5. Bố cục của luận văn
2.2.1. Tiếp cận nghiên cứu
Cách thức giải quyết các vấn đề nghiên cứu thể hiện theo các hƣớng sau đây:
- Một là, đi từ lý luận đến thực tiễn; dùng lý luận để kiểm nghiệm thực
tiễn. Từ cơ sở thực tiễn để hoàn thiện một số vấn đề lý luận của phát triển nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam.
- Hai là, tiếp cận theo hƣớng đa chiều, tức là xem xét sự phát triển
của nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh trong mối quan hệ với các địa phƣơng trong cả nƣớc, của ngành nông nghiệp Việt Nam; quan hệ với các ngành
kinh tế khác; phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững trong điều kiện
hội nhập và trong điều kiện môi trƣờng thay đổi nhất là vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu có ảnh hƣởng đến mọi lĩnh vực của sản xuất và đời sống trong đó có sản xuất nông nghiệp.
2.2.2. Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu
- Điều tra, khảo sát thực địa về lĩnh vực quản lý và sản xuất trên địa bàn
tỉnh của ngành nông nghiệp nhƣ: trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp,
công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản và ngành nghề nông thôn, dịch vụ nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Hệ thống các thông tin sơ cấp, thứ cấp về tự nhiên, kinh tế - xã hội có liên quan trực tiếp tới hoạt động quản lý và sản xuất nông nghiệp, phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh.
-Khảo sát thực tế lấy các thông tin về sản lƣợng, giá cả, thu nhập, tại xã Tiền An, phƣờng Cộng Hòa, và các siêu thị trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Khảo sát các mô hình sản xuất tại xã Tiền An, phƣờng Cộng Hòa (mô hình rau Quảng Yên). Thu thập các dữ liệu qua thực hiện các nghiên cứu khoa học về thu hồi đất cho khu sản xuất tập trung ở xã Hồng Thái Tây huyện Đông Triều (Phụ lục 1);
- Phương pháp đánh giá có sự tham gia (PRA). Nhằm lấy ý kiến đánh giá của nông dân về sự thành công và thất bại của các chính sách, những nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của các chính sách; những chính sách nào là quan trọng đối với nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Kết quả đánh giá đƣợc chọn lọc từ khảo sát 30 phiếu điều tra tại huyện Đầm Hà (Phần phụ lục 2);
2.2.3. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
- Thu thập thông tin và hệ thống tài liệu, số liệu thống kê có liên quan từ các ban ngành trong và ngoài tỉnh.
- Văn bản, đƣờng lối quan điểm, định hƣớng của Đảng và chính sách Nhà nƣớc Việt Nam về đổi mới và phát triển nông nghiệp.
- Mạng lƣới công trình nghiên cứu, sách, báo, internet, kỷ yếu hội thảo khoa học, v.v.
2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu
- Sử dụng các phần mềm thống kê chuyên dụng để xử lý số liệu và phân tích thống kê suy luận (SPSS, EXCEL...)
- Kỹ thuật phân tích thống kê, phân tích mô hình toán kinh tế, mô hình phân tích các nhân tố, mô hình hóa, đồ thị và các kỹ thuật phân tích khác để phục vụ cho quá trình hoàn thành báo cáo của luận văn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
2.2.5. Phương pháp phân tích thông tin
2.2.5.1 Tổng hợp phân tích xử lý số liệu
Phân tích tổng hợp và hệ thống hóa các thông tin, tƣ liệu điều tra, khảo sát đã thu thập đƣợc phục vụ cho công tác đánh giá phân tích các nội dung có liên quan. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu: Thu thập, hệ thống hóa, xử lý, phân tích, đánh giá tất cả các số liệu có sẵn theo định hƣớng
nghiên cứu.
2.2.5.2. Phương pháp bản đồ
- Phục vụ cho thể hiện về không gian các nội dung có liên quan nhƣ
thực trạng và định hƣớng phân bố các sản phẩm nông sản chủ lực của từng địa phƣơng trên địa bàn tỉnh…
- Sử dụng phƣơng pháp khoanh vẽ, chồng xếp bản đồ để xây dựng hệ
thống các bản đồ liên quan.
- Sử dụng kỹ thuật GIS để số hoá, chỉnh lý, biên tập bản đồ.
