CÁCH THỨC LUẬN GIẢI KINH TRUYỆN CHU DỊCH

Một phần của tài liệu Khảo cứu văn bản dịch phu tùng thuyết (Trang 69 - 79)

8. QUY ƯỚC TRÌNH BÀY

2.2. CÁCH THỨC LUẬN GIẢI KINH TRUYỆN CHU DỊCH

Dịch phu tùng thuyết bố cục gồm sáu phần: Trình Tử truyện tự, Trình Tử thiên nghĩa, Chu Tử đồ thuyết, Chu Tử ngũ tán, Chu Tử phệ nghi Dịch thuyết cương lĩnh. Bố cục đó hoàn toàn giống với bố cục phần giải thuyết ở đầu Chu dch đại toàn. Từ cách bố cục đó, chúng tôi nhận thấy Dịch phu tùng thuyết cấu tạo hoàn toàn theo hệ thống Dịch học Trình Chu, trong đó bộ

Luận văn Thạc sĩ - Chuyên ngành Hán Nôm 64 phận Dịch học Chu Tử là một nội dung quan trọng. Xét về dung lượng thì Dịch học Chu Tử gồm 80/120 đoạn vấn đáp, 95/124 trang văn bản.

Tác giả thông qua hình thức vấn đáp, luận giải Truyện Nghĩa của Trình Chu nhằm trình bày một cách có hệ thống những vấn đề quan yếu về Dịch học. Tác giả thường xoáy sâu vào những vấn đề khó hiểu, đáng ngờ, ví dụ vấn đề “Hậu thiên bát dụng”; nhìn nhận vấn đề trong tương quan với nhiều giải thuyết khác nhau, chẳng hạn thuyết của Chu Tử với thuyết của Thiệu Tử, Hồ thị, Sái thị; tùy theo từng vấn đề mà có mức độ chú ý khác nhau: trong các loại đồ thức, tác giả bàn rất kĩ về Hà đồ - Lạc thư, phân tích đặc trưng, điểm dị đồng giữa các đồ thức, sự tương thông giữa các thuyết Thanh luật, Can chi, Vận khí, Ngũ hành, Nạp giáp, Bốc phệ với Đồ ThưTiên thiên bát quái. Trong đó các phương pháp đối chiếu, khái quát, phân tích, luận thuật, lí giải, phê bình được tác giả kết hợp khá nhuần nhuyễn và có hệ thống.

Đối với những thuyết mà tiên nho đã giải thích rõ ràng, chi tiết thì tác giả chỉ trình bày đại lược, theo lối “quát kì tổng yếu” 括其總要 (khái quát những điều cốt yếu). Cho nên khi bàn về tương quan giữa Hà đồ Lạc thư với

Cửu trù Bát quái, tác giả lược giải như sau:

Chu Tử luận chi dĩ minh. Ước ngôn chi, tắc kiêm Hà đồ chi trung ngũ

dữ thập, diệc khả dĩ tự vi Cửu trù; hư Lạc thư chi trung ngũ vi Thái cực, diệc khả dĩ liệt vi Bát quái.” 朱子論之已明。約言之,則兼《河圖》之中 五與十,亦可以敘為《九疇》;虛《洛書》之中五為太極,亦可以列為 八卦。1 (Chu Tử bàn về thuyết đó đã rõ. Nói tóm lại bao gồm ngôi 5 và 10 ở giữa Hà đồ thì có thể soạn ra Cửu trù; bỏ trống ngôi 5 giữa ở Lạc thư làm Thái cực cũng có thể bày làm Bát quái).

