6. Bố cục
3.1. Dấu ấn dân gian trong cảm hứng lịch sử và cảm hứng cội nguồn
Cảm hứng hay còn gọi là cảm hứng chủ đạo là “trạng thái tình cảm mãnh liệt,
say đắm xuyên suốt tác phẩm nghệ thuật, gắn liền với một tư tưởng xác định, một sự đánh giá nhất định, gây tác động đến cảm xúc của những người tiếp nhận tác
phẩm” [29, tr.44-45]. Nhận thức được vai trò quan trọng của cảm hứng chủ đạo
trong sáng tạo văn học nghệ thuật, Bêlinxki - nhà lý luận văn học Xô viết cho rằng cảm hứng chủ đạo là “điều kiện không thể thiếu được của việc tạo ra những tác phẩm đích
thực, bởi nó “biến sự chiếm lĩnh thuần tuý trí óc đối với tư tưởng thành tình yêu đối với
tư tưởng, một tình yêu mạnh mẽ, một khát vọng nhiệt thành” [dẫn theo 29, tr. 45].
Khái niệm cảm hứng chủ đạo có quá trình hình thành, phát triển và sự giới hạn
nội hàm nhất định. “Thuật ngữ cảm hứng chủ đạo lúc đầu chỉ yếu tố nhiệt tình, say
học xem cảm hứng chủ đạo là một yếu tố của bản thân nội dung nghệ thuật, của
thái độ tư tưởng xúc cảm ở nghệ sĩ đối với thế giới được mô tả”. [29, tr. 45] Như
vậy, cảm hứng chủ đạo ngày càng được nhìn nhận là có vai trò quan trọng trong thế giới nghệ thuật đi liền với quá trình tự hoàn thiện của khoa học lý luận văn học.
Cảm hứng chủ đạo đem lại cho tác phẩm không khí xúc cảm tinh thần nhất định, thống nhất tất cả các cấp độ, yếu tố của nội dung tác phẩm, có vai trò chi phối, gây tác động trực tiếp đến cảm xúc của người tiếp nhận tác phẩm. Theo các nhà nghiên cứu, cảm hứng chủ đạo trong tác phẩm cụ thể là một hiện tượng độc đáo không lặp lại, gắn với tình cảm của tác giả.