2.3. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển nông nghiệp bền vững
Sự bền vững của phát triển nông nghiệp có thể đánh giá đƣợc bằng
những chỉ tiêu nhất định:
- Chỉ tiêu bền vững về kinh tế:
+ Tốc độ tăng trưởng GDP theo chuỗi thời gian + GDP/người theo năm
+ Tỷ trọng các ngành, lĩnh vực
+ Tỷ trọng tiểu ngành trong nông nghiệp
- Chỉ tiêu bền vững về xã hội:
+ Tuổi thọ trung bình
+ Tỷ lệ thất nghiệp trong nông thôn, nông nghiệp + Phúc lợi xã hội
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
+ Lực lượng lao động trong nông nghiệp, cơ cấu trình độ, kỹ năng
- Chỉ tiêu bền vững về môi trƣờng:
Sự phát triển bền vững về mặt môi trƣờng đƣợc thể hiện ở việc đảm bảo môi trƣờng sinh thái: ao hồ, đầm, kênh, rạch…ngăn ngừa dịch bệnh. Ngoài ra, còn đƣợc thể hiện ở việc bảo vệ và phát huy các giống hải sản đặc hữu.
Một số chỉ tiêu đánh giá sự phát triển bền vững về mặt môi trƣờng:
- Tỷ lệ hệ thống quan trắc dịch bệnh, cảnh báo môi trường so với nhu cầu; - Diện tích rừng ngập mặn bị chặt phá (được phục hồi, trồng mới hàng năm);
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THEO HƢỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh có ảnh hƣởng đến phát triển nông nghiệp bền vững hƣởng đến phát triển nông nghiệp bền vững
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
+ Vị trí địa lý: Quảng Ninh là một tỉnh ở địa đầu phía đông bắc Việt Nam, có dáng một hình chữ nhật lệch nằm chếch theo hƣớng đông bắc - tây nam. Phía tây tựa lƣng vào núi rừng trùng điệp. Phía đông nghiêng xuống nửa phần đầu vịnh Bắc bộ với bờ biển khúc khuỷ nhiều cửa s.
+ Về khí hậu: Khí hậu Quảng Ninh tiêu biểu cho khí hậu các tỉnh miền Bắc Việt Nam vừa có nét riêng của một tỉnh miền núi ven biển. Các quần đảo ở huyện Cô Tô và Vân Đồn ..., có đặc trƣng của khí hậu đại dƣơng.
+ Tài nguyên đất: Có quỹ đất dồi dào với 611.081,3 ha, trong đó 75,370 ha đất nông nghiệp đang sử dụng, 146.019 ha đất lâm nghiệp với nhiều diện tích đất có thể trồng cỏ phù hợp cho chăn nuôi, khoảng gần 20.000 ha có thể trồng cây ăn quả.
+ Tài nguyên rừng: Có 243.833,2 ha rừng và đất rừng (chiếm 40% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh), trong đó rừng tự nhiên chiếm khoảng 80%.
+ Tài nguyên biển: Với bờ biển dài 250 km, Quảng Ninh có nhiều ngƣ trƣờng khai thác hải sản. Hầu hết các bãi cá chính có sản lƣợng cao, ổn định, đều phân bố gần bờ và quanh các đảo, rất thuận tiện cho việc khai thác.
3.1.2. Điều kiện Kinh tế
Quảng Ninh là tỉnh thuộc vùng Đông Bắc của Việt Nam, có vị trí địa lí đặc biệt với đầy đủ các điều kiện để phát triển kinh tế tổng hợp nhƣ biên giới trên đất liền, đƣờng bờ biển, hải cảng, hải đảo, có địa hình đặc trƣng của miền núi cao, trung du, đồng bằng... Vì thế, Quảng Ninh trở thành một trọng điểm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
kinh tế, một đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm phía bắc đồng thời là một trong bốn trung tâm du lịch lớn của Việt Nam. Quảng Ninh có nhiều Khu kinh tế, Trung tâm thƣơng mại Móng Cái (đầu mối giao thƣơng giữa hai nƣớc Việt Nam - Trung Quốc và các nƣớc trong khu vực).
3.1.3. Điều kiện xã hội
+ Dân số
Tổng dân số Quảng Ninh đến năm 2014 là 1.172.500 ngƣời, trong đó dân số là nam giới nhiều hơn dân số là nữ giới. Cụ thể, dân số là nam giới có 598.800 ngƣời chiếm 51,1 % và dân số là nữ giới có 573.700 ngƣời chiếm 48,9 % so với tổng dân số toàn tỉnh.
