TƯƠNG QUAN DỊCH THUYẾT CỦA CHU TỬ VỚI DỊCH THUYẾT CỦA

Một phần của tài liệu Khảo cứu văn bản dịch phu tùng thuyết (Trang 93 - 103)

8. QUY ƯỚC TRÌNH BÀY

3.2.TƯƠNG QUAN DỊCH THUYẾT CỦA CHU TỬ VỚI DỊCH THUYẾT CỦA

THUYẾT CỦA CHƯ NHO

Dịch học Chu Tử lấy Dịch học họ Trình làm cốt cán, đồng thời dung hội sở trường của các nhà. Chu Tử là tập đại thành của các Dịch học gia thời Bắc Tống, tiếp thu trực tiếp tư tưởng Dịch học của Chu Đôn Di, Thiệu Ung, Âu Dương Tu, Trình Di, Trương Tái, Chu Chấn v.v. Đặc biệt ảnh hưởng rất lớn

Luận văn Thạc sĩ - Chuyên ngành Hán Nôm 88 từ Dịch học Thiệu Ung. Như Ngụy Hạc Sơn từng nói: “Chu Văn Công Dịch,

đắc ư Thiệu Tử vi đa. Cái bất độc Thiệu Dịch, tắc mang bất tri Khải mông, Bản nghĩa chi sở dĩ tác.” 朱文公《易》,得於邵子為多。蓋不讀邵 《易》,則茫不知《啟蒙》、《本義》之所以作。1 (Dịch học của Chu Văn Công phần nhiều lĩnh hội từ Thiệu Tử. Đại khái không đọc Dịch học của Thiệu Tử thì mờ mịt không biết nguyên do làm sách Khải mông, Bản nghĩa). Tuy nhiên, không hẳn quan điểm Dịch học của Chu Tử không hẳn đã hoàn toàn tương đồng với các nhà Dịch học trên, thậm chí có những điểm mâu thuẫn. Tuy nhiên, trong tác phẩm Dịch phu tùng thuyết, tác giả không đi sâu phân tích những điểm mâu thuẫn đó, ông chú trọng biện biệt, lí giải sự tương thông giữa Dịch thuyết của Chu Tử với Dịch thuyết của chư nho.

3.2.1. Chu Tử luận giải và phát huy Dịch thuyết của chư nho

Trong tác phẩm Dịch học khải mông, đặc biệt là quyển 1 và 2, Chu Tử đã luận giải khá nhiều về Dịch học của Thiệu Tử và chư nho, tiêu biểu như Trần Tiềm Thất, Ông Tư Trai v.v. Nội dung xoay quanh các vấn đề: quá trình diễn hóa từ Thái cực thành Lục thập tứ quái, mối quan hệ giữa âm và dương, Tiên thiênHậu thiên, Hà đồ - Lạc thư với Cửu trù, quái hoạch, phương vị, độ số, vị trí của các quẻ trong 9 loại đồ thức Tiên hậu thiên v.v. Tác giả Dịch phu tùng thuyết bám sát theo mạch luận giải đó, chọn lọc những vấn đề quan trọng hoặc khó hiểu để bàn luận. Chẳng hạn vấn đề công dụng Văn Vương bát quái của Thiệu Tử, quan hệ chính biến giữa Hà đồ - Lạc thư theo thuyết của Trần Tiềm Thất v.v.

Về công dụng của Văn Vương bát quái, Thiệu Tử cho rằng, mỗi quẻ đều có vị trí tương ứng với công dụng của nó, tuy nhiên Càn Khôn là tượng cha mẹ thoái ẩn không dụng sự, do đó chỉ có sáu quẻ con phát huy công dụng của trời đất. Chu Tử phân tích tỉ mỉ thuyết đó của Thiệu Tử, cho rằng Chấn Đoài Khảm Li là bốn quẻ dụng sự, Càn Khôn Tốn Cấn thì có phân biệt dùng một nửa, hướng đến dùng, toàn bộ không dùng, toàn bộ chưa dùng.

