0
Tải bản đầy đủ (.doc) (83 trang)

Khảo sát, nắm bắt tình hình, trao đổi thông tin và từng bước tập hợp các tổ chức của thanh niên và sinh viên Việt Nam ở nước ngoài Hiện nay, có

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC LÝ TƯỞNG CÁCH MẠNG, ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CHO THANH NIÊN NHIỆM KỲ 2012 - 2017 (Trang 45 -48 )

niên, chủ yếu là học sinh, sinh viên và một lực lượng cán bộ trẻ đi học tập, công tác có thời hạn. Bên cạnh tổ chức Hội Sinh viên ở một số nước đã được thành lập như Anh, Hà Lan, Pháp, Hàn Quốc… đã xuất hiện nhiều tổ chức của thanh niên Việt Nam ở nước ngoài như: Câu lạc bộ Ôlympia tại Australia, Câu lạc bộ Những người Việt trẻ tại Singapo, các câu lạc bộ được thành lập từ các trại hè của học sinh, sinh viên và những người Việt trẻ tổ chức hàng năm ở Việt Nam, nhiều hội, câu lạc bộ lưu học sinh tại các nước có đông lưu học sinh Việt Nam như Nga, Trung Quốc… Phương hướng chung là vận động xây dựng Hội Sinh viên ở các nước có điều kiện, đồng thời tăng cường cơ chế trao đổi thông tin, từ đó tổ chức các hoạt động kết nối như: Trại hè, Festival, hành trình về cội nguồn dành cho học sinh, sinh viên và thanh niên Việt Nam ở nước ngoài. Trong năm 2013 Ban Bí thư Trung ương Đoàn, Hội LHTN Việt Nam dự kiến chủ trì phối hợp với Ban Đối ngoại Trung ương, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài - Bộ Ngoại giao tổ chức gặp gỡ đại diện những tổ chức của thanh niên Việt Nam ở nước ngoài.

4. Tăng cường các hoạt động bảo vệ quyền và lợi ích thanh niên

Tiếp cận vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích thanh niên theo hướng đáp ứng những nhu cầu và lợi ích cơ bản của thanh niên. Đó là: Học tập; lao động và việc làm; vui chơi giải trí; tình bạn, tình yêu, hôn nhân và gia đình; khẳng định mình.

- Vì vậy, các cấp bộ Đoàn đã triển khai các chương trình công tác và phong trào hành động như: phong trào xung kích, tình nguyện phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ tổ quốc (với 5 nội dung), phong trào Đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp (với 4 nội dung), cùng với nhiều chương trình đề án như: Đề án hỗ trợ thanh niên công nhân, Đoàn tham gia phát triển nguồn nhân lực, Đoàn tham gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình hỗ trợ thanh niên vùng nông thôn phát triển kỹ năng sử dụng máy vi tính và Internet, Dự án xây dựng các làng thanh niên lập nghiệp…

- Hội LHTN Việt Nam triển khai Chương trình Khi Tổ quốc cần và 3 cuộc vận động: “Thanh niên sống đẹp, sống có ích”, “Thanh niên tình nguyện

vì an sinh xã hội và bảo vệ môi trường”, “Thanh niên lập thân, lập nghiệp”

với một số nội dung lớn như: Xây dựng Nhà nhân ái, nhà tránh lũ, trường bán trú dân nuôi, phòng học điểm lẻ, giếng nước sạch, hồ chứa nước vùng cao, xóa cầu khỉ, làm đường giao thong; xây dựng cộng đồng dân cư ứng phó với biến đổi khí hậu; tổ chức các hành trình nhân ái vì sức khỏe cộng đồng, xây dựng bệnh viện thân thiện, Festival thầy thuốc trẻ tiêu biểu; liên hoan đội, nhóm trưởng thanh niên làm kinh tế giỏi...

- Ở cấp cơ sở, cần tăng cường tổ chức các hoạt động hỗ trợ cho thanh niên, thông qua các hoạt động chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, công nghệ thông tin, phổ cập tin học, nối mạng trí thức.

- Tổ chức cho thanh niên tham gia các chương trình dự án phát triển kinh tế; hướng dẫn, hỗ trợ cho thanh niên thành lập các chi hội lập nghiệp, các mô hình liên kết để giúp nhau về vốn phát triển sản xuất, các câu lạc bộ khuyến nông, khuyến ngư, câu lạc bộ gia nông trẻ, các mô hình trang trại trẻ, làng thanh niên lập nghiệp, hợp tác xã thanh niên...

