Nghiên cứu ảnh hưởng của các chế phẩm kích thích sinh trưởng (KTST) đến sinh trưởng và phát triển của giống hoa lily sorbonne.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng hoa lily tại ba bể bắc kạn (Trang 64 - 69)

đến sinh trưởng và phát triển của giống hoa lily sorbonne.

3.2.1. nh hưởng ca các chế phm KTST đến động thái tăng trưởng chiu cao

cây ca ging hoa lily sorbonne

Chiều cao cây là biểu hiện của đặc tính di truyền và phản ánh sát thực tình hình sinh trưởng và phát triển của cây hoa lily, chi phối khả năng ra hoa, số hoa và độ lớn đường kính hoa, chiều dài cành hoa. Theo dõi động thái tăng trưởng chiều cao của giống hoa lily Sorbonne ở các công thức thí nghiệm ta thu được kết qủa sau:

Bảng 3.8: Ảnh hưởng của các chế phẩm KTST đến động thái tăng trưởng chiều cao cây của giống hoa lily Sorbonne

Đơn vị: cm

Thời gian sau trồng ………….(ngày)

N ă m CT 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 110 Đ/c 12,1 26,7 38,1 50,1 55,4 67,5 72,3 79,1 81,2 85,2 88,1 - Atonik 12,4 35,5 47,3 61 69,9 75,9 83,3 90,7 94 96,3 97,8* Thiên Nông 14 31,9 41,5 52,4 57,8 63,8 68,5 77,6 84,1 90,8ns GAB3B 13,2 34,7 45,3 55,3 60,4 68,1 75,2 83,5 87,9 91 93,7* CV (%) 1,8 2006 – 2007 LSD.05 3,4 Đ/c 13,4 34,5 45,8 66,7 81,2 88,4 98,7 100,3 103,6 104,3 - Atonik 14,6 38,3 55 74,2 88,9 98,7 107,2 110 111,3 112,6* Thiên Nông 12,9 36 53,1 71,6 85,6 95,5 97,3 104,4 107,9 105,2ns GAB3B 13,7 36,4 50,3 70,6 84,8 96,2 104,8 110,4 112,3 113,2* CV (%) 1,0 2007 - 2008 LSD.05 2,08

Qua bảng số liệu 3.8 cho thấy: Sự tăng trưởng chiều cao cây của các công thức thí nghiệm không đồng nhất qua các giai đoạn phát triển của cây. Quá trình này diễn ra rất nhanh ở giai đoạn đầu, đặc biệt là giai đoạn sau trồng 20 – 40 ngày. Sau đó tốc độ tăng chiều cao giảm dần.

Giai đoạn 10 ngày sau trồng chiều cao cây của các công thức thí nghiệm ở mức độ khá đồng đều ở cả 2 vụ trồng dao động từ 12,1 – 14 cm ở vụ 1 và từ 12,9 – 14,6 cm ở v/ụ 2. Bắt đầu từ giai đoạn 20 ngày sau trồng chiều cao cây của các công thức thí nghiệm tăng mạnh và đều tăng nhanh hơn công thức đối chứng bởi vì lúc này rễ bắt đầu phát triển mạnh hút được nhiều dinh dưỡng và khoáng, hơn nữa các công thức thí nghiệm đã được phun kích thích sinh trưởng nên đã tác động đến chiều cao cây hoa.

Nhìn chung các chế phẩm KTST có ảnh hưởng rõ rệt đến quá trình tăng trưởng chiều cao cây của giống hoa lily Sorbonne. ở cả hai vụ trồng chiều cao cây cuối cùng của các công thức phun chế phẩm KTST đều cao hơn công thức đối chứng. Vụ 1 chiều cao cuối cùng của công thức phun Atonik là cao nhất đạt 97,8cm, tiếp đến là công thức phun GAB3B (93,7 cm), công thức phun Thiên Nông (90,8 cm) cuối cùng là công thức đối chứng (88,1 cm). Vụ 2 chiều cao cuối cùng của công thức phun GAB3B

là cao nhất đạt 113,2 cm, tiếp đến là công thức phun Atonik (112,6 cm), công thức phun Thiên Nông (105,2 cm) cuối cùng là công thức đối chứng đạt 104,3 cm. Để kết quả được chính xác hơn chúng tôi tiến hành xử lý thống kê, kết quả như sau: ở cả 2 vụ trồng công thức phun Atonik và công thức phun GA3 đều có chiều cao cây cuối cùng cao hơn công thức đối chứng chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%, công thức phun Thiên Nông có chiều cao cây cuối cùng tương đương công thức đối chứng chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Qua đây ta có thể kết luận rằng chế phẩm Atonik và chế phẩm GA3 có tác dụng làm tăng chiều cao cây cuối cùng của giống hoa lily sorbonne. Chiều hướng tác động của các chế phẩm KTST qua 2 năm là ổn định.