1 Dẫn theo Tính lí đại toàn thư 性理大全書, Quyển 14, Dịch học khải mông quyển chi

Luận văn Thạc sĩ - Chuyên ngành Hán Nôm 89 Tác giả Dịch phu tùng thuyết chú ý tới tương quan giữa hai thuyết đó, ông cho rằng Chu Tử phát huy ý chưa nói hết của Thiệu Tử, nên thuyết tuy khác mà ý thì chưa từng trái ngược. Có thể hình dung mạch luận giải về vấn đề này của tác giả như sau: Thoạt tiên tác giả lí giải và khẳng định tính đúng đắn trong thuyết của Thiệu Tử, tuy không mâu thuẫn, nhưng còn uẩn súc; tiếp đó tác giả trình bày lí do Chu Tử đổi thuyết của Thiệu Tử; sau đó tập trung phân tích, lí giải thuyết của Chu Tử; cuối cùng trở lại vấn đề, khẳng định sự hợp lí của hai thuyết trên.

Lí giải về thuyết Bát quái công dụng của Thiệu Tử, tác giả đã sử dụng khá nhiều nguyên lí Dịch học như “tư bẩm công dụng của trời đất” và “hoàn thành công dụng của trời đất”, vị trí và tính chất âm dương của các hào Bát quái, Càn Khôn thống quản sáu quẻ. Theo tác giả điều quan trọng quyết định sự hoàn thành công dụng của trời đất chính là sự hòa hợp của hai khí âm dương “Thành thiên địa chi dụng giả, tất do ư nhị khí chi hợp” 成天地之用 者,必由於二氣之合 1(Hoàn thành công dụng của trời đất ắt bởi hai khí [âm dương] phối hợp), bởi vậy, xét về tượng thì bốn quẻ Chấn Đoài Khảm Li có sự giao hòa của hai khí âm dương, bởi vì Chấn có tượng một hào dương ở dưới, hai hào âm ở trên, quẻ Đoài thì ngược lại, hai hào dương ở dưới, một hào âm ở trên, quẻ Khảm thì một hào dương ở giữa hai hào âm, quẻ Li lại một hào âm ở giữa hai hào dương; do tính chất âm giáng dương thăng nên bốn quẻ trên đều có sự giao hòa của âm dương, từ đó tạo nên công dụng của trời đất mà ứng với ngôi chính của bốn phương (dụng chính). Bốn quẻ còn lại thì, Tốn vì có một hào âm ở dưới, hai hào dương ở trên, Cấn có hai hào âm ở dưới, một hào dương ở trên, tức là âm dương khác nẻo; Càn Khôn là quẻ ba vạch dương, ba vạch âm, hoàn toàn thuần âm thuần dương, tức là “độc âm cô dương”, nên không phát huy công dụng của trời đất, mà ở ngôi lệch giữa (dụng thiên). Thế nhưng vì Càn Khôn là toàn thể của âm dương, lại kiêm nhiếp, thống quản sáu quẻ, vì thế tác giả viết:

Luận văn Thạc sĩ - Chuyên ngành Hán Nôm 90 “Tuy nhiên cực dương cực âm, nãi Càn Khôn chi toàn thể, nhi tam nam tam nữ các đắc kì nhất thể ư Càn Khôn, tắc Càn Khôn tuy bất dụng nhi Lưu Vân Trang sở vị ‘lục quái chi dụng vô vãng nhi phi Càn Khôn chi dụng’, Hồ

Ngọc Trai sở vị ‘lục tử chi dụng, tức Càn Khôn chi dụng’ giả, thành xác luận dã. Khởi đắc dĩ Thiệu Tử chi ngôn vi mâu thuẫn da?” 雖然極陽極陰, 乃乾、坤之全體,而三男、三女各得其一體於乾、坤,則乾、坤雖不用 而劉雲莊所謂「六卦之用無往而非乾、坤之用」、胡玉齋所謂「六子之

