Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến các chỉ tiêu chất lượng giống hoa lily sorbonne

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng hoa lily tại ba bể bắc kạn (Trang 58 - 64)

lily sorbonne

Bên cạnh các chỉ tiêu năng suất thì các chỉ tiêu chất lượng hoa quyết định giá bán của cành hoa. Một cành hoa đẹp phải hội tụ đầy đủ và hài hoà các chỉ tiêu như chiều cao cành hoa với số hoa, kích thước lá, chu vi thân, đường kính hoa. Nếu một trong các chỉ tiêu này không kết hợp hài hoà với các chỉ tiêu còn lại thì giá trị của cành hoa sẽ bị giảm đi rõ rệt. chính vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu các chỉ tiêu chất lượng hoa và thu được kết qủa ở bảng sau:

Bảng 3.5. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến các chỉ tiêu chất lượng giống hoa lily sorbonne

Đơn vị: cm

Kích thước lá

Năm Công thức Chiều cao

phân cành Chiều dài Chiều rộng

Chu vi thân Đường kính hoa Đ/c 57,6 12,0 3,5 3,5 18,6 TQ1 59,6 12,9 3,6 3,6 19,5* TQ2 59,3 12,2 3,6 3,5 18,7ns SG 59,0 12,3 3,6 3,5 18,7ns CV (%) 1,4 2006 – 2007 LSD.05 0,53 Đ/c 67,7 12,1 3,3 3,5 17,1 TQ1 70,6 13,5 3,6 3,6 17,5* TQ2 68,2 12,7 3,5 3,6 17,2ns SG 68,0 12,2 3,4 3,5 17,2ns CV (%) 0,7 2007 - 2008 LSD.05 0,25

Qua bảng số liệu 3.5 cho thấy: Chiều cao phân cành của các công thức ở hai năm thí nghiệm có sự chênh lệch nhưng chiều hướng tác động của phân bón lá đến chiều cao của các công thức là giống nhau. Cả hai vụ trồng hoa thì chiều cao của công thức phun phân TQ1 đều cao nhất và thấp nhất là công thức đối chứng. Vụ 1 chiều cao phân cành của công thức phun phân TQ1 (59,6cm), cao hơn công thức phun phân TQ2 (59,3cm), công thức phun phân Sông Gianh (59,0cm) và đều cao hơn công thức đối chứng (57,6cm). Vụ 2 chiều cao phân cành của công thức phun phân TQ1 (70,6cm), cao hơn công thức phun phân TQ2 (68,2cm), công thức phun phân Sông Gianh (68,0cm) và đều cao hơn công thức đối chứng (67,7cm).

Qua 2 vụ trồng tôi nhận thấy chiều dài và chiều rộng lá của các công thức thí nghiệm đều lớn hơn công thức đối chứng. Ở vụ 1 công thức phun phân TQ1 có kích

thước lá là lớn nhất (dài 12,9cm, rộng 3,6cm), tiếp đến là công thức phun phân Sông Gianh (dài 12,3cm, rộng 3,6cm), công thức phun phân TQ2 (dài 12,2cm, rộng 3,6cm) cuối cùng là công thức đối chứng (dài 12cm, rộng 3,5cm). Ở vụ 2 chiều hướng tác động của phân bón lá cũng tương tự, công thức phun phân TQ1 có kích thước lá lớn nhất (dài 13,5cm, rộng 3,6cm), thấp nhất là công thức đối chứng (dài 12,1cm, rộng 3,3cm).

Chu vi thân của các công thức nhìn chung chênh lệch không nhiều giữa các công thức và giữa các vụ dao động từ 3,5 – 3,6cm cao nhất vẫn là công thức phun phân TQ1 và thấp nhất là công thức đối chứng.

Kết quả xử lý thống kê cho thấy: Đường kính hoa của công thức phun phân TQ2, công thức phun phân Sông Gianh là tương đương với công thức đối chứng trong cả hai vụ ở mức độ tin cậy 95%, công thức phun phân TQ: 1 ở cả 2 vụ là có đường kính hoa lớn hơn hẳn công thức đối chứng chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%.

3.1.6. Thành phn và t l sâu bnh hi trên ging hoa lily Sorbonne

Sâu bệnh hại là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng của tất cả các loại cây trồng nói chung, đặc biệt với cây hoa, là cây đem lại vẻ đẹp cho con người ngắm và thưởng thức. Nếu bị sâu bệnh hại đến hoa ở bất cứ mức độ nào đều ảnh hưởng đến giá trị của cả cành hoa, việc theo dõi thành phần, tỷ lệ và mức độ sâu bệnh hại có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu.

