sản xuất hoa
1.6.1. Tình hình nghiên cứu chất kích thích sinh trưởng
- Tình hình nghiên cứu
Thực vật không những cần các chất Protein, gluxit, lipit, axit nucleic... để cấu trúc nên tế bào, mô và cung cấp năng lượng cho hoạt động sống mà còn rất nhiều các chất có hoạt tính sinh lý như vitamin, enzym và hoocmon. Trong đó hoocmon có vai trò rất quan trọng trong việc điều chỉnh quá trình sinh trưởng, phát triển và các hoạt động sinh lý của chúng.
Hoocmon thực vật là những chất hữu cơ có bản chất hoá học khác nhau được tổng hợp với một lượng rất nhỏ ở trong các cơ quan, bộ phận nhất định của cây và từ
đấy vận chuyển đến các cơ quan, bộ phận khác của cây để điều hoà các hoạt động
sinh lý, các quá trình sinh trưởng, phát triển của cây và duy trì mối quan hệ hài hoà giữa các cơ quan, bộ phận trong cơ thể.
Song song với các phytohoocmon được tổng hợp trong cơ thể thực vật, ngày nay bằng con đường hoá học, con người đã tổng hợp nên hàng loạt các chất khác nhau nhưng có hoạt tính tương tự với các hoocmon thực vật để làm phương tiện điều chỉnh về mặt hoá học sự sinh trưởng phát triển của cây trồng nhằm cho năng suất cao và cải thiện chất lượng nông sản. Các chất này gọi là các chất điều chỉnh sinh trưởng tổng hợp. Các chất điều chỉnh sinh trưởng tổng hợp này ngày càng phong phú và được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất.
Các hormon thực vật cùng với các chất điều chỉnh sinh trưởng tổng hợp tạo nên một nhóm các chất điều hoà sinh trưởng thực vật. Chúng có tác dụng điều hoà quá trình sinh trưởng phát triển của cây từ tế bào trứng thụ tinh phát triển thành phôi cho đến cây ra hoa kết quả, hình thành cơ quan sinh sản hoàn thành chu kỳ sống của mình.
Về đại cương các chất điều hoà sinh trưởng thực vật được chia thành hai nhóm có tác dụng đối kháng về sinh lý: các chất kích thích sinh trưởng và các chất ức chế sinh trưởng.
Các chất điều chỉnh sinh trưởng ở nồng độ sinh lý có tác dụng kích thích các quá trình sinh trưởng của cây gọi là các chất kích thích sinh trưởng. Các chất này bao gồm: auxin, xytokinin, gibberellin.
Các chất điều chỉnh sinh trưởng gây tác dụng ức chế lên quá trình sinh trưởng của cây gọi là các chất ức chế sinh trưởng. Chúng bao gồm các chất: Axit abxixic, Etylen, các chất phenol, các chất làm chậm sinh trưởng, các chất diệt cỏ.
Bảng 1.4: Phân loại các chất điều chỉnh sinh trưởng thực vật Chất điều chỉnh sinh trưởng tự nhiên
(phytohoomon) Chất điều chỉnh sinh trưởng tổng hợp
A – Chất kích thích sinh trưởng Auxin (IAA)
Gibberellin (A1, A2,A3,... A54) Xytokinin (zeatin, IPA, Diphenil urea)
Auxin tổng hợp: IBA; NAA; 2,4D 2,4,5T...
Xytokinin tổng hợp: Kien tin, BA... B – Chất ức chế sinh trưởng
ABA, các chất phenol... B9 Diaminzicle
Retardant (MH, CCC, TIBA, Phosfon D...)
C – Etylen CEPA
( Hoàng Minh Tấn – Nguyễn Quang Thạch, 1993)
* Một sốứng dụng trong sản xuất hoa
- Xúc tiến sự nảy mầm của hạt giống và củ giống:
Sự ngủ nghỉ của hạt giống được quyết định bởi cân bằng ABA/GA3. Do đó, có thể thay đổi cân bằng đó có lợi cho sự nảy mầm bằng cách giảm ABA hoặc tăng GA3. Với nhiều hạt giống và củ giống hoa, việc xử lý GA3 2-5 ppm có tác dụng xúc tiến nảy mầm tốt (cẩm chướng, violet, lay ơn, lily...).
- Xúc tiến hình thành rễ bất định của cành chiết, cành giâm trong nhân giống vô tính:
Có rất nhiều hoa được nhân giống theo con đường nhân giống vô tính: cúc, thược dược, cẩm chướng, hồng, đào... Hàm lượng Auxin trong cành chiết, cành giâm khá thấp không đủ để gây ra sự phân hoá rễ bất định. Do đó con người phải xử lý auxin ngoại sinh cho cành chiết, cành giâm để làm nhanh sự ra rễ.