Bảng 3.1: Dân số và lao động ở Quảng Ninh năm 2014 TT Năm (ngƣời) Dân số Lao động (ngƣời) Tỉ lệ tăng
dân số% Tỉ lệ tăng lao động % 1 2008 1.096.100 533.700 2 2009 1.109.300 555.500 1,20 4,08 3 2010 1.122.500 586.100 1,18 5,51 4 2011 1.135.100 603.000 1,13 2,88 5 2012 1.146.600 613.800 1,01 1,79 5 2013 1.158.400 623.100 1,31 1,56 6 2014 1.172.500 633.400 1,22 1,65
(Nguồn: Niên giám thống kê Quảng Ninh năm 2014)
- Mật độ dân số tập trung chủ yếu ở các thành phố, thị xã, khu công nghiệp nhƣ: TP Hạ Long (224.700 ngƣời chiếm 19,16 % dân số toàn tỉnh), TP Cẩm Phả (179.000 ngƣời chiếm 15,27 % dân số toàn tỉnh) , huyện Đông Triều (160.500 ngƣời chiếm 13,69 % dân số toàn tỉnh), TP Uông Bí (109.400 ngƣời chiếm 9,33 % dân số toàn tỉnh), TP Móng Cái (91.000 ngƣời chiếm 7,76 % dân số toàn tỉnh), .v.v..Khu đô thị là nơi ngƣời dân có thu nhập cao, nhu cầu sử dụng sản phẩm gỗ có ngày càng nhiều. Dân số Quảng Ninh sống tập trung
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
nhiều ở các đô thị, thành phố sẽ là thị trƣờng tiềm năng tiêu thụ các sản phẩm đồ gỗ có chất lƣợng cao của ngành công nghiệp chế biến gỗ.
+ Dân tộc
Quảng Ninh có 22 thành phần dân tộc, song chỉ có 6 dân tộc có hàng nghìn ngƣời trở lên, cƣ trú thành những cộng đồng và có ngôn ngữ, có bản sắc dân tộc rõ nét. Ðó là các dân tộc Việt (Kinh), Dao, Tày, Sán Dìu, Sán Chỉ, Hoa.
Trong các dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, ngƣời Việt (Kinh) chiếm 89,23% tổng số dân, sống chủ yếu ở các đô thị, các khu công nghiệp và vùng đồng bằng ven sông, ven biển. Sau ngƣời Việt (Kinh) là các dân tộc thiểu số có nguồn gốc từ lâu đời. Ngƣời Dao (4,45 %) có hai nhánh chính là Thanh Y, Thanh Phán, thƣờng cƣ trú ở vùng núi cao. Ngƣời Hoa (0,43 %), ngƣời Sán Dìu (1,80 %), Sán chỉ (1,11 %) ở vùng núi thấp và chủ yếu sống bằng nông nghiệp với nghề trồng cấy lúa nƣớc. Các dân tộc thiểu số là chủ nhân của miền núi, nơi có nhiều khó khăn, kinh tế và văn hoá còn chậm phát triển.
+ Các đơn vị hành chính
Quảng Ninh có 4 thành phố, 1 thị xã và 9 huyện trực thuộc, Trong đó, có 186 đơn vị hành chính cấp xã bao gồm 115 xã, 61 phƣờng và 10 thị trấn (Niên giám thống kê Quảng Ninh, năm 2014)
+ Lực lƣợng lao động
Lực lƣợng lao động chủ yếu tập trung trong ngành nông, lâm, thủy sản (272.100 ngƣời chiếm 42,96 % so với tổng số lao động toàn tỉnh) tiếp đến là công nghiệp khai thác (94.900 ngƣời chiếm 14.98 % so với tổng số lao động toàn tỉnh), thƣơng nghiệp sửa chữa xe có động cơ (69.900 ngƣời chiếm 11,04 % so với tổng số lao động toàn tỉnh), công nghiệp chế biến (51.600 ngƣời chiếm 8.15 % so với tổng số lao động toàn tỉnh), còn lại là các ngành nghề khác (Niên giám thống kê Quảng Ninh, năm 2014).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
3.2.1. Phát triển sản xuất
2020.
Tỷ trọng của khối ngành nông nghiệp và thủy sản chiếm tỷ lệ chủ yếu qua các năm, tuy nhiên tỷ trọng ngành nông nghiệp có xu thế giảm dần (năm 2010 là 61,3%, năm 2013 giảm xuống còn 42,23%), tỷ trọng ngành thủy sản tăng đều qua các năm (năm 2010 là 33,1%; năm 2013 lên 51,8%); tỷ trọng ngành lâm nghiệp chiếm tỷ lệ thấp, đang có xu hƣớng tăng dần qua các năm (năm 2010 là 5,6%; năm 2013: 6,7%).
