Việc đưa các nhân tố nào vào trong nghiên cứu là tùy thuộc và quan điểm của mỗi cá nhân. Tuy nhiên vẫn phải dựa trên nền tảng các nghiên cứu đi trước và tiền đề lý thuyết của mô hình CAPM và Fama - French. Bài nghiên cứu này dựa trên tiền đề lý thuyết của mô hình CAPM và Fama - French cũng như kết hợp với các nghiên cứu của các nhà kinh tế học đi trước. Do khả năng lý luận còn hạn chế nên bài nghiên cứu này vẫn sử dụng ba nhân tố để đánh giá mối tương quan với tỷ suất sinh lợi bao gồm: Nhân tố rủi ro thị trường (Rm – Rf), nhân tố quy mô công ty (SMB) và nhân tố giá trị công ty (HML). Mỗi nhân tố sẽ có ảnh hưởng khác nhau đến tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu. Tùy theo quan điểm của mỗi người, NĐT có thể kết hợp cả ba nhân tố này hay chỉ là một trong ba để đưa ra quyết định đầu tư của mình. Cụ thể, tác giả sử dụng mô hình hồi quy chuỗi thời gian CAPM và Fama-French dựa trên mô hình gốc như sau:
- Đối với mô hình CAPM - làm cơ sở kiểm định và so sánh với mô hình Fama - French:
- Đối với mô hình cần kiểm định Fama-French:
Trong đó:
- Ri: Tỷ suất sinh lời kỳ vọng của của danh mục i.
- Rf: Tỷ suất sinh lời (lãi suất) phi rủi ro.
- Ri – Rf: tổng phần bù rủi ro của danh mục i
- Rm: Tỷ suất sinh lời kỳ vọng của thị trường.
Ri – Rf = βi.(Rm - Rf)
Trang 17
- Rm – Rf: Phần bù rủi ro thị trường
- SMB (small minus big): Tỷ suất sinh lời của danh mục có quy mô nhỏ trừ tỷ suất sinh lời của danh mục có quy mô lớn.
- HML (high minus low): Tỷ suất sinh lời của danh mục có tỷ số BE/ME cao trừ tỷ suất sinh lời của danh mục có tỷ số BE/ME thấp.
- βi, si, hi là các hệ số hồi quy và được kỳ vọng là dương
Mô hình nghiên cứu này chỉ ra rằng tỷ suất sinh lợi cao là phần thưởng cho sự chấp nhận rủi ro, trong đó biến phụ thuộc tổng phần bù rủi ro được giải thích bởi ba nhân tố độc lập: phần bù rủi ro thị trường, quy mô công ty và hệ số BE/ME. Trong chương 2, tác giả sẽ phân tích và phân chia dữ liệu nghiên cứu thành 6 danh mục bao gồm những cổ phiếu có đặc trưng riêng về quy mô và hệ số BE/ME.