Nồng độ Auxin (IBA hoặc ỏ NAA) cụ thể với một số loài hoa như sau (ppm): Cúc 1.000 Thược dược 500 Đào 3.000
Hồng 2.000 Hoa giấy 2000 - Điều khiển ra hoa:
Sự ra hoa của cây trồng nói chung và cây hoa nói riêng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: ánh sáng, nhiệt độ, tương quan sinh trưởng, phát triển, hàm lượng các
chất điều tiết sinh trưởng... Xét cho cùng thì các điều kiện ngoại cảnh như: ánh sáng, ẩm độ và nhiệt độ không khí đều ảnh hưởng đến các vật chất xúc tiến ra hoa ở trong cây, trong đó các phytohoomon đóng vai trò rất quan trọng.
GA3 và chất đối kháng với GA3 là CCC được sử dụng rộng rãi để xúc tiến sự ra hoa.
Cây cúc ra hoa mùa hè nhưng có thể ra hoa trong vụ đông khi được xử lý GA3 20-25 ppm (cúc trắng Nhật, cúc tím lá nhọn, cúc hồng hè).
Hoa trà nếu được xử lý CCC có thể ra hoa sau 1 năm giâm cành. Trong khi đó hoa trà nếu không được xử lý phải 3-4 năm sau mới có hoa. Hoa nhài có thể nở sớm hơn nếu xử lý CCC 1000 ppm.
Xử lý hoa lay ơn với GA3 100 ppm trước khi trồng, sau đó định kỳ 30 ngày một lần phun GA3 100 ppm cho hoa nở sớm hơn, bông dài hơn, nhiều mỏ và bền hơn. Lay ơn là một trong rất ít cây mà chiều cao của cây được kích thích khi sử dụng CCC. Có thể phun CCC nồng độ 8000 ppm ba lần: Lần thứ nhất xử lý ngay sau khi mọc, lần thứ 2 sau 4 tuần, lần thứ 3 cách lần thứ 2 sau 3 tuần, tức khoảng 25 ngày trước khi ra hoa. Kết quả là hoa tự kéo dài, số lượng hoa trên một ngồng nhiều hơn.
- Điều khiển sinh trưởng của cây
+ Làm tăng chiều cao và sinh khối của toàn cây
GA3 10-50 ppm làm tăng chiều dài cành hoa do đó nâng cao được chất lượng hoa cắt ở hầu hết các loài hoa.
Ví dụ: ỏ NAA 500 ppm thúc đẩy sự phân nhánh của nhài, thược dược. ỏ NAA 200 ppm làm tăng năng suất hoa nhài 20%
ỏ NAA 50 ppm làm nụ hoa lay ơn to, bông dài, nhiều bông hơn... + Làm ngắn thân của một số loài hoa đặc biệt là hoa chậu.
+ Ức chế sự hình thành chồi bên của hoa cúc, hoa cẩm chướng...
+ Để làm nở hoa lúc cần thiết người ta hay sử dụng GA3 và IBA (một loại
xytokinin). Nồng độ sử dụng dao động trong khoảng 2 – 50 ppm với GA3 và 5 – 10 ppm với IBA.
Chất điều tiết sinh trưởng thực vật ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp nói chung và trong nghề trồng hoa nói riêng...
Với nghề trồng hoa sử dụng chất điều tiết sinh trưởng có nhiều thụân lợi, đó là: - Hoa không phải là thực phẩm cho con người và vật nuôi, do đó các ảnh hưởng độc hại (nếu có) của chất điều tiết sinh trưởng không ảnh hưởng đến con người và vật nuôi.
- Ở nồng độ rất thấp chất điều tiết sinh trưởng đã phát huy tác dụng đối với cây trồng nói chung và đối với hoa nói riêng nên dư lượng của nó trong đất, nước là không đáng kể.
- Tác dụng của chất kích thích sinh trưởng đối với hoa nhanh, rõ rệt.
- Các chất điều tiết sinh trưởng có thể làm thay đổi một số đặc điểm thực vật học của cây hoa như: thay đổi chiều cao cây, màu sắc lá, thời gian sinh trưởng, sự ra hoa, chất lượng và tuổi thọ của hoa. Những chất có tác dụng kích thích sự sinh trưởng của cây gọi là chất kích thích sinh trưởng như: Auxin, Gibberellin, Xytokinin... Những chất có tác dụng kìm hãm quá trình sinh trưởng của cây gọi là chất kìm hãm sinh trưởng như: Axit abxixic, Etylen...