Trong cả hai năm thí nghiệm trên giống hoa lily Sorbonne đều thấy xuất hiện bệnh cháy lá và bệnh xoăn lá, tuy nhiên bệnh xoăn lá xuất hiện rất ít không gây ảnh hưởng nhiều đến giá trị thẩm mỹ của cành hoa, bệnh cháy lá có ảnh hưởng rõ rệt đến giá trị thương phẩm của cành hoa. Sâu hại thì xuất hiện chính là rệp muội, chúng phát sinh vào giai đoạn cuối khi hình thành nụ hoa, rệp bám hai mặt lá, nụ chích hút làm cho nụ teo đi, lá không phát triển làm giảm năng suất và giá trị thẩm mỹ của cành hoa. Qua theo dõi cụ thể chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.6:

Bảng 3.6: Tình hình sâu bệnh hại giống hoa lily Sorbonne thí nghiệm Bệnh hại (bệnh cháy lá) Sâu hại (rệp muội) Năm Công thức Tỷ lệ bệnh (%) Mật độ sâu (con/mP 2 P ) Đ/c 22,4 215 TQ1 16,5 165 TQ2 21,4 225 2006 – 2007 SG 20,6 178 Đ/c 21,5 195 TQ1 17,7 145 TQ2 21,5 167 2007 - 2008 SG 19,4 186

Qua bảng 3.6 cho thấy bệnh cháy lá xuất hiện ở tất cả các công thức thí nghiệm. Công thức phun phân TQ1 có khả năng kháng bệnh tốt nhất nên tỷ lệ bệnh thấp nhất ở cả 2 năm thí nghiệm (vụ 1: 16,5%; vụ 2: 17,7%), tiếp đến là công thức phun phân Sông Gianh (vụ 1: 20,6%, vụ 2: 19,5% ) và công thức phun phân TQ2 (vụ 1: 21,4%, vụ 2: 21,5%), bị nhiều nhất là công thức đối chứng (vụ 1: 22,4%, vụ 2: 19,5%).

Về sâu hại gây hại giống hoa lily sorbonne chủ yếu là rệp muội. Rệp muội xuất hiện khi hoa bắt đầu ra nụ và phân cành, rệp phát sinh rất nhanh nhưng do phát hiện kịp thời và có biện pháp xử lý nên rệp không gây ảnh hưởng lớn đến năng suất hoa. Qua theo dõi chúng tôi thu được kết quả sau:

Thấp nhất là công thức phun phân TQ1(165 con/mP

2

P

), tiếp đến là công thức phun phân Sông Gianh (178 con/mP

2

P

) và công thức đối chứng (215 con/mP

2

P

), cao nhất là công thức phun phân TQ2 (225 con/mP

2

P

).

Ở vụ 2, công thức phun phân TQ1 bị hại thấp nhất là (145 con/mP

2

P

), tiếp đến là công thức phun phân TQ2 (167 con/mP

2

P

) và công thức phun phân Sông Gianh (186 con/mP

2

P

), cao nhất là công thức đối chứng (195 con/mP

2

P

).

Qua 2 năm thí nghiệm thì công thức phun phân TQ1 có khả năng kháng rệp muội tốt nhất.

Bên cạnh các loại sâu bệnh hại trên thì còn một số bệnh sinh lý là bệnh vàng lá và rụng lá ở gốc do chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm quá lớn, cần có các biện pháp che chắn để giữ nhiệt độ cho đất hạn chế rụng lá ở gốc làm ảnh hưởng đến khả năng tích luỹ vật chất khô cung cấp dinh dưỡng cho cành hoa.

3.1.7. nh hưởng ca các loi phân bón lá đến độ bn hoa lily sorbonne

Độ bền hoa là một trong những tiêu chí đánh giá giá trị của cành hoa, một bông hoa đẹp muốn có giá trị sử dụng cao thì cần có độ bền hoa dài mới đáp ứng được nhu cầu người sử dụng. Khi theo dõi thời gian hoa tàn giúp chúng ta xác định thời gian bảo quản phù hợp nhằm nâng cao chất lượng hoa, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng hoa.

