứa dương […] Dương chủ mở, sự phát tán là để phân bố âm đó).

1 Dẫn từDịch phu tùng thuyết – Dịch thuyết cương lĩnh, tr.120. 2 Dẫn từDịch phu tùng thuyết – Chu Tửđồ thuyết, tr.26.

3 Dẫn từDịch phu tùng thuyết – Trình Tử truyện tự (Thiên nghĩa), tr.21-22. 4 Dẫn từDịch phu tùng thuyết – Chu Tửđồ thuyết, tr.62.

Luận văn Thạc sĩ - Chuyên ngành Hán Nôm 41 Tác giả lại căn cứ vào sự phân bố âm dương trong Hà đồ - Lạc thư để giải thích ý “Tạo hóa quý dương tiện âm”; căn cứ vào tượng quẻ và tiêu trưởng của âm dương để giải thích ý “Thánh nhân phù dương nén âm”:

Hà đồ dĩ sinh số chi dương thống thành số chi âm. Lạc thư dĩ cơ số

chi dương thống ngẫu số chi âm. Tạo hóa quý tiện chi ý, thục thiết ư thử? Tiên thiên quái Càn dĩ ‘quân’ ngôn, Hậu thiên quái Chấn dĩ ‘đế’ ngôn, đồng nhất tôn dương chi ý. Tôn dương tắc ức âm khả tri. Hựu như Khôn hiềm ư

vô dương tắc xưng ‘long’, Cấu ưu kì âm tráng tắc ‘vật thủ’. Phàm thử loại giai phù dương ức âm chi ý. Chí ư nội dương ngoại âm tắc viết ‘quân tử đạo trưởng, tiểu nhân đạo tiêu,’ nội âm ngoại dương tắc viết ‘tiểu nhân đạo trưởng, quân tử đạo tiêu.” 《河圖》以生數之陽統成數之陰。《洛書》 以幾數之陽統偶數之陰。造化貴賤之意,孰切於此?先天卦乾以「君」 言,後天卦震以「帝」言,同一尊陽之意。尊陽則抑陰可知。又如坤嫌 於無陽則稱「龍」,姤憂其陰壯則「勿取」。凡此類皆扶陽抑陰之意。 至於內陽外陰則曰「君子道長,小人道消」,內陰外陽則曰「小人道 長,君子道消」。1 (Hà đồ lấy phần dương của số sinh nắm giữ phần âm của số thành. Lạc thư lấy phần dương của số lẻ bao quát phần âm của số chẵn. Ý tạo hóa quý tiện, chỗ nào quan trọng hơn thế? Quẻ Tiên thiên Càn lấy “quân” mà nói, quẻ Hậu thiên Chấn lấy “đế” mà nói, cùng là ý tôn dương. Tôn dương thì có thể biết là nén âm. Lại như Khôn hiềm vì không có dương nên gọi là “long”; Cấu lo âm lớn mạnh thì nói “chớ lấy”. Phàm những điều ấy đều là ý phù dương nén âm. Đến như trong dương ngoài âm thì nói “đạo quân tử lớn mạnh, đạo tiểu nhân tiêu vong”, trong âm ngoài dương thì nói “đạo tiểu nhân lớn mạnh, đạo quân tử tiêu vong”).

Bởi vì âm dương là bản thể của Dịch, nên tác giả cho rằng sự vận hành tiêu trưởng của âm dương chi phối toàn bộ tính chất của 64 quẻ Kinh Dịch. Nói về Bát quái thì Càn Khảm Cấn Chấn thuộc dương, Tốn Li Khôn Đoài thuộc âm; nói về Lục thập tứ quái thì những quẻ mà hai thể trên dưới có