Thế nhưng có những đoạn, ví dụ ngôi số của Đồ Thư, tác giả lại giải luận khá kĩ càng, tỉ mỉ:

Luận văn Thạc sĩ - Chuyên ngành Hán Nôm 65 “Thử khái ngôn, nhất nhị tam tứ giả, Tứ tượng chi vị. Lục thất bát cửu giả, Tứ tượng chi số. Hà đồ tắc nhất lục nhị thất tam bát tứ cửu đồng xử kì phương, thị tương thác dã. Nhiên hữu ngũ cư trung, tắc Bắc phương nhất

đắc ngũ nhi vi lục (Thái dương số), tiện khả đối Nam phương nhị (Thiếu âm vị); Đông phương tam đắc ngũ nhi vi bát (Thiếu âm số), tiện khả đối Tây phương tứ (Thái âm vị); Nam phương nhị đắc ngũ nhi vi thất (Thiếu dương số), tiện khả đối Bắc phương nhất (Thái dương vị); Tây phương tứ đắc ngũ

nhi vi cửu (Thái dương số), tiện khả đối Đông phương tam, thị vị thường bất tương đối dã. Lạc thư tắc nhất cửu tam thất nhị bát tứ lục, bỉ thử dao hướng, thị tương đối dã. Nhiên hữu ngũ cư trung, tắc Bắc phương nhất đắc ngũ nhi vi lục, Tây nam nhị đắc ngũ nhi vi thất, Đông nam tứ đắc ngũ nhi vi cửu,

Đông bắc tam đắc ngũ nhi vi bát, tung hoành giao tổng, thị vị thường bất tương thác dã. Đãn Giác Hiên thử luận chuyên chủ Trung ương chi ngũ, cố

giai đắc ngũ nhi thành. Nhược đãn luận thác trung hữu đối, đối trung hữu thác, tắc Hà đồ nhất đối thất, nhị đối lục, tam đối cửu, tứ đối bát; Lạc thư

lục liên nhất, thất liên nhị, cửu liên tứ, bát liên tam, hựu vị thường bất hữu tự nhiên chi tượng yên. Nghi cánh tường chi.” 此概言,一二三四者,四象 之位。六七八九者,四象之數。《河圖》則一六二七三八四九同處其 方,是相錯也。然有五居中,則北方一得五而為六太陽數,便可對南方 二少陰位;東方三得五而為八少陰數,便可對西方四太陰位;南方二得 五而為七少陽數,便可對北方一太陽位;西方四得五而為九太陽數,便 可對東方三,是未嘗不相對也。《洛書》則一九三七二八四六,彼此遙 向,是相對也。然有五居中,則北方一得五而為六,西南二得五而為 七,東南四得五而為九,東北三得五而為八,縱橫交綜,是未嘗不相錯 也。但覺軒此論專主中央之五,故皆得五而成。若但論錯中有對,對中 有錯,則《河圖》一對七,二對六,三對九,四對八;《洛書》六連 一,七連二,九連四,八連三,又未嘗不有自然之象焉。宜更詳之。1

(Đó có lẽ nói, 1 – 2 – 3 – 4 là ngôi của Tứ tượng, 6 – 7 – 8 – 9 là số của Tứ

Luận văn Thạc sĩ - Chuyên ngành Hán Nôm 66 tượng. Hà đồ thì 1 – 6, 2 – 7, 3 – 8, 4 – 9 cùng ở đúng phương, đó là xen kẽ nhau vậy. Nhưng số 5 ở giữa thì phương Bắc 1 được 5 mà thành 6 (số Thái dương), thì có thể đối xứng với phương Nam 2 (ngôi Thiếu âm); phương Đông 3 được 5 mà thành 8 (số Thiếu âm), thì có thể đối xứng với phương Tây 4 (ngôi Thái âm); phương Nam 2 được 5 mà thành 7 (số Thiếu dương), thì có thể đối xứng với phương Bắc 1 (ngôi Thái dương); phương Tây 4 được 5 mà thành 9