用,即乾、坤之用」者,誠確論也。豈得以邵子之言為矛盾耶?1(Tuy

vậy cực dương cực âm là toàn thể của Càn Khôn, mà ba nam ba nữ đều được một thể ở Càn Khôn, vậy thì Càn Khôn dẫu không dùng, nhưng Lưu Vân Trang cho rằng “công dụng của sáu quẻ không gì không phải công dụng của Càn Khôn”, Hồ Ngọc Trai cho rằng “công dụng của sáu quẻ con tức là công dụng của Càn Khôn”, thực là lời bàn xác đáng. Há lại coi lời Thiệu Tử là mâu thuẫn chăng?)

Những biện luận trên đây cho thấy sự vận dụng tinh tường và thể nghiệm sâu sắc của tác giả về Dịch học. Tuy nhiên, công dụng của trời đất phổ quát khắp bốn mùa, mà xuân sinh hạ trưởng thu đông túc sái, công dụng đều có khác nhau, bởi vậy Chu Tử mới đổi thuyết của Thiệu Tử, kì thực là tường giải các cấp độ công dụng thể hiện trong từng quẻ Bát quái.

Nhược phù tứ thời tư tự, tuy giai thiên địa chi dụng, nhi thiên địa chi

đại đức viết sinh, tắc dụng chi ư xuân hạ giả, kì ý thường thắng ư thu đông chi túc sái, nhi hạ chi trưởng dưỡng, kì công dụng hựu đa ư xuân chi phát sinh. Cố Chu Tử canh vi chi thuyết, ư tứ chính quái chi hậu, chuyên luận tứ

ngung chi quái. Tự Càn Khôn thuần âm thuần dương bất dụng ngôn chi, ư

Khôn tắc dĩ kì mẫu đạo thường thân nhi viết ‘do bán dụng’. Bán dụng giả hà? Vị cư Tây nhi do hướng ư trưởng dưỡng chi phương dã. Ư Càn tắc dĩ kì phụ đạo thường tôn nhi viết ‘toàn bất dụng’. Toàn bất dụng giả hà? Vị Tây bắc tắc thuần hồ túc sái chi địa dã. Tự Tốn Cấn âm dương thường dụng trung chi thiên ngôn chi, ư Tốn tắc dĩ Trưởng nữ khả nhiệm sự nhi viết ‘sao hướng

Luận văn Thạc sĩ - Chuyên ngành Hán Nôm 91

dụng’. Sao hướng dụng giả hà? Vị Đông ngung nhi tiệm tiến hồ trưởng dưỡng chi phương dã. Ư Cấn tắc dĩ kì Thiếu nam vị tập ư sự nhi viết ‘toàn vị