- Thường xuyên biểu dương, tôn vinh những gương lập nghiệp; những mô hình tốt cần nhân rộng, những điển hình trong phong trào thanh niên tình nguyện.

5. Giải pháp xây dựng, củng cố, phát triển tổ chức Hội.

5.1. Xây dựng tổ chức cơ sở Hội thực lực, thực chất, thực sự là tổ chức rộng rãi của thanh niên.

Hiện nay, trên địa bàn dân cư, tổ chức cơ sở của Hội theo mô hình bên cạnh một chi đoàn, có một chi hội thanh niên. Phương hướng đổi mới là tập hợp thanh niên vào các loại hình câu lạc bộ, đội, nhóm theo từng thành phần, nhu cầu, sở thích, nghề nghiệp của thanh niên để tạo sự gắn bó thiết thực hơn, từ đó tăng tính tự quản, tạo ra không gian tập hợp rộng hơn và không bó hẹp bởi địa giới hành chính. Có như vậy mới tránh chồng chéo với Đoàn và tạo ra môi trường thuận lợi cho thanh niên có nhiều sự lựa chọn để tham gia.

Việc xây dựng Uỷ ban Hội cấp cơ sở phải thiết thực là cơ quan hiệp thương, lãnh đạo giữa hai kỳ Đại hội của cấp bộ hội, tránh trùng lắp với BCH Đoàn cùng cấp. Để thực hiện được điều này, trong cơ cấu Uỷ ban Hội ngoài chức danh Chủ tịch. Phó Chủ tịch Hội là cán bộ chủ chốt của Đoàn giới thiệu, cần mở rộng số lượng Phó chủ tịch để mời gọi thêm những người có uy tín, cá nhân tiêu biểu tâm huyết vào lãnh đạo tổ chức Hội; phải đảm bảo có từ 30% đến 50% uỷ viên ngoài Đoàn ở cơ sở. Không nhất thiết phải cơ cấu hết các bí thư chi đoàn tham gia trong Uỷ ban Hội; ưu tiên cơ cấu chủ nhiệm CLB, đội trưởng, nhóm trưởng là thủ lĩnh của thanh niên vào cơ quan lãnh đạo của Hội. Đồng thời vận động những thanh niên tiêu biểu đại diện cho các tầng lớp, đối tượng thanh niên có ảnh hưởng, sức quy tụ thanh niên để tham gia vào Uỷ ban Hội.

Trong quá trình thiết kế chương trình, tổ chức các hoạt động của Đoàn, Hội ở cơ sở, cần suy nghĩ kỹ về nội dung, đổi mới phương thức triển khai, đưa những nội dung mà thanh niên quan tâm vào sinh hoạt Đoàn, Hội, tập trung những hoạt động chăm lo, phát huy thanh niên.

5.2. Công tác cán bộ.

Cán bộ là gốc của phong trào, đối với tổ chức Hội, đội ngũ cán bộ làm công tác Hội càng có ý nghĩa quan trọng. Cán bộ của Hội được hình thành từ 2 nguồn: Cán bộ Đoàn được phân công làm công tác Hội và số thanh niên trưởng thành từ công tác Hội. Để xây dựng và phát huy được đội ngũ cán bộ Hội, trong thời gian tới cần có giải pháp cụ thể với từng đối tượng cán bộ.

* Cán bộ Đoàn phân công làm công tác Hội.

- Cán bộ được phân công làm công tác Hội ở cơ quan chuyên trách: Đối với cấp trung ương và cấp tỉnh, thành phố: mô hình Ban Đoàn kết tập hợp thanh niên là thường trực của Hội là phù hợp. Về số lượng đối với cơ quan Trung ương Hội phải đảm bảo có từ 18 đến 20 cán bộ. Về số lượng đối với cơ quan thường trực Hội cấp tỉnh, thành phố (trừ thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cần phải cao hơn) phải có từ 3 đến 4 cán bộ. Ngoài những tiêu chuẩn của cán bộ Đoàn, cán bộ làm công tác Hội phải giỏi về kỹ năng, phải có khả năng thiết kế và tổ chức các hoạt động cho thanh niên. Trong số cán bộ chuyên trách, phải đặc biệt lưu ý phân công cán bộ sang làm chuyên trách các Hội thành viên tập thể.

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC LÝ TƯỞNG CÁCH MẠNG, ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CHO THANH NIÊN NHIỆM KỲ 2012 - 2017 (Trang 45 -48 )

×