(số Thái dương), thì có thể đối xứng với phương Đông 3, đó là chưa từng không đối xứng vậy. Lạc thư thì 1 – 9, 3 – 7, 2 – 8, 4 – 6, số này số khác từ xa hướng nhau, đó là đối xứng vậy. Nhưng số 5 ở giữa thì phương Bắc 1 được 5 mà thành 6, Tây nam 2 được 5 mà thành 7, Đông nam 4 được 5 mà thành 9, Đông bắc 3 được 5 mà thành 8, dọc ngang xen kẽ, đó là chưa từng không xen kẽ vậy. Thế nhưng lời bàn đó của Giác Hiên chỉ chuyên chủ ở số 5 Trung ương, vì vậy đều được 5 mà thành. Nếu chỉ bàn trong xen kẽ có đối xứng, trong đối xứng có xen kẽ thì Hà đồ 1 đối 7, 2 đối 6, 3 đối 9, 4 đối 8;

Lạc thư 6 liền 1, 7 liền 2, 9 liền 4, 8 liền 3, lại chưa từng không có tượng tự nhiên vậy. Lại nên rõ điều đó).

Có những đoạn tác giả tập trung giải thích một chữ, từ hoặc cụm từ quan trọng. Ví dụ: “Thiệu Tử ngộ Tốn phùng lôi chi nghĩa, kì cấu ý ‘lạc’ tự, giai bất khả dĩ giản dị khán” 邵子遇巽逢雷之義,其構意「落」字,皆不 可以簡易看。1 (Ý nghĩa ‘ngộ Tốn phùng lôi’ của Thiệu Tử là cấu ý ở chữ ‘lạc’, đều không dễ dàng hiểu được), “Thiệu Tử cái tá dĩ tả toàn vi thuận, hữu hành vi nghịch, nhiên tường vị ‘nhược’ tự, tắc thuận nghịch chi nghĩa diệc phi chuyên chủ.” 邵子蓋借以左旋為順,有行為逆,然詳味「若」 字,則順逆之義亦非專主。2 (Đại khái Thiệu Tử mượn thuyết xoay về bên trái là thuận, vận hành về bên phải là nghịch, nhưng xét kĩ chữ ‘nhược’ [giống như] thì ý nghĩa thuận nghịch cũng không phải là chuyên chủ). Có khi lại nêu lên nghi ngờ về văn bản “Thử ‘dương’ tự đương tác ‘âm’ tự, san

1 Dẫn từDịch phu tùng thuyết – Chu Tửđồ thuyết, tr.74. 2 Dẫn từDịch phu tùng thuyết – Chu Tửđồ thuyết, tr.50.

Luận văn Thạc sĩ - Chuyên ngành Hán Nôm 67

tả chi mậu nhĩ.” 此「陽」字當作「陰」字,刊寫之繆耳。1 (Chữ “dương” đó nên sửa là chữ “âm”, do viết nhầm vậy).

Diễn giải các thuyết của tiên nho, đối với những điều còn nghi ngờ mà bản thân chưa có kiến giải hợp lí thì tác giả rất khéo léo bày tỏ quan điểm cá nhân thông qua nhận xét về một thuyết nào đó mà không hề bình luận. Bởi vậy khi bàn về Thái cực ông viết:

Liệt Tử ý dĩ thiên địa vạn vật chi khí vị phán vi hỗn luân, Hán chí ý vị

hàm thiên địa nhân tam tài vi nhất khí. Nhị thuyết giai chỉ Thái cực vi nhất

khí.” 列子意以天地萬物之氣未判為混淪,《漢志》意謂含天地人三才

為一氣。二說皆只太極為一氣。2 (Ý Liệt Tử coi khí của trời đất muôn vật chưa phân tách là hỗn luân, Hán thư - Thiên văn chí ý nói bao quát tam tài trời – đất – người làm một khí. Hai thuyết đó đều coi Thái cực là một khí).

Hoặc khi bàn về thuyết Văn Vương đổi Tiên thiên đồ thành Hậu thiên

đồ, tác giả có nêu mà không bình luận giải thuyết của Chu Tử. Trong khi đó ông lại nhận định thuyết “Tiên thiên chi Dịch vi Hậu thiên, duy khán Khang Hi đế ngự án chi luận, thậm hữu phát minh. Phân phân chư thuyết, giai phi tự nhiên hĩ.” 先天之《易》為後天,惟看康熙帝《御案》之論,甚有發 明。紛紛諸說,皆非自然矣。3 (Dịch Tiên thiên đối làm Hậu thiên, xem lời bàn trong Ngự án của vua Khang Hi rất có phát minh. Các thuyết rối bời, đều không phải theo lẽ tự nhiên vậy).

