Khi làm kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh, kế toán viên phải tuân thủ theo luật kế toán, chuẩn mực, nguyên tắc, chế độ kế toán Việt Nam hiện hành.
- Luật kế toán 03 - Nguyên tắc kế toán:
Giá gốc: khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến việc mua tài sản cố định, hàng hóa… thì giá trị của chúng được xác định theo giá gốc chứ không theo giá trên thị trường tại thời điểm mua cộng với các chi phí có liên quan.
Nhất quán: các chính sách, phương pháp hạch toán mà doanh nghiệp đã chọn phải được áp dụng trong suốt quá trình hạch toán.
Thận trọng: số liệu kế toán liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ khác nhau mà trong lĩnh vực kinh tế có nhiều trường hợp không thể lường trước được nên đòi hỏi kế toán phải thận trọng, có những phương án dự phòng khả năng xấu có thể xảy ra.
Phù hợp: mỗi khoản doanh thu tạo ra đều có những khoản chi phí liên quan, do đó khi xác định doanh thu đều phải có chi phí tạo ra doanh thu đó.
Dồn tích: mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí được ghi nhận vào sổ kế toán tại thời điểm phát sinh không căn cứ vào thời điểm thực thu, thực chi.
Liên tục: báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định doanh nghiệp hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động bình thường trong tương lai gần.
Trọng yếu: thông tin được coi là trọng yếu nếu thiếu thông tin hoặc thiếu chính xác của thông tin sẽ ảnh hưởng đến báo cáo tài chính, ảnh hưởng đến các quyết định kinh tế của người sử dụng.
- Chuẩn mực kế toán 01: Chuẩn mực chung - Chuẩn mực số 14: Doanh thu và thu nhập khác
- Chế độ: đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ áp dụng theo QĐ 48/2006/QĐ- BTC, những doanh nghiệp còn lại áp dụng theo QĐ 15/2006/QĐ-BTC. Vào ngày 22/12, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 200/2014/TT-BTC để thay thế cho QĐ 15/2006/BTC từ ngày 01/01/2015.
27