dụng’. Toàn vị dụng giả hà? Vị Đông ngung nhi do hướng ư túc sái chi địa dã. Chu Tử thử thuyết sở dĩ phát Thiệu Tử vị tận chi ý. Chí ư tựu tứ ngung bất chính chi trung, đãn dĩ âm phương dương phương vi dụng bất dụng chi biệt, nhi viết ‘cư Đông giả vị dụng, cư Tây giả bất phục dụng’, tắc hựu bản Thiệu Tử Tốn Cấn dụng thiên, Càn Khôn bất dụng chi nghĩa. Thuyết tuy canh nhi ý vị thường bội dã.” 若夫四辰資序,雖皆天地之用,而天地之大 德曰生,則用之於春夏者,其意常勝於秋冬之肅殺,而夏之長養,其功 用又多於春之發生。故朱子更為之說,於四辰正卦之候,專論四隅之 卦。自乾、坤純陰純陽不用言之,於坤則以其母道常親而曰「猶半 用」。半用者何?謂居西而猶向於長養之方也。於乾則以其父道常尊而 曰「全不用」。全不用者何?謂西北則純乎肅殺之地也。自巽、艮陰陽 常用中之偏言之,於巽則以長女可任事而曰「稍向用」。稍向用者何? 謂東隅而漸進乎長養之方也。於艮則以其少男未習事而曰「全未用」。 全未用者何?謂東隅而猶向於肅殺之地也。朱子此說所以發邵子未盡之 意。至於就四隅不正之中,但以陰方、陽方為用、不用之別,而曰「居 東者未用,居西者不復用」,則又本邵子巽、艮用偏,乾、坤不用之 義。說雖更而意未嘗悖也。1 (Còn như bốn mùa dựa vào thứ tự, dẫu đều là công dụng của trời đất, nhưng đức lớn của trời đất là sinh sôi, thì công dụng ở mùa xuân mùa hạ, ý thường vượt hơn mùa thu mùa đông thu liễm, mà sự trưởng dưỡng ở mùa hạ, công dụng lại nhiều hơn sự phát sinh ở mùa xuân. Vì vậy Chu Tử đổi thành thuyết, đối với phía sau bốn quẻ chính, chuyên bàn quẻ bốn góc. Từ Càn Khôn thuần âm thuần dương không dùng mà nói, đối với Khôn thì lấy đạo mẹ thường thân thiết mà nói “còn dùng một nửa”. Dùng một nửa là thế nào? Là nói ở phương Tây mà còn hướng đến phương trưởng dưỡng vậy. Đối với Càn thì lấy đạo cha thường tôn nghiêm mà nói “không dùng toàn bộ”. Không dùng toàn bộ là thế nào? Là nói Tây bắc thuần là phương thu liễm vậy. Từ Tốn Cấn âm dương thường dùng lệch

Luận văn Thạc sĩ - Chuyên ngành Hán Nôm 92 khoảng giữa mà nói, đối với Tốn thì lấy trưởng nữ có thể gánh vác công việc mà nói “hơi hướng dùng”. Hơi hướng dùng là thế nào? Là nói góc phía Đông mà dần tiến đến phương trưởng dưỡng vậy. Đối với Cấn thì lấy thiếu nam chưa quen việc mà nói “chưa dùng toàn bộ”. Chưa dùng toàn bộ là thế nào? Là nói góc phía Đông mà còn hướng đến chỗ thu liễm vậy. Thuyết ấy của Chu Tử là để phát huy ý chưa nói hết của Thiệu Tử. Đến như xét khoảng giữa bốn góc không ngay chính, chỉ lấy phương âm phương dương để phân biệt dùng với không dùng, mà nói “ở phương Đông là dùng, ở phương Tây là không dùng lại”, thì lại gốc ở nghĩa Tốn Cấn dùng lệch, Càn Khôn không dùng của Thiệu Tử. Thuyết tuy đổi mà ý thì chưa từng trái ngược vậy.)

Về mối quan hệ chính biến của Hà đồ - Lạc thư, Trần Tiềm Thất đã từng bàn luận. Trong Dịch học khải mông, Chu Tử lại phân tích khá tỉ mỉ, rõ ràng. Tác giả Dịch phu tùng thuyết chỉ lược thuật lại ý của Chu Tử như sau:

‘Chính biến’ tự, nguyên vô khinh trọng, nhi hữu chủ tân. Thả như nhất cửu nhị bát tam thất tứ lục chi ca, các tương liên vi thập. Chủ Hà đồ nhi ngôn, tắc thử chính dã. Nhi Lạc thư tắc nhất dữ cửu, nhị dữ bát, tam dữ thất, tứ dữ lục, tương đối nhi thành thập, kì số diệc dữ Hà đồ vô dị, khởi phi biến hồ? Hựu dĩ tung hoành thiên chính nhi số chi giai thập ngũ. Chủ Lạc thư nhi ngôn, tắc thử chính dã. Nhi Hà đồ tắc thất bát liên ư tiền tả, cửu lục liên ư