* Nguyên tắc khi sử dụng các chất điều tiết sinh trưởng:
- Chú ý nồng độ khi sử dụng chất kích thích sinh trưởng vì ở nồng độ thấp chúng có tác dụng kích thích sinh trưởng nhưng ở nồng độ cao thì chúng lại gây ức chế sinh trưởng.
- Chất điều tiết sinh trưởng không phải là chất dinh dưỡng nên không thể thay thế cho phân bón.
- Mặc dù việc sử dụng chất kích thích sinh trưởng đối với nghề trồng hoa có nhiều thuận lợi nhưng ảnh hưởng của chúng đến đất đai và sức khoẻ con người không phải là không có nhất là khi sử dụng nhiều và thường xuyên do đó phải sử dụng đúng nồng độ và phương pháp.
1.6.2. Những nghiên cứu về dinh dưỡng qua lá
- Những nghiên cứu về dinh dưỡng đạm qua lá
Đạm là nguyên tố cấu thành tất cả các bộ phận sống của cây, đạm có mặt trong hàng loạt các chất hữu cơ quan trọng như aminoaxit, axit nucleic, diệp lục, protein,
phytohoomon và các hợp chất thứ cấp. Đạm là nguyên tố quan trọng nhất quyết định năng suất, phẩm chất cây trồng.
+ Hoa màu đỏ nếu cung cấp đạm hoặc các hợp chất các bon quá nhiều sẽ làm cho hoa đỏ nhạt đi.
+ Hoa cúc thu màu xanh thiếu đạm sẽ biến thành màu xanh nhạt thậm chí còn thành màu trắng.
Những nghiên cứu về ảnh hưởng của dinh dưỡng đạm trong lá đến hàm lượng đạm tổng số trong các cơ quan của thực vật cho thấy việc bón urê qua lá ở các giai đoạn vào chắc làm tăng hàm lượng đạm ở cả hạt và các bộ phận của cây.
Một vấn đề cấp bách cần phải khắc phục là sự mất đạm do hiện tượng rửa trôi, xói mòn ở các nước nhiệt đới và những vùng đất có kết cấu kém làm cho nguyên tố
đạm luôn là nguyên tố hạn chế trong đất, đây là vấn đề đang được các nhà nông
nghiệp hiện đại tìm cách khắc phục. Việc bón qua lá một lượng đạm nhỏ hiện đang là phương pháp có ý nghĩa để hạn chế sự mất đạm, giảm ô nhiễm, tăng năng suất cây trồng và cải thiện nâng cao hàm lượng đạm trong nông sản, từ đó thoả mãn những mong đợi và nhu cầu của con người.
* Dinh dưỡng Mg qua lá của cây trồng
Hiện nay hiện tượng thiếu Mg đang trở thành phổ biến với các vùng đất ở Trung Âu, Bắc Âu. Ở Việt Nam đặc biệt là vùng núi phía bắc với đa phần là đất dốc nghèo dinh dưỡng do thường xuyên bị lũ lụt, xói mòn, rửa trôi nên đất kém kết cấu dẫn đến hàm lượng N và Mg trong đất bị rửa trôi lớn hơn so với các nơi khác. Hiện tượng thiếu Mg ảnh hưởng lớn đến sự hấp thu các nguyên tố khác cũng như sự hấp thu nước dẫn đến giảm hiệu lực của phân bón, giảm năng suất, phẩm chất cây trồng. Việc cung cấp Mg bằng con đường bón phân qua lá là cần thiết.
* Một sốứng dụng về dinh dưỡng qua lá
Tác giả Nguyễn Thị Kim Lý đã sử dụng kích phát tố của công ty Thiên Nông
và đi đến kết luận: việc sử dụng loại phân bón lá này với liều lượng 1g thuốc pha
trong 1 lít nước sạch và nhúng phần gốc của cành xuống 3 phút, rồi đem phần dung dịch thuốc còn lại pha thêm 5g phân bón lá phun lại nên cành giâm, cứ 3 – 5 ngày phun dung dịch này một lần, có thể đảm bảo 80-90% số cây ra rễ, với thời gian rút
ngắn so với đối chứng từ 3-4 ngày. Phương pháp này thường được ứng dụng hiệu quả cao hơn cho việc nhân giống vào mùa hè. ( Nguyễn Thị Kim Lý, Nguyễn Xuân Linh, 2002 )[14].