Độ bền hoa được tính từ khi nụ thứ nhất có màu trở đi. Theo dõi độ bền hoa của các công thức thí nghiệm chúng tôi thu được kết qủa trình bày ở bảng 3.7:

Bảng 3.7: nh hưởng của các loại phân bón lá đến độ bền giống hoa lily sorbonne

Đơn vị: ngày

Độ bền hoa tự nhiên Độ bền hoa cắt cắm Năm Công thức Bông đầu

tiên nở Bông đầu tiên tàn Bông cuối cùng tàn Bông đầu tiên nở Bông đầu tiên tàn Bông cuối cùng tàn Đ/c 3,4 14,9 23,2 3,6 15,8 21,2 TQ1 3,8 16,3 24,7 4,5 17,2 22,4 TQ2 3,3 15,2 23,9 3,6 15,8 22,7 2006 – 2007 SG 3,0 15,1 24,4 4,3 15,7 22,3 Đ/c 6,2 14,6 25,1 4,6 12,6 19,2 TQ1 7,4 17,3 26,2 5,3 15,3 23,7 TQ2 4,8 16,0 24,7 4,3 13,9 23,3 2007 - 2008 SG 6,0 16,3 25,3 4,9 14,3 23,5

Đối với phương pháp để hoa tự nhiên (độ bền hoa tự nhiên): Vụ 1 thời gian từ khi nụ thứ nhất có màu đến khi nở bông đầu tiên của công thức phun phân TQ1 là dài nhất (3,8 ngày), tiếp đến là công thức đối chứng (3,4 ngày), công thức phun phân

TQ2 (3,3 ngày), công thức phun phân Sông Gianh (3,0 ngày). Vụ 2 thời gian này dài hơn vụ 1 ở tất cả công thức thí nghiệm, tuy nhiên công thức phun phân TQ1 có thời gian từ khi nụ 1 chuyển màu đến khi nở vẫn là dài nhất (7,4 ngày), công thức đối chứng (6,2 ngày), công thức phun phân Sông Gianh (6,0 ngày), công thức phun phân TQ2 (4,8 ngày). Qua 2 vụ ta thấy công thức phun phân TQ1 hoa nở muộn hơn tất cả các công thức thí nghiệm.

Thời gian từ khi nụ thứ nhất có màu đến khi hoa tàn bông đầu tiên của công thức phun phân TQ1 là dài nhất, dài hơn công thức phun phân TQ2, công thức phun phân Sông Gianh và thấp nhất là công thức đối chứng ở cả 2 vụ. Vụ 1 thời gian bông đầu tiên tàn của công thức phun phân TQ1 là 16,3 ngày, công thức phun phân TQ2 là 15,2 ngày, công thức phun phân Sông Gianh là 15,1 ngày, công thức đối chứng ngắn nhất là 14,9 ngày. Vụ 2 thời gian bông đầu tiên tàn của công thức phun phân TQ1 là 17,3 ngày, công thức phun phân Sông Gianh là 16,3 ngày, công thức phun phân TQ2 là 16,0 ngày, công thức đối chứng ngắn nhất là 14,6 ngày.

Thời gian từ khi nụ thứ nhất có màu đến khi hoa tàn bông cuối cùng của công thức phun phân TQ1 là dài nhất và công thức đối chứng là ngắn nhất ở cả 2 vụ thí nghiệm. Hai công thức phun phân còn lại đều ngắn hơn công thức phun phân TQ1 và dài hơn công thức đối chứng.

Phương pháp cắt hoa cắm trong lọ nước sạch (độ bền hoa cắt cắm): Thời gian từ khi cắt đến khi nở bông đầu tiên của công thức phun phân TQ1 là dài nhất ở cả 2 vụ trồng (vụ 1: 4,5 ngày, vụ 2: 5,3 ngày), công thức phun phân Sông Gianh (vụ 1: 4,3 ngày, vụ 2: 4,9 ngày), công thức đối chứng (vụ 1: 3,6 ngày, vụ 2: 4,6 ngày), công thức phun phân TQ2 (vụ 1: 3,6 ngày, vụ 2: 4,3 ngày).

Thời gian từ khi cắt đến khi tàn bông đầu tiên của công thức phun phân TQ1 ở cả 2 vụ đều lớn nhất dài hơn tất cả các công thức còn lại và ngắn nhất vẫn là công thức đối chứng không phun phân bón lá.

Thời gian từ cắt đến hoa tàn của tất cả các công thức phun phân bón lá là tương đương nhau ở cả 2 vụ trồng dao động từ 22,3 – 23,7 ngày, riêng công thức đối chứng là có thời gian hoa tàn cả bông là ngắn nhất (vụ 1: 21,2 ngày, vụ 2: 19,2 ngày).

Qua 2 vụ trồng thí ngiệm cho thấy rằng: Nhìn chung các loại phân bón lá đều có tác dụng tốt đến sinh trưởng và phát triển củ hoa lily tại Đồn Đèn – Ba Bể – Bắc Kạn. Trong đó phân TQ1 có tác dụng tốt nhất thúc đẩy tăng chiều cao cây, tăng số hoa/cây và làm tăng độ bền hoa tự nhiên từ đó làm tăng giá trị của cành hoa.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng hoa lily tại ba bể bắc kạn (Trang 58 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)