hữu hậu, ngũ dữ thập thủ ư trung, các thành thập ngũ, kì số diệc dữ Lạc thư

vô dị, khởi phi biến hồ? Cử thử lệ suy, khả kiến kì hỗ vi chính biến. Chu Tử ư thử, cái thường phát chi, chính khả dĩ giải Trần thị chi thuyết.” 「正變」 字,原無輕重,而有主賓。且如一九、二八、三七、四六之歌,各相連 為十。主《河圖》而言,則此正也。而《洛書》則一與九、二與八、三 與七、四與六,相對而成十,其數亦與《河圖》無異,豈非變乎?又以 縱橫偏正而數之皆十五。主《洛書》而言,則此正也。而《河圖》則七 八連於前左,九六連於右後,五與十守於中,各成十五,其數亦與《洛 書》無異,豈非變乎?舉此例推,可見其互為正變。朱子於此,蓋嘗發 之,正可以解陳氏之說。1 (“Chữ ‘chính biến’ vốn không phân biệt nặng

Luận văn Thạc sĩ - Chuyên ngành Hán Nôm 93 nhẹ nhưng có [quan hệ] chủ khách. Vả lại như câu ca 1 – 9, 2 – 8, 3 – 7, 4 - 6 đều có liên hệ với 10. Chuyên chủ ởHà đồ mà nói thì đó là chính vậy. Lạc thư thì 1 với 9, 2 với 8, 3 với 7, 4 với 6, đối nhau mà thành 10, số đó cũng không khác với Hà đồ, há chẳng phải là biến ư? Lại vì dọc ngang ngay chếch mà số đều là 15. Chuyên chủ ởLạc thư mà nói thì đó là chính vậy. Mà

Hà đồ thì 7 - 8 liền ở trái trước, 9 - 6 liền ở phải sau, 5 và 10 ở giữa, đều thành 15, số đó cũng không khác với Lạc thư, há chẳng phải biến ư? Theo lệ ấy mà suy thì có thể thấy sự tương hỗ là chính biến. Chu Tử đối với thuyết này, đại khái đã từng phát huy, chính là để giải thuyết của họ Trần).

3.2.2. Tương quan Dịch học Chu Tử với Dịch thuyết của chư nho

Sự khác nhau về quan điểm tứ tượng phân bát quái của Chu Tử với Thiệu Tử: “Thiệu Tử dĩ Thái dương vi dương, Thiếu âm vi âm, Thiếu dương vi cương, Thái âm vi nhu. Chu Tử thích chi tắc viết: dương vi Thái dương, âm vi Thái âm, cương vi Thiếu dương, nhu vi Thiếu âm. Kì ngôn dương dữ

cương đồng, nhi ngôn âm dữ nhu dị. Thiệu Tử dĩ Thái dương vi Càn, Thái âm vi Đoài, Thiếu dương vi Li, Thiếu âm vi Chấn, tứ quái vi Thiên tứ tượng. Thiếu cương vi Tốn, Thiếu nhu vi Khảm, Thái cương vi Cấn, Thái nhu vi Khôn, tứ quái vi Địa tứ tượng. Chu Tử dĩ Càn Đoài Cấn Khôn vi Thiên tứ

tượng, Li Chấn Tốn Khảm vi Địa tứ tượng. Kì ngôn Càn Đoài Tốn Khảm

đồng, ngôn Li Chấn Cấn Khôn dị.” 邵子以太陽為陽,少陰為陰,少陽為 剛,太陰為柔。朱子釋之則曰:陽為太陽,音為太陰,剛為少陽,柔為 少陰。其言陽與剛同,而言陰與柔異。邵子以太陽為乾,太陰為兑,少 陽為離,少陰為震,四卦為天四象。少剛為巽,少柔為坎,太剛為艮, 太柔為坤,四卦為地四象。朱子以乾兑艮坤為天四象,離震巽坎為地四 象。其言乾兑巽坎同,言離震艮坤異。1 (Thiệu Tử coi Thái dương là dương, Thiếu âm là âm, Thiếu dương là cương, Thái âm là nhu. Chu Tử thích nghĩa lại viết: dương là Thái dương, âm là Thái âm, cương là Thiếu dương, nhu là Thiếu âm. Nói dương với cương giống, mà nói âm với nhu khác. Thiệu Tử coi Thái dương là Càn, Thái âm là Đoài, Thiếu dương là Li, Thiếu