Tác giả chú trọng lí giải những điểm giống và khác nhau căn bản giữa

Hà đồ với Lạc thư, giữa Hoành đồ với Phương đồ, Viên đồ. Bởi vậy, nội dung trình bày trong Đồ thuyết thường theo phương thức sóng đôi, tức là

đồ với Lạc thư, Tiên thiên với Hậu thiên, Viên đồ với Phương đồ. Đối với sự “dị đồng” trong luận thuyết của Thiệu Tử, Chu Tử, có khi tác giả chỉ nêu vấn đề, nhưng có khi lại diễn giảng, biện biệt để tìm ra sự “tương thông” giữa các thuyết đó. Những vấn đề mà tác giả quan tâm là: mối quan hệ giữa

1 Dẫn từDịch phu tùng thuyết – Chu Tửđồ thuyết, tr.64. 2 Dẫn từDịch phu tùng thuyết – Chu Tửđồ thuyết, tr.48. 3 Dẫn từDịch phu tùng thuyết – Chu Tửđồ thuyết, tr.83.

Luận văn Thạc sĩ - Chuyên ngành Hán Nôm 68 ngôi và số của quẻ, sự phân bố, tiêu trưởng, âm dương của từng hoặc nhóm quẻ, số sinh số thành, quy luật sinh khắc, thuận nghịch, qua lại, phương vị trên dưới, trái phải của các quẻ v.v thể hiện trong Đồ thuyết.

Chu Tử từng nói: “Phu tử phương thủy thuần dĩ lí ngôn, tuy vị tất thị Hi Văn bản ý, nhi sự thượng thuyết lí, diệc thị như thử, đãn bất khả tiện dĩ Phu tử chi thuyết vi Văn Vương chi thuyết.” 夫子方始純以理言,雖未必是羲文

本意,而事上說理,亦是如此,但不可便以夫子之說為文王之說。(Phu

tử mới bắt đầu thuần bàn về lí, tuy rằng chưa hẳn đã là bản ý của vua Hi vua Văn, nhưng mà theo việc nói lí, cũng là như thế, có điều không thể lấy thuyết của Phu tử làm thuyết của Văn Vương) nghĩa là Khổng Tử tuy giải

Dịch của Phục Hi, Văn Vương, nhưng không thể đồng nhất Dịch của Khổng Tử với Dịch của Văn Vương. Do vậy, xưa nay truyện chú Kinh Dịch rất nhiều, mỗi nhà một thuyết, mặc dù chủ ý là để phát huy nghĩa lí uẩn áo của kinh văn, song nếu không hư tâm thận ý thì rất có thể lại thành xuyên tạc kinh văn. Đây là vấn đề quan trọng trong luận giải kinh học, vì thế tác giả

Dịch phu tùng thuyết rất quan tâm đến vấn đề này. Phàm khi diễn giải ý kiến của tiên nho, tác giả đều sử dụng các từ nghi vấn như “cái” (có lẽ), “đại khái”, chẳng hạn: “Chu Tử ư Đồ thuyết bản văn, cái chủ Bát quái chi vị

ngôn.” 朱子於《圖說》本文,蓋主八卦之謂言。1 (Chu Tử đối với lời văn trong Đồ thuyết, có lẽ chuyên nói về ngôi của Bát quái), “cái chỉ Cửu trù trung sở trần sự vật chi số dã.” 蓋指《九疇》中所陳事物之數也。2 (có lẽ chỉ số sự vật trình bày trong Cửu trù), “cái tượng hữu tứ nhi điệp thi diệc dĩ

tứ nhân dã.” 蓋象有四而揲蓍亦以四因也。3(có lẽ Tượng có bốn mà cách xếp cỏ thi cũng là nhân với bốn) “Thử khái ngôn, nhất nhị tam tứ giả, Tứ

tượng chi vị. Lục thất bát cửu giả, Tứ tượng chi số.” 此概言,一二三四 者,四象之位;六七八九者,四象之數。4 (Đó có lẽ nói, một hai ba bốn

