- Rủi ro: về mặt định tính là sự không chắc chắn, một tình huống có thể xảy ra hay không xảy ra. Về mặt định lượng, rủi ro là sự sai biệt giữa lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận kỳ vọng.
- Rủi ro hệ thống (Systematic risk): là rủi ro biến động lợi nhuận của chứng khoán hay danh mục đầu tư do sự thay đổi của lợi nhuận trên thị trường nói chung, gây ra bởi các yếu tố như tình hình kinh tế, chính sách thuế, tình hình lạm phát, lãi suất…Rủi ro này còn được gọi là rủi ro thị trường không thể loại bỏ bằng cách đa dạng hóa danh mục đầu tư. Trong mô hình CAPM và Fama-French loại rủi ro này được đo lường bằng hệ số Beta.
Trang 18
- Rủi ro phi hệ thống (unsystematic risk): là loại rủi ro xảy ra đối với một công ty hay một ngành nào đó, rủi ro này độc lập với các yếu tố kinh tế chính trị. Nhà đầu tư có thể giảm hiểu rủi ro này bằng cách đa dạng hóa danh mục đầu tư.
- Tổng phần bù rủi ro (Risk Premium): trong mô hình Fama - French tổng phần bù rủi ro bằng phần bù rủi ro thị trường (market premium, Beta) cộng với phần bù rủi ro do tác động của quy mô công ty (size premium, SMB) và phần bù rủi ro do tác động của giá trị công ty (value premium, HML).
- Phần bù rủi ro thị trường (market premium, Beta): là phần bù cho mức độ rủi ro mà các nhà đầu tư phải gánh chịu liên quan đến thị trường. Nó chính là phần tăng thêm của suất sinh lợi của cổ phiếu do Yếu tố thị trường mang lại.
- Phần bù rủi ro do tác động quy mô công ty (size premium, SMB): SMB đo lường phần lợi nhuận tăng thêm của nhà đầu tư khi đầu tư vào những công ty có giá trị vốn hoá thị trường nhỏ. Phần lợi nhuận tăng thêm này còn được gọi là “phần bù của qui mô”, tức lợi nhuận do yếu tố qui mô của công ty mang lại. Vì SMB được tính bằng hiệu số giữa suất sinh lợi bình quân của danh mục cổ phiếu có giá trị vốn hóa thị trường nhỏ và suất sinh lợi bình quân của danh mục các cổ phiếu có giá trị vốn hóa thị trường lớn nếu hệ số SMB dương thì điều này cho thấy rằng những cổ phiếu của các công ty có giá trị vốn hóa thị trường nhỏ thì có suất sinh lợi cao hơn những cổ phiếu của công ty có giá trị vốn hóa thị trường lớn và ngược lại.
- Phần bù rủi ro do tác động giá trị công ty (value premium, HML): đo lường lợi nhuận tăng thêm của nhà đầu tư khi đầu tư vào những công ty có tỷ số giá sổ sách trên giá trị thị trường (BE/ME) cao (tức những cổ phiếu “giá trị”). HML còn được gọi là “phần bù của giá trị” (value premium), tức là phần tỷ suất sinh lợi tăng thêm do cổ phiếu “giá trị” mang lại. Vì HML được tính bằng hiệu số giữa suất sinh lợi bình quân của danh mục cổ phiếu có tỷ số BE/ME cao (cổ phiếu “giá trị”) và suất sinh lợi bình quân của danh mục cổ phiếu có tỷ số BE/ME thấp (cổ phiếu “tăng trưởng”) nếu hệ số HML dương thì điều này chỉ ra rằng những cổ phiếu “giá trị” thì có suất sinh lợi cao hơn những cổ phiếu “tăng trưởng” và ngược lại.
Trang 19
- Thái độ của nhà đầu tư: có ba kiểu tâm lý đặc trưng của nhà đầu tư bao gồm: những nhà đầu tư ưa thích rủi ro, những nhà đầu tư bàng quan trước rủi ro và nhà đầu tư ngại rủi ro. Những nhà đầu tư ưa thích rủi ro thường là những người đầu tư theo dạng đầu cơ, lướt sóng, thích mạo hiểm nhằm tìm kiếm lợi nhuận cao. Trên thị trường chứng khoán hiện nay, đây là lực lượng khá đông đảo. Những nhà đầu tư ngại rủi ro thường thích đầu tư vào những cổ phiếu an toàn, của những công ty lớn và ổn định. Điều này mang lại rủi ro thấp, an toàn vốn cao nhưng lại cho lợi nhuận thấp.
Chương 1 đã cho chúng ta hiểu phần nào về mô hình CAPM, Fama - French về mặt lý thuyết và ứng dụng thực tế. Những tiền đề lý luận này giúp tạo thuận lợi cho hoạt động nghiên cứu cứu và phân tích kết quả của tác giả với dữ liệu của ngành Kinh doanh Bất động sản.
Trang 20
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương 2 sẽ trình bày về cách thức thu thập, xử lý số liệu và phương pháp nghiên cứu cụ thể. Chương này gồm các phần chính: Cơ sở dữ liệu, phân tích dữ liệu, phương pháp nghiên cứu và quy trình nghiên cứu.