Luận văn Thạc sĩ - Chuyên ngành Hán Nôm 42 tượng Càn Khảm Cấn Chấn đều thuộc dương và ngược lại những quẻ mà hai thể trên dưới có tượng Tốn Li Khôn Đoài đều thuộc âm. Ví dụ: quẻ Truân là trên Khảm dưới Chấn, quẻ Mông là trên Cấn dưới Khảm, quẻ Di là trên Cấn dưới Chấn, quẻ Khảm thì hai thể trên dưới đều là Khảm. Bốn quẻ này đều có tượng của Càn Khảm Cấn Chấn, nên đều thuộc dương. Ông lại căn cứ vào

Thượng hạ thiên nghĩa của Trình Tử, tiến hành xác lập 12 tiêu chí phân biệt quẻ âm thịnh, dương thịnh và phân tích tỉ mỉ toàn bộ 64 quẻ Thượng Hạ kinh Chu dịch. QUẺ DƯƠNG THỊNH Có quẻ Càn Nhu, Tụng, Tiểu súc, Lí, Thái, Bĩ, Đồng nhân, Đại hữu, Vô vọng, Đại súc 10

Dương sinh ở dưới Phục 01

Dương lớn ở dưới (hào đầu; 2 đều dương) Lâm 01

Dương thịnh ở trên (hào 5; 6 dương) Quán 01

Dương cực ở trên (hào 6 dương) Bác 01

Một hào dương làm chủ các hào âm Sư, Tỉ, Khiêm, Dự, Phục

05 Quẻ có hai hào dương, một hào dương sinh ở dưới

mà thành tựu ở trên. Hai thể trên dưới đều dương.

Truân, Mông, Di, Li 04

Dương thịnh ở giữa quẻ(hào 2; 3; 4; 5 đều dương)

Đại quá 01

Hào đầu và hào 6 đều dương, vây bọc bốn hào âm. Di 01

Hai thể trên dưới đều dương (hào đầu; 3; 4; 6 đều dương)

Li 01

Thiếu nam ở trên trung nữ, trưởng nữ Bí 01

Trưởng dương chẳng phải Thiếu âm có thể chống lại mà xuống dưới

Tùy, Phệ hạp 02

Luận văn Thạc sĩ - Chuyên ngành Hán Nôm 43 QUẺ ÂM THỊNH

Có quẻ Khôn Tấn, Minh di, Tụy,

Thăng

04

Âm sinh từ dưới Cấu 01

Âm lớn ở dưới (hào đầu; 2 đều âm) Độn 01

Âm thịnh ở trên (hào 5; 6 đều âm) Đại tráng 01

Âm cực ở trên (hào 6 âm) Quải 01

Không có quẻ Khôn nhưng số hào âm chiếm ưu thế(hào đầu; 2; 5; 6 đều âm)

Tiểu quá 01

Âm nhiều dương ít (4 hào âm, 2 hào dương), dương sinh ở dưới mà không thành tựu ở trên, lại mất chính vị, là dương suy yếu

Giải, Chấn 02

Âm nhiều dương ít, trên có dương, dưới không có dương, là không có gốc

Kiển, Cấn 02

Quẻ có hai hào âm, hai thểđều âm Gia nhân, Khuê, Cách,

Đỉnh, Tốn, Đoài, Trung phu 07 Hào âm quẻ Khảm bị hãm ở giữa, lại trùng với quẻ âm. Tỉnh, Hoán, Tiết 03

Nam tuy ở trên nữ, nhưng mất chính vị, nên âm ở

vị trí tôn quý.

Hằng, Tổn, Quy muội, Phong

04

Nữở trên nam, là âm thắng Ích, Khốn, Tiệm, Lữ,

Hoán, Vị tế

06

TỔNG SỐ 33

Bảng 2.1. Âm thnh dương thnh ca 64 quThượng Hạ kinh Chu Dịch

Điểm lại lịch sử nghiên cứu Dịch học, xưa nay có rất nhiều cách phân chia 64 quẻChu dịch. Sự phân chia sớm nhất thể hiện trong Dịch truyện, phân chia 64 quẻ thành các nhóm quẻ mà hào tượng có tính chất âm dương đối lập. Tiếp đó đến đời Hán, Mạnh Hỉ lại chọn ra 12 quẻ tương ứng với 12 tháng trong năm, gọi là “thập nhị tích quái” (12 quẻ chủ quản). Kinh Phòng phát huy thuyết đó, căn cứ vào sự diễn hóa của Bát quái thành Lục thập tứ quái,