1 Dẫn từDịch phu tùng thuyết – Chu Tửđồ thuyết, tr.39-40. 2 Dẫn từDịch phu tùng thuyết – Chu Tửđồ thuyết, tr.41. 3 Dẫn từDịch phu tùng thuyết – Chu Tửđồ thuyết, tr.43. 4 Dẫn từDịch phu tùng thuyết – Chu Tửđồ thuyết, tr.33.

Luận văn Thạc sĩ - Chuyên ngành Hán Nôm 69 là ngôi của Tứ tượng, sáu bảy tám chín là số của Tứ tượng), “cái ngôn Lão dương số cư Lão âm vị, Lão âm số cư Lão dương vị, Nhị thiếu diệc nhiên.” 蓋言老陽數居老陰位,老陰數居老陽位,二少亦然。1 (Có lẽ là nói số Lão dương ở ngôi Lão âm, số Lão âm ở ngôi Lão dương, mà hai Thiếu cũng vậy), “cái Càn Đoài Li ư Chấn vi kí vãng” 蓋乾兑離於振為既往 2(đại khái Càn Đoài Li với Chấn là quẻ đã qua), “Thiệu Tử cái tá dĩ tả toàn vi thuận.” 邵子蓋借以左旋為順。3 (Đại khái Thiệu Tử mượn thuyết xoay về bên trái là thuận) v.v. Điều đó thể hiện thái độ nghiên cứu nghiêm túc và thận trọng.

Trình bày một vấn đề nào đó, tác giả thường kết hợp phân tích, lí giải, bình luận và trình bày kiến giải cá nhân, nói theo cách gọi của ông là “phát huy” hoặc “phát minh”. Bàn về quá trình diễn hóa từ Tứ tượng thành Bát quái, tác giả đánh giá rất cao kiến giải của Chu Tử. Ông cho rằng Chu Tử đã “Minh thánh nhân tắc Đồ hoạch quái chi chỉ, hỗ phát dĩ bị kì nghĩa dã.” 明 聖人則《圖》畫卦之旨,互發以備其義也。4 (Làm rõ tôn chỉ của thánh nhân noi đồ vạch quẻ, tương hỗ phát huy đủ nghĩa). Hoặc khi bàn về giải thuyết “Văn Vương bát dụng” 文王八用 (Công dụng Bát quái của Văn Vương) của Thiệu Tử, tác giả nhận định: Chu Tử tuy đổi thuyết “bát dụng” của Thiệu Tử, nhưng là để “phát Thiệu Tử vị tận chi ý […] thuyết tuy canh nhi ý vị thường bội dã.” 發邵子未盡之意…說雖更而意未嘗悖也。5 (phát huy ý chưa nói hết của Thiệu Tử […] Thuyết tuy đổi mà ý thì chưa từng trái ngược). Tác giả lại đánh giá kiến giải của Lưu Vân Trang và Hồ Ngọc Trai là “thành xác luận” 誠確論 6 (lời bàn xác đáng). Đối với những luận thuyết có vẻ mâu thuẫn giữa Thiệu Tử với Chu Tử, tác giả cho rằng thuyết của Thiệu Tử, Chu Tử và Sái Nguyên Định tuy khác nhau, nhưng không hề mâu thuẫn, bởi vì mỗi người nhìn nhận ở góc độ khác nhau, nên xét về nghĩa lí

1 Dẫn từDịch phu tùng thuyết – Chu Tửđồ thuyết, tr.35. 2 Dẫn từDịch phu tùng thuyết – Chu Tửđồ thuyết, tr.49. 3 Dẫn từDịch phu tùng thuyết – Chu Tửđồ thuyết, tr.50. 4 Dẫn từDịch phu tùng thuyết – Chu Tửđồ thuyết, tr.38. 5 Dẫn từDịch phu tùng thuyết – Chu Tửđồ thuyết, tr.88. 6 Dẫn từDịch phu tùng thuyết – Chu Tửđồ thuyết, tr.87.