3.2.2. nh hưởng ca các chế phm KTST đến động thái ra lá ca ging hoa

lily Sorbonne

Số lá/cây là một trong những chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của cây, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Giống, kỹ thuật và điều kiện trồng

trọt. Tuy nhiên sự tăng trưởng số lá ở từng giai đoạn theo dõi (10 ngày theo dõi 1 lần) lại phụ thuộc rất nhiều vào tốc độ tăng trưởng chiều cao cây trong cùng giai đoạn đó, thực tế số lá trên cây hoa lily tăng dần và đạt cực đại khi cây ra nụ, ra hoa. Kết quả theo dõi động thái ra lá của thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.9:

Bảng 3.9: Ảnh hưởng của các chế phẩm KTST đến động thái ra lá của giống hoa lily Sorbonne

Đơn vị: lá/cây Ngày sau trồng Năm chỉ tiêu CT 10 20 30 40 50 60 Đ/c 4,4 27,7 42 47,7 49,2 50,7 - Atonik 4,3 26,8 40,5 47,6 54,8 61,5* Thiên Nông 4,5 29,5 41,4 47,8 53,3 57,9* GAB3B 3,9 27 42,3 49,1 54,9 59,9* CV (%) 3,2 2006 – 2007 LSD.05 3,7 Đ/c 3,2 22,7 35,1 45,1 53,6 - Atonik 3,4 24,8 38,1 47,5 57,6* Thiên Nông 3,8 23,7 36,5 45,7 56,4* GAB3B 3,4 22,5 35,7 47,5 57,1* CV (%) 1,9 2007 - 2008 LSD.05 2,2

Qua bảng 3.9 cho thấy: Từ trồng đến 10 ngày sau trồng số lá của các công thức thí nghiệm khác nhau ở 2 vụ trồng. Vụ 1 số lá của công thức phun Thiên Nông cao nhất đạt 4,5 lá/cây thấp nhất là công thức phun GAB3B đạt 3,9 lá/cây trong khi đó ở vụ 2 sau trồng 10 ngày công thức phun Thiên Nông đạt số lá cao nhất (3,8 lá/cây), thấp nhất là công thức đối chứng 3,2 lá/cây.

Số lá tăng nhanh ở giai đoạn 30 – 40 ngày sau trồng và ổn định ở giai đoạn 50 – 60 ngày. Vụ 1 sau 60 ngày số lá ổn định và đạt cực đại, trong đó công thức phun Atonik có số lá cao nhất đạt 61,5 lá/cây và thấp nhất là công thức đối chứng đạt 50,7

lá/cây. Vụ 2 sau 50 ngày số lá đã ổn định và đạt cực đại. Công thức phun Atonik có số lá đạt cao nhất 57,6 lá/cây, thấp nhất là công thức đối chứng đạt 53,6 lá/cây.

Kết quả xử lý thống kê cho thấy ở cả 2 vụ trồng các công thức được phun chế phẩm KTST đều có số lá/cây lớn hơn công thức đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.

Nhìn chung tốc độ ra lá của các công thức nhanh hơn tốc độ tăng trưởng chiều cao cây. Thông qua bảng số liệu và nhận xét trên ta nhận thấy khi phun chế phẩm KTST có ảnh hưởng rõ rệt đến sự tăng trưởng chiều cao cây và số lá/cây. Tất cả các công thức được xử lý chế phẩm KTST đều có chiều cao cuối cùng cao hơn công thức đối chứng, đồng thời các công thức được xử lý chế phẩm KTST đã làm tăng số lá/cây của giống hoa lily Sorbonne. Điều này đã được khẳng định qua 2 năm thí nghiệm.

3.2.3. nh hưởng ca các chế phm KTST đến các giai đon sinh trưởng và phát

trin ca ging hoa lily Sorbonne

Mỗi cây trồng đều có từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển nhất định, nắm

bắt được từng giai đoạn này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tác động các biện

pháp kỹ thuật làm tăng năng suất chất, chất lượng của cây. Cây hoa cũng không nằm ngoài quy luật chung đó, do đó chúng tôi tiến hành theo dõi các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của giống hoa lily Sorbonne, kết quả thu được ở bảng 3.10:

Bảng 3.10: Ảnh hưởng của các chế phẩm KTST đến các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của giống hoa lily Sorbonne