Luận văn Thạc sĩ - Chuyên ngành Hán Nôm 44 tiến hành phân loại 64 quẻ (Biệt quái) thành 8 nhóm quẻ tương ứng với Bát quái (Kinh quái), gọi là thuyết “Cửu cung”, có ảnh hưởng rất lớn tới bốc phệ sau này. Đến đời Đường, Hàn Khang Bá, Khổng Dĩnh Đạt tiếp tục chú giải, phát huy cách phân loại trong Dịch truyện. Sang đời Tống, Trình Tử căn cứ vào sự tiêu trưởng của âm dương để phân nhóm 64 quẻ thành hai nhóm quẻ Âm thịnh – Dương thịnh cùng những tiêu chí nhận biết. Nhìn chung các cách phân loại trên đều căn cứ vào hai yếu tố âm dương, thế nhưng cách phân loại của Dịch truyện thì căn cứ vào hình tượng của quẻ; phân loại của Mạnh Hỉ, Kinh Phòng thì phát xuất từ sự biến đối, diễn hóa âm dương của quẻ, tức là từ một cái tĩnh (Kinh quái) để soi chiếu cái động (diễn hóa thành Biệt quái); phân loại của Trình Tử lại căn cứ vào hình tượng quẻ, tính chất âm dương của quẻ và ngôi quẻ, tức là từ cái động (sự tăng giảm, thay đổi vị trí của hào âm, hào dương) để nhìn nhận cái tĩnh (quẻ ở trạng thái thịnh mãn). Thế nhưng, tác giả Dịch phu tùng thuyết trình bày về thuyết của Trình Tử không nhằm mục đích xiển phát nghĩa lí Dịch học Trình Tử, mà vì “biện luận của Trình Tử trùng phức”, khiến cho người “sơ học rất khó thể nhận”, bởi vậy động cơ, mục đích của tác giả chỉ là giảng minh, khái yếu, nhằm giúp người học dễ hiểu mà thôi. Sự phân tích của tác giả cho thấy, hai quẻ Càn Khôn là đạo của trời đất, là bản thể của âm dương, Càn thuần dương mà thống suất toàn bộ 29 quẻ dương thịnh, Khôn thuần âm mà thống suất toàn bộ 33 quẻ âm thịnh. Tuy nhiên, sự thống kê và phân tích rạch ròi hai nhóm quẻ đó lại rất có ý nghĩa đối với bộ môn bốc Dịch.

2.1.2.3. Tứ tượng – Bát quái – Lục thập tứ quái

Trình bày về quá trình diễn hóa từ Thái cực thành 64 quẻ, tác giả tiếp thu quan điểm “Dịch hữu Thái cực, thị sinh Lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh Tứ

tượng, Tứ tượng sinh Bát quái.”《易》有太極,是生兩儀,兩儀生四象, 四象生八卦。(Dịch có Thái cực, sinh ra Lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh Tứ tượng, Tứ tượng sinh Bát quái) của Hệ từ truyện, thuyết “nhất phân vi nhị” (một chia làm hai) của Thiệu Tử và thuyết “trùng cơ trùng ngẫu” (chồng lên một lẻ một chẵn) của Chu Tử, cho rằng: từ Thái cực sinh ra một lẻ một chẵn

Luận văn Thạc sĩ - Chuyên ngành Hán Nôm 45 là Lưỡng nghi, trên Lưỡng nghi lại sinh một lẻ một chẵn là là Tứ tượng, trên

Một phần của tài liệu Khảo cứu văn bản dịch phu tùng thuyết (Trang 43)