Luận văn Thạc sĩ - Chuyên ngành Hán Nôm 70 đều thông suốt. Chẳng hạn bàn về ngôi của Khảm Li, Thiệu Tử nói “Li

đương Dần, Khảm đương Thân, nhi số thường du chi giả, âm dương chi dật, nhiên dụng số bất quá hồ trung.” 離當寅,坎當申,而數常踰之者,陰陽 之溢,然用數不過乎中。1 (Li đóng cung Dần, Khảm đóng cung Thân, mà số thường vượt quá, đó là sự vượt quá của âm dương, nhưng dụng số không vượt quá khoảng giữa). Chu Tử thì nói: “Li đương Mão, Khảm đương Dậu.” 離當卯,坎當酉2 (Li đóng cung Mão, Khảm đóng cung Dậu). Tác giả giải thích rất rõ ràng:

Đại để Khảm Li giả, âm dương chi trung, xuân thu vi tứ thời chi trung, Mão Dậu hựu xuân thu chi trung. Đãn Thiệu Tử bất dục xử kì thịnh, cố vị

âm dương dụng sự chi phân số dĩ ư Dần Thân. Âm dương phân hạn chi thời, kì phân số quá Dần Thân nhi tận Mão trung Dậu trung giả, nãi kì doanh dật, bất đãi chí thử nhi âm dương thủy dụng sự nhĩ. Kì thực Li đương Mão, Khảm đương Dậu, quan Thiệu Tử diệc dĩ Khôn vi Tí chi bán, khả kiến hĩ.” 大抵坎離,陰陽之中,春秋為四時之中,卯酉又春秋之中。但邵子不欲 處其盛,故謂陰陽用事之分數已於寅申。陰陽分限之時,其分數過寅申 而盡卯中酉中者,乃其盈溢,不待至此而陰陽始用事耳。其實離當卯, 坎當酉,觀邵子亦以坤為子之半,可見矣。3 (Đại để Khảm Li là điểm giữa của âm dương, xuân thu là khoảng giữa của bốn mùa, Mão Dậu lại là khoảng giữa của xuân thu. Nhưng Thiệu Tử không muốn nói lúc thịnh, vì vậy nói phân số âm dương dụng sự đã ở Dần Thân. Khi phân hạn âm dương, phân số qua Dần Thân mà tận cùng ở khoảng giữa Mão giữa Dậu, tức là không đợi đến khi thịnh mãn mà âm dương mới dụng sự vậy. Thực ra Li đóng cung Mão, Khảm đóng cung Dậu, xét Thiệu Tử cũng lấy Khôn là một nửa cung Tí thì có thể hiểu vậy).

1 Dẫn từDịch phu tùng thuyết – Chu Tửđồ thuyết, tr.66. 2 Dẫn từDịch phu tùng thuyết – Chu Tửđồ thuyết, tr.66. 3 Dẫn từDịch phu tùng thuyết – Chu Tửđồ thuyết, tr.66-67.

Luận văn Thạc sĩ - Chuyên ngành Hán Nôm 71 Lại khi bàn về “Đoài ở phương Tây dụng sự”, Sái Nguyên Định nói “Tây phương vi âm bất dụng” 西方為陰不用 1 (Phương Tây là âm không dùng). Thiệu Tử thì cho rằng: “Đoài Li Tốn đắc dương chi đa, Cấn Khảm Chấn đắc âm chi đa, thị dĩ vi thiên địa chi dụng” 兑離巽得陽之多,艮坎震 得陰之多,是以為天地之用。2 (Các quẻ Đoài Li Tốn được nhiều hào dương, Cấn Khảm Chấn được nhiều hào âm, cho nên hoàn thành công dụng

Một phần của tài liệu Khảo cứu văn bản dịch phu tùng thuyết (Trang 69 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)