Thời gian từ trồng đến ………(ngày) Ra nụ Nụ thứ nhất có màu Nở hoa Năm CT 10% 50% 80% 10% 50% 80% 10% 50% 80% Đ/c 29 32 34 97 104 109 111 112 114 Atonik 29 30 33 96 101 104 106 109 112 Thiên Nông 31 32 34 97 102 105 109 110 112 2006 – 2007 GAB3B 31 32 34 98 103 107 111 112 114 Đ/c 30 32 35 98 105 108 112 114 115 Atonik 29 30 33 97 103 107 110 112 113 Thiên Nông 30 32 35 98 104 108 111 113 114 2007 - 2008 GAB3B 30 32 34 98 104 108 111 113 114

Qua bảng 3.10 cho thấy: ở vụ 1 thời gian từ trồng đến 10% số cây ra nụ đầu tiên công thức phun Atonik bằng với công thức đối chứng (29 ngày). Thời gian 10% cây ra nụ của 2 công thức phun Thiên Nông và công thức phun GA3 bằng nhau và dài hơn đối chứng 2 ngày (31 ngày), thời gian từ trồng đến 50%, 80% số cây ra nụ đầu tiên của 3 công thức: Công thức phun Thiên Nông , công thức phun GA3 và công thức đối chứng đều bằng nhau và dài hơn công thức phun Atonik từ 1 đến 2 ngày.

Vụ 2, thời gian 10% số cây ra nụ của công thức phun Thiên Nông, công thức phun GA3 bằng với công thức đối chứng (30 ngày), riêng công thức phun Atonik là có thời gian ngắn nhất và sớm hơn đối chứng 1 ngày (29 ngày). Vụ này thời gian từ trồng đến 50% số cây ra nụ đầu tiên của cả 3 công thức: Công thức phun Thiên Nông, công thức phun GA3 và công thức đối chứng đều bằng nhau và dài hơn công thức phun Atonik 1 ngày (32 ngày). Thời gian từ trồng đến 80% số cây ra nụ đầu tiên của công thức phun Thiên Nông, công thức đối chứng dài hơn công thức phun GA3 1 ngày và công thức phun Atonik 2 ngày (35 ngày).

Thời gian từ trồng đến 10% nụ thứ nhất có màu của các công thức ở cả 2 vụ đều có sự chênh lệch không đáng kể. Công thức phun Atonik thời gian nụ thứ nhất có màu 10% là sớm nhất ở cả 2 vụ (vụ 1: 96 ngày, vụ 2: 97 ngày), các công thức phun phân còn lại có thời gian nụ thứ nhất có màu 10% là tương đương nhau dao động từ 97 – 98 ngày. Cả 2 vụ thời gian từ trồng đến 50% nụ thứ nhất có màu của 3 công thức phun phân bón lá đều nhanh hơn công thức đối chứng 1 – 3 ngày. Từ trồng đến 80% số nụ có màu công thức phun Atonik là nhanh nhất. Vụ 1 công thức phun Atonik là 104 ngày nhanh hơn hai công thức phun Thiên Nông (105 ngày) và công thức phun GA3 (107 ngày) và đều nhanh hơn công thức đối chứng (109 ngày). Vụ 2, tác động của phân bón lá đến cây hoa lily có chiều hướng tương đương vụ 1. Thời gian 80% nụ thứ nhất có màu của công thức phun Atonik là sớm nhất (103 ngày) tiếp đến là công thức phun Thiên Nông và công thức phun GA3 (104 ngày), dài nhất là công thức đối chứng (105 ngày).

Thời gian từ trồng đến 10% số cây ra hoa ở cả 2 vụ sớm nhất vẫn là công thức phun Atonik và muộn nhất vẫn là công thức đối chứng. Thời gian từ trồng đến 50%, 80% số cây ra hoa ở tất cả các công thức cả 2 vụ đều có chiều hướng không đổi, thời

gian sinh trưởng ngắn nhất vẫn là công thức phun Atonik (112 ngày ở vụ 1, 113 ngày ở vụ 2) và dài nhất vẫn là công thức đối chứng (114 ngày ở cả 2 vụ).

Nhìn chung ảnh hưởng của các loại chế phẩm KTST đã có tác động rõ rệt đến các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của hoa lily. Công thức phun Atonik có tác dụng rõ rệt rút ngắn các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây hoa dẫn tới thời gian sinh trưởng rút ngắn từ 2 - 3 ngày. Qua 2 vụ trồng và thí nghiệm phun phân bón lá tôi nhận thấy rằng tác dụng của công thức phun Atonik tác động đến các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây hoa là ổn định qua 2 năm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng hoa lily tại ba bể bắc kạn (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)