Tứ tượng – Bát quái – Lục thập tứ quái

Một phần của tài liệu Khảo cứu văn bản dịch phu tùng thuyết (Trang 50 - 52)

8. QUY ƯỚC TRÌNH BÀY

2.1.2.3.Tứ tượng – Bát quái – Lục thập tứ quái

Trình bày về quá trình diễn hóa từ Thái cực thành 64 quẻ, tác giả tiếp thu quan điểm “Dịch hữu Thái cực, thị sinh Lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh Tứ

tượng, Tứ tượng sinh Bát quái.”《易》有太極,是生兩儀,兩儀生四象, 四象生八卦。(Dịch có Thái cực, sinh ra Lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh Tứ tượng, Tứ tượng sinh Bát quái) của Hệ từ truyện, thuyết “nhất phân vi nhị” (một chia làm hai) của Thiệu Tử và thuyết “trùng cơ trùng ngẫu” (chồng lên một lẻ một chẵn) của Chu Tử, cho rằng: từ Thái cực sinh ra một lẻ một chẵn

Luận văn Thạc sĩ - Chuyên ngành Hán Nôm 45 là Lưỡng nghi, trên Lưỡng nghi lại sinh một lẻ một chẵn là là Tứ tượng, trên Tứ tượng lại sinh một lẻ một chẵn là Bát quái, cứ như vậy sẽ diễn hóa thành 64 quái, tương ứng với điều Thiệu Tử nói “nhất phân vi nhị, nhị phân vi tứ, tứ phân vi bát, bát phân vi thập lục, thập lục phân vi tam thập nhị, tam thập nhị phân vi lục thập tứ.” 一分為二,二分為四,四分為八,八分為十六, 十六分為三十二,三十二分為六十四。(1 chia làm 2, 2 chia làm 4, 4 chia làm 8, 8 chia làm 16, 16 chia làm 32, 32 chia làm 64). Do đó nói “Quái chi sở dĩ thành, bất quá nhất các sinh lưỡng nhi dĩ.” 卦之所以成,不過一各生 兩而已。1 (Quẻ sở dĩ thành chẳng qua là từ một sinh hai mà thôi).

Trình bày về Tứ tượng Bát quái, tác giả nhấn mạnh quan điểm khác nhau của Thiệu Tử và Chu Tử:

Thiệu Tử dĩ Thái dương vi dương, Thiếu âm vi âm, Thiếu dương vi cương, Thái âm vi nhu. Chu Tử thích chi tắc viết: dương vi Thái dương, âm vi Thái âm, cương vi Thiếu dương, nhu vi Thiếu âm. Kì ngôn dương dữ

cương đồng, nhi ngôn âm dữ nhu dị. Thiệu Tử dĩ Thái dương vi Càn, Thái âm vi Đoài, Thiếu dương vi Li, Thiếu âm vi Chấn, tứ quái vi Thiên tứ tượng. Thiếu cương vi Tốn, Thiếu nhu vi Khảm, Thái cương vi Cấn, Thái nhu vi Khôn, tứ quái vi Địa tứ tượng. Chu Tử dĩ Càn Đoài Cấn Khôn vi Thiên tứ

tượng, Li Chấn Tốn Khảm vi Địa tứ tượng. Kì ngôn Càn Đoài Tốn Khảm

đồng, ngôn Li Chấn Cấn Khôn dị.” 邵子以太陽為陽,少陰為陰,少陽為 剛,太陰為柔。朱子釋之則曰:陽為太陽,音為太陰,剛為少陽,柔為 少陰。其言陽與剛同,而言陰與柔異。邵子以太陽為乾,太陰為兑,少 陽為離,少陰為震,四卦為天四象。少剛為巽,少柔為坎,太剛為艮, 太柔為坤,四卦為地四象。朱子以乾兑艮坤為天四象,離震巽坎為地四 象。其言乾兑巽坎同,言離震艮坤異。2 (Thiệu Tử coi Thái dương là dương, Thiếu âm là âm, Thiếu dương là cương, Thái âm là nhu. Chu Tử thích nghĩa lại viết: dương là Thái dương, âm là Thái âm, cương là Thiếu dương, nhu là Thiếu âm. Nói dương với cương giống, mà nói âm với nhu

1 Dẫn từDịch phu tùng thuyết – Chu Tửđồ thuyết, tr.55. 2 Dẫn từDịch phu tùng thuyết – Chu Tửđồ thuyết, tr.56-57.

Luận văn Thạc sĩ - Chuyên ngành Hán Nôm 46 khác. Thiệu Tử coi Thái dương là Càn, Thái âm là Đoài, Thiếu dương là Li, Thiếu âm là Chấn, bốn quẻ làm Thiên tứ tượng. Thiếu cương là Tốn, Thiếu nhu là Khảm, Thái cương là Cấn, Thái nhu là Khôn, bốn quẻ là Địa tứ tượng. Chu Tử coi Càn Đoài Cấn Khôn là Thiên tứ tượng, Li Chấn Tốn Khảm là Địa tứ tượng. Nói Càn Đoài Tốn Khảm thì giống, nói Li Chấn Cấn Khôn lại khác).

Nói tóm lại sự hình thành Bát quái là do âm dương thái thiếu bán thể tương giao: “Thái cực sinh Lưỡng nghi, bất quá nhất âm nhất dương. Nhiên

độc âm cô dương, khởi hữu sinh lí? Tất các dĩ bán thể tương giao dịch nhi hỗ vi căn, nhiên hậu các sinh nhất âm nhất dương, nhi vi Tứ tượng yên. Đãn Thái âm, Thiếu dương bản Âm nghi trung sinh dã, nhi quy chi dương sinh; Thái dương, Thiếu âm bản Dương nghi trung sinh dã, nhi quy chi âm sinh giả, tắc dĩ dương đắc âm bán, âm đắc dương bán, dĩ vi chi căn cố dã.” 太極 生兩儀,不過一陰一陽。然獨陰孤陽,豈有生理?必各以半體相交易而 互為根,然後各生一陰一陽,而為四象焉。但太陰、少陽本陰儀中生 也,而歸之陽生;太陽、少陰本陽儀中生也,而歸之陰生者,則以陽得 陰半,陰得陽半,以為之根故也。1 (Khi Thái cực sinh Lưỡng nghi chẳng qua là một âm một dương. Nhưng độc âm cô dương, há có sinh lí? Ắt đều lấy bán thể tương giao mà nương náu trong nhau, sau đó cùng sinh một âm một dương, mà thành Tứ tượng vậy. Thế nhưng Thái âm, Thiếu dương vốn sinh từ Nghi âm mà quy về dương sinh, Thái dương, Thiếu âm vốn sinh từ Nghi dương mà quy về âm sinh, thì lấy dương được một nửa âm, âm được một nửa dương, để làm căn bản vậy).

Một phần của tài liệu Khảo cứu văn bản dịch phu tùng thuyết (Trang 50 - 52)