Nghiên cứu ảnh hưởng của cỡ củ đến động thái tăng trưởng chiều cao cây

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng hoa lily tại ba bể bắc kạn (Trang 76 - 77)

ca ging hoa lily Sorbonne

Chiều cao cây là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng hoa và là một trong những tiêu chuẩn xuất khẩu. Chiều cao cây phụ thuộc vào chiều dài lóng, số lá trên thân và điều kiện ngoại cảnh. Mỗi một cỡ củ trồng có số lá khác nhau dẫn đến số lóng khác nhau, do đó trong cùng điều kiện ngoại cảnh nhưng trồng với các cỡ củ khác nhau thì chiều cao cây khác nhau. Theo dõi chiều cao cây của các cỡ củ khác nhau của giống hoa lily Sorbonne từ khi mọc mầm đến khi chiều cao cây ổn định chúng tôi đã thu được kết quả thể hiện qua bảng 3.15:

Bảng 3.15: Động thái tăng trưởng chiều cao cây của giống hoa lily Sorbonne ở các cỡ củ khác nhau Đơn vị: cm Số ngày sau trồng Cỡ củ 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Chu vi 16-18 12,4 26,6 44,9 64,2 79,4 93,3 98,4 101 104,6 108,6 Chu vi 18-20 (đ/c) 13,9 31,6 46,1 66,7 83,1 97,6 104,2 106,5 110,3 112,2 Chu vi 20+ 15,8 32,2 49,8 71,2 90,4 100,9 106,1 115,4 119,6 121,9 CV (%) 5,2

Qua kết quả thu được ở bảng 3.15 cho thấy: Sau trồng 10 ngày công thức trồng cỡ củ 20+ có chiều cao cây cao nhất (15,8cm), tiếp đến là công thức trồng cỡ củ 18-20 (13,9cm) thấp nhất là công thức trồng cỡ củ 16-18 (12,4cm). Những ngày sau các công thức thí nghiệm tăng chiều cao đồng đều và không có sự biến đổi thứ tự và đạt chiều cao tối đa sau trồng 100 ngày. Chiều cao tối đa của công thức trồng cỡ củ 20+ cao nhất đạt 121,9cm sau trồng 100 ngày, chiều cao của công thức trồng cỡ củ 18-20 đạt 112,3cm, thấp nhất là công thức trồng cỡ củ 16-18 chiều cao cây cuối cùng đạt 108,6cm.

3.3.2. Nghiên cu nh hưởng ca c c đến động thái ra lá ca ging hoa lily

Sorbonne

Lá là bộ phận chính của cây để quang hợp biến đổi năng lượng ánh sáng mặt trời thành những chất cần thiết cung cấp cho mọi nhu cầu của cây trồng. Vì vậy thời

gian ra lá, tốc độ ra lá, số lá trên cây đều ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh trưởng cũng như chất lượng hoa của cây. Qua theo dõi động thái ra lá của giống lily sorbonne thí nghiệm từ khi trồng đến khi bộ lá ổn định chúng tôi thu được kết quả thể hiện qua bảng 3.16:

Bảng 3.16: Động thái tăng trưởng số lá của giống hoa lily Sorbonne ở các cỡ củ khác nhau Đơn vị: lá/cây Số ngày sau trồng Cỡ củ 10 20 30 40 60 70 Chu vi 16-18 3,9 20,1 29,4 38,4 45,7 47,3* Chu vi 18-20 (đ/c) 4,2 21,6 34,6 45,2 53,9 54,6- Chu vi 20+ 9,5 27,3 37,3 46,8 55,9 55,9ns CV (%) 5,1 LSD.05 6,1

Qua kết quả thu được ở bảng 3.16 cho thấy: Sau trồng 10 ngày công thức trồng cỡ củ 20+ có số lá nhiều nhất (9,5 lá/cây), tiếp đến là công thức trồng cỡ củ 18-20 (4,2 lá) thấp nhất là công thức trồng cỡ củ 16-18 (3,9 lá). Sau trồng 20 ngày số lá của các công thức thí nghiệm tăng đồng đều và đạt tối đa sau trồng 70 ngày. Cao nhất là công thức trồng cỡ củ 20+ đạt 55,9 lá, số lá của công thức trồng cỡ củ 18-20 54,6 lá, thấp nhất là công thức trồng cỡ củ 16-18 số lá đạt 47,3 lá.

Để có kết quả chính xác chúng tôi tiến hành xử lý thống kê và thu được kết quả sau: công thức trồng cỡ củ 16-18 có số lá/cây ít hơn công thức trồng cỡ củ 18-20 chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Công thức trồng cỡ củ 18-20 và công thức trồng cỡ củ 20+ có số lá/cây tương đương nhau ở mức độ tin cậy 95%.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng hoa lily tại ba bể bắc kạn (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)