3.2.2. Giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn
Lao động trong khu vực nông nghiệp, nông thôn chiếm gần 50% dân số của tỉnh Quảng Ninh. Chính vì vậy, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đƣợc xem là một trong những nhiệm vụ quan trọng, là "chìa khóa" thành công cho nhiều chƣơng trình, mục tiêu của tỉnh và đây cũng là cơ hội để tìm kiếm việc làm ổn định cho đại đa số lao động nông thôn. Thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ, Quảng Ninh đã triển khai nhiều giải pháp tích cực, tạo bƣớc chuyển biến lớn trong nhận thức của các cấp, các ngành, tổ chức chính trị xã hội và ngƣời lao động về đào tạo nghề cho lao động nông thôn đối với phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, đóng góp vào lộ trình xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, qua thực hiện đề án, mạng lƣới các cơ sở dạy nghề trên toàn tỉnh đã tạo đƣợc sự gắn kết chặt chẽ giữa chính quyền địa phƣơng và tổ chức đoàn thể, cơ sở sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp trong việc triển khai đề án và tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Ý thức đƣợc tầm quan trọng của việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
nghề nuôi trồng thủy sản, những năm gần đây, thực hiện đề án 1956 về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, các địa phƣơng trên địa bàn tỉnh đã tăng cƣờng mở các lớp đào tạo, tập huấn về kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt là chuyển diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản, đƣa những con giống có giá trị kinh tế cao vào nuôi trồng và đã gặt hái đƣợc những kết quả đáng ghi nhận. Không chỉ đào tạo nghề trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, trong 4 năm qua (năm 2010-2013), thực hiện đề án 1956 đào tạo nghề cho lao động nông thôn của Thủ tƣớng Chính phủ, hàng loạt mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn của Quảng Ninh đã gắn với cơ sở sản xuất, nhu cầu thực tế ở địa phƣơng hoặc giúp ngƣời lao động tự tạo việc làm tại gia đình đạt hiệu quả cao thông qua việc trang bị kiến thức, kỹ năng sản xuất nông nghiệp trong nhiều lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt,... Chỉ tính riêng năm 2013, tổng số lao động nông thôn đƣợc học nghề là 3.118 lao động, trong đó gầ
55,32%.
3.3. Thực trạng phát triển Nông nghiệp theo hƣớng bền vững tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn năm 2010 – 2013 Ninh trong giai đoạn năm 2010 – 2013
3.3.1. Phát triển theo hướng bền vững về kinh tế
3.3.1.1. Tốc độ tăng trưởng
Kinh tế nông nghiệp liên tục phát triển ở mức cao và tƣơng đối ổn định. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế giai đoạn năm 2010-2013 bình quân đạt 3,8%/năm, tƣơng đƣơng so với bình quân cả nƣớc (Tốc độ tăng giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân cả nƣớc năm 2010-2013 là 3,92%/năm). Giá trị sản xuất và tăng trƣởng các ngành tỉnh Quảng Ninh giai đoạn năm 2010-2013 (theo giá so sánh năm 2010) cụ thể nhƣ sau:
- Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ) năm 2013 đạt 4.093 tỷ đồng, tăng bình quân 3,39%/năm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp năm 2013 đạt 614 tỷ đồng, tăng bình quân 13,76%/năm.
- Giá trị sản xuất ngành thuỷ sản năm 2013 đạt 3.577 tỷ đồng, tăng bình quân 13,45%/năm.
- Thu nhập bình quân đầu ngƣờ ) năm 2010 đạt 1.787,3 nghìn đồng/tháng; năm 2012 đạt 2.832,8 nghìn đồng/tháng, tăng 25%/năm.
3.3.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Tỷ trọng của khối ngành nông nghiệp và thủy sản chiếm tỷ lệ chủ yếu qua các năm, tuy nhiên tỷ trọng ngành nông nghiệp có xu thế giảm dần (năm 2010 là 61,3%, năm 2013 giảm xuống còn 42,23%), tỷ trọng ngành thủy sản tăng đều qua các năm (năm 2010 là 33,1%; năm 2013 lên 51,8%); tỷ trọng ngành lâm nghiệp chiếm tỷ lệ thấp, đang có xu hƣớng tăng dần qua các năm (năm 2010 là 5,6%; năm 2013: 6,7%).
Bảng 3.2: Cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp
Đơn vị tính: % Hạng mục Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1. Nông nghiệp 61,29 