Luận văn Thạc sĩ - Chuyên ngành Hán Nôm 94 âm là Chấn, bốn quẻ làm Thiên tứ tượng. Thiếu cương là Tốn, Thiếu nhu là Khảm, Thái cương là Cấn, Thái nhu là Khôn, bốn quẻ là Địa tứ tượng. Chu Tử coi Càn Đoài Cấn Khôn là Thiên tứ tượng, Li Chấn Tốn Khảm là Địa tứ tượng. Nói Càn Đoài Tốn Khảm thì giống, nói Li Chấn Cấn Khôn lại khác).

Bàn về ngôi của Khảm Li, Thiệu Tử nói “Li đương Dần, Khảm đương Thân, nhi số thường du chi giả, âm dương chi dật, nhiên dụng số bất quá hồ

trung.” 離當寅,坎當申,而數常踰之者,陰陽之溢,然用數不過乎中。 1 (Li đóng cung Dần, Khảm đóng cung Thân, mà số thường vượt quá, đó là sự vượt quá của âm dương, nhưng dụng số không vượt quá khoảng giữa). Chu Tử thì nói: “Li đương Mão, Khảm đương Dậu.” 離當卯,坎當酉2 (Li đóng cung Mão, Khảm đóng cung Dậu). Tác giả giải thích rất rõ ràng:

Đại để Khảm Li giả, âm dương chi trung, xuân thu vi tứ thời chi trung, Mão Dậu hựu xuân thu chi trung. Đãn Thiệu Tử bất dục xử kì thịnh, cố vị

âm dương dụng sự chi phân số dĩ ư Dần Thân. Âm dương phân hạn chi thời, kì phân số quá Dần Thân nhi tận Mão trung Dậu trung giả, nãi kì doanh dật, bất đãi chí thử nhi âm dương thủy dụng sự nhĩ. Kì thực Li đương Mão, Khảm đương Dậu, quan Thiệu Tử diệc dĩ Khôn vi Tí chi bán, khả kiến hĩ.” 大抵坎離,陰陽之中,春秋為四時之中,卯酉又春秋之中。但邵子不欲 處其盛,故謂陰陽用事之分數已於寅申。陰陽分限之時,其分數過寅申 而盡卯中酉中者,乃其盈溢,不待至此而陰陽始用事耳。其實離當卯, 坎當酉,觀邵子亦以坤為子之半,可見矣。3 (Đại để Khảm Li là điểm giữa của âm dương, xuân thu là khoảng giữa của bốn mùa, Mão Dậu lại là khoảng giữa của xuân thu. Nhưng Thiệu Tử không muốn nói lúc thịnh, vì vậy nói phân số âm dương dụng sự đã ở Dần Thân. Khi phân hạn âm dương, phân số qua Dần Thân mà tận cùng ở khoảng giữa Mão giữa Dậu, tức là không đợi đến khi thịnh mãn mà âm dương mới dụng sự vậy. Thực ra Li

1 Dẫn từDịch phu tùng thuyết – Chu Tửđồ thuyết, tr.66. 2 Dẫn từDịch phu tùng thuyết – Chu Tửđồ thuyết, tr.66. 3 Dẫn từDịch phu tùng thuyết – Chu Tửđồ thuyết, tr.66-67.

Luận văn Thạc sĩ - Chuyên ngành Hán Nôm 95

Một phần của tài liệu Khảo cứu văn bản dịch phu tùng thuyết (Trang 93 - 103)