Trong cùng một điều kiện về giống, mật độ, đất đai, chăm sóc như nhau nhưng có sự sai khác ở công thức đối chứng không phun chế phẩm KTST và phân bón qua lá, còn ở mỗi công thức thí nghiệm khác lại được phun một loại phân bón lá hoặc
một loại chế phẩm KTST khác nhau. Trong cùng một điều kiện chăm sóc nhưng trồng với các cỡ củ khác nhau cho hiệu quả kinh tế khác nhau. Qua hạch toán kinh tế chúng tôi thu được kết quả ở các bảng sau:
Bảng 3.22: Sơ bộ hạch toán thu chi khi sử dụng phân bón lá của giống hoa lily Sorbonne
Đơn vị: Đồng/sào
Năm Công thức Tổng thu Tổng chi Lãi Lãi do phân
bón lá Đ/c 182.756.640 88.450.000 94.303.640 - TQ1 186.773.440 88.474.000 98.299.440 3.995.800 TQ2 186.017.240 88.474.000 97.543.240 3.239.600 2006 – 2007 SG 185.667.000 88.510.000 97.157.000 2.853.360 Đ/c 188.946.520 88.450.000 100.496.520 - TQ1 196.476.680 88.474.000 108.002.680 7.506.160 TQ2 194.160.320 88.474.000 105.686.320 5.189.800 2007 - 2008 SG 194.661.800 88.510.000 106.151.800 5.655.280 Qua bảng 3.22 cho thấy: Sử dụng phân bón lá trên giống hoa lily Sorbonne đều cho hiệu quả cao hơn so với không phun. Năm thứ nhất công thức phun phân
TQ1 đạt 3.995.800 đồng, tiếp đến là công thức công thức phun phân TQ2 đạt
3.239.600 đồng và công thức phun phân Sông Gianh đạt 2.853.360 đồng.
Năm thứ 2, công thức phun phân TQ1 đạt 7.506.160 đồng, tiếp đến là công thức phun phân Sông Gianh đạt 5.655.280 đồng,cuối cùng là công thức phun Thiên Nông đạt 5.189.800 đồng.
Qua 2 năm thí nghiệm sử dụng phân bón lá trên giống hoa lily Sorbonne thì công thức phun phân TQ1 cho hiệu quả kinh tế cao nhất (lãi suất cao nhất). Qua bảng số liệu chúng ta cũng nhận thấy rằng vụ trồng lily năm thứ 2 cho hiệu quả cao hơn năm thứ nhất bởi vì năm thứ 2 cây hoa lily được trồng ở thời vụ sớm hơn (9/10/2007) năm thứ nhất (7/11/2006) do đó các giai đoạn đầu của cây hoa sinh trưởng và phát triển đều không bị rét đậm, rét hại gây hại mà chỉ bị ảnh hưởng một phần nhỏ ở giai
đoạn cuối. Trong khi đó năm thứ nhất trồng hoa lily ở trà muộn nên hầu hết các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây đều chịu ảnh hưởng ít nhiều của điều kiện thời tiết. Chính vì vậy mà năng suất cũng như chất lượng hoa lily trồng năm thứ nhất thấp hơn năm thứ 2, điều này cũng đồng nghĩa là hiệu quả kinh tế thấp hơn.
Bảng 3.23: Sơ bộ hạch toán thu chi khi sử dụng chế phẩm KTST của giống hoa lily Sorbonne
Đơn vị: Đồng/sào
Năm Công thức Tổng thu Tổng chi Lãi Lãi do
KTST Đ/c 182.756.640 88.450.000 94.303.640 - Đ/c 182.756.640 88.450.000 94.303.640 - Atonik 188.866.920 88.525.000 100.341.920 6.038.280 Thiên Nông 186.335.640 88.510.000 97.825.640 3.522.000 2006 – 2007 GAB3B 186.431.160 88.470.000 97.961.160 3.657.520 Đ/c 188.946.520 88.450.000 100.496.520 - Atonik 195.505.560 88.525.000 106.980.560 6.484.040 Thiên Nông 192.202.160 88.510.000 103.692.160 3.195.640 2007 - 2008 GAB3B 193.818. 400 88.470.000 105.348.040 4.851.520 Qua bảng 3.23 Cho thấy: Khi sử dụng chế phẩm KTST trên giống hoa lily Sorbonne các công thức đều cho hiệu quả cao hơn đối chứng. Năm thứ nhất, công thức phun Atonik đạt 6.038.280 đồng, tiếp đến là công thức phun GA3 đạt 3.657.520 đồng và công thức phun Thiên Nông đạt 3.522.000 đồng.
Năm thứ hai, công thức phun Atonik đạt 6.484.040 đồng, tiếp đến là công thức phun GA3 đạt 4.851.520 đồng và công thức phun Thiên Nông đạt 3.195.640đồng.
Qua 2 năm thí nghiệm phun chế phẩm KTST trên giống hoa lily Sorbonne thì công thức phun Atonik cho hiệu quả cao nhất (lãi suất cao nhất).
Bảng 3.24: Sơ bộ hạch toán thu chi khi trồng các cỡ củ khác nhau của giống hoa lily Sorbonne
Đơn vị: Đồng/sào
Công thức Tổng thu Tổng chi Lãi
Chu vi 16-18 171.878.900 76.585.000 95.293.900
Chu vi 18-20 (đ/c) 194.287.680 88.525.000 105.762.680
Chu vi 20+ 199.000.000 100.465.000 98.535.000
Qua bảng số liệu cho chúng ta thấy: công thức trồng cỡ củ 18-20 cho hiệu quả kinh tế cao nhất (lãi 105.706.960 đồng/sào/năm), tiếp đến là công thức trồng cỡ củ 20+ (lãi 98.535.000 đồng/sào/năm) và thấp nhất là công thức trồng cỡ củ 16-18 (lãi 95.293.900 đồng/sào/năm).
Qua quá trình chăm sóc, theo dõi và hạch toán kinh tế tôi nhận thấy công thức trồng cỡ củ 18 -20 có hiệu quả kinh tế cao nhất bởi vì công thức trồng cỡ củ này có chất lượng hoa tương đối tốt (tỷ lệ hoa loại 1 cao 82,3%), chi phí đầu vào (giá củ giống mua vào) không quá cao do đó hiệu quả kinh tế cao. Công thức trồng cỡ củ 20+ có tỷ cây hoa loại 1 đạt 100% nhưng giá củ giống cao, tỷ lệ cây bị bệnh cháy lá sinh lý cao nên khi hạch toán hiệu quả kinh tế không cao. Ngược lại công thức trồng cỡ củ 16 -18 có giá thành củ giống thấp nhưng chất lượng hoa thấp (tỷ lệ hoa loại 1 thấp: 18%) do đó khi hạch toán kinh tế hiệu quả kinh tế không cao. Căn cứ vào kết quả thí nghịêm cho ta thấy cỡ củ 18 – 20 là cỡ củ trồng mang lại hiệu kinh tế cao nhất khi trồng trong vụ Thu Đông ở Đồn Đèn – Ba Bể - Bắc Kạn.