Phân tích hồi quy tuyến tính mô hình CAPM và Fama-French

Một phần của tài liệu Kiểm định sự phù hợp mô hình fama french đối với cổ phiếu ngành bất động sản niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP HCM (Trang 47 - 50)

Chúng ta sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất OLS để chạy hồi quy mô hình CAPM và Fama - French.

Bảng 3.6: Kết quả hồi quy tổng hợp mô hình CAPM và Fama-French

Biến phụ thuộc Biến độc lập Hệ số hồi quy T Statistics sig R2 hiệu chỉnh Ri - Rf (CAPM) Rm – Rf Βi: 0.795 46.212 0.000 0.632 Ri – Rf (Fama-French) Rm – Rf βi: 0.741 40.020 0.000 0.646 SMB si: -0.140 -6.923 HML hi: -0.021 -1.099

Kết quả cho thấy mô hình ba nhân tố Fama-French có khả năng giả thích sự biến động của tỷ suất sinh lời cổ phiếu tốt hơn mô hình CAPM. Cụ thể R2 hiệu chỉnh của mô hình CAPM là 0.632 trong khi con số này ở mô hình Fama-French là 0.646. Mặt khác, chúng ta đã thực hiện kiểm định và không thấy hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra. Tuy nhiên biến HML ở mô hình Fama-French lại không có ý nghĩa thống kê còn tất cả các biến còn lại đều có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% hay độ tin cậy 95%.

Trang 39

Chúng ta nhìn vào hệ số hồi quy để biết được tác động của các biến độc lập đối với biến phụ thuộc. Cụ thể:

- Biến tỷ suất sinh lợi thị trường Rm – Rf có mối tác động cùng chiều đến những thay đối của biến suất sinh lợi cổ phiếu i (Ri – Rf). Hay nói cách khác khi thị trường ổn định, tăng trưởng tốt sẽ kéo theo sự tăng trưởng của tỷ suất sinh lợi cổ phiếu mà nhà đầu tư đang nắm giữ, đều này mang lại lợi nhuận cao nếu NĐT biết nắm bắt thời điểm. Và ngược lại tỷ suất sinh lời cổ phiếu sẽ giảm sút khi thị trường khủng hoảng và “ế ẩm”. Chúng ta đã thấy thực tế này những năm 2008-2010 khi khủng hoảng kinh tế làm thị trường chứng khoán suy sụp.

- Biến quy mô công ty (SMB) có tác động nghịch chiều đến suất sinh lợi của cổ phiếu của chính công ty đó. Những cổ phiếu của các công ty có quy mô nhỏ sẽ mang lại suất sinh lợi cao hơn cổ phiếu của những công ty có quy mô lớn và ngược lại.

- Biến giá trị công ty (HML) tuy kết quả hồi quy cho thấy không có ý nghĩa thống kê, tuy nhiên đã có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra sự tác động của biến này đến suất sinh lợi cổ phiếu. Nguyên nhân dẫn đến kết quả phân tích hồi quy này vẫn chưa có ý nghĩa có thể là do dữ liệu thu thập được với độ dài thời gian ngắn, mặt khác trong khoảng thời gian thị trường chứng khoán Việt Nam đang chỉ ở giai đoạn đầu của quá trình hồi phục sau “sự cố”. Kết quả hồi quy vẫn cho thấy nhân tố HML có mối quan hệ nghịch chiều với tỷ suất sinh lợi tức những cổ phiếu có hệ số BE/ME cao sẽ cho tỷ suất sinh lợi thấp hơn những cổ phiếu có hệ số BE/ME thấp nhưng kết quả này lại không mang ý nghĩa thống kê.

- Trong ba hệ số hồi quy thì hệ số hồi quy biến phần bù rủi ro thị trường là lớn nhất chứng tỏ tác động rất lớn của biến này đối với tỷ suất sinh lợi của danh mục cổ phiếu.

Những kết quả phân tích hồi quy trên đây (trừ biến HML) đều trùng khớp với những nghiên cứu trước đây của các nhà kinh tế học Fama-French (1993) cho ba thị trường chứng khoán lớn là NYSE, AMEX, và NASDAQ; Ajili (2005) cho thị trường chứng khoán Pháp; O’Brien (2007) cho thị trường chứng khoán Úc hay kết quả nghiên cứu tại các thị trường mới nổi như: Bahi (2006) cho thị trường Ấn Độ; Bundoo (2004) cho thị trường chứng khoán Nam Phi; Vương Đức Hoàng Quân và Hồ Thị Huệ(2008); Đinh Trọng Hưng (2008); Nguyễn Văn Sĩ (2010) cho HOSE...

Trang 40

Chương 3 đã cho thấy việc nghiên cứu và phân tích hồi quy bước đầu đã cho những kết quả trùng khớp với các nghiên cứu của các nhà kinh tế học đi trước. Việc ứng dụng mô hình Fama-French bên cạnh “người anh” CAPM là hoàn toàn phù hợp trong việc dự báo tỷ suất sinh lời cổ phiếu hay danh mục đầu tư. Tuy nhiên việc dự báo có chính xác hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: khả năng đánh giá, phân tích NĐT, thị trường minh bạch, tăng trưởng tốt hay không…

Trang 41

Chương 4: NHẬN XÉT VÀ CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO TÍNH PHÙ HỢP CỦA MÔ HÌNH CAPM VÀ FAMA-FRENCH

Chương 3 đã cho chúng ta những kết quả nghiên cứu thực nghiêm mô hình CAPM và Fama- French. Chương 4 sẽ nêu một số điểm hạn chế của nghiên cứu, các khuyến nghị đầu tư và các giải pháp nâng cao tính phù hợp của mô hình CAPM và Fama-French cho thị trường chứng khoán Việt Nam.

Một phần của tài liệu Kiểm định sự phù hợp mô hình fama french đối với cổ phiếu ngành bất động sản niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP HCM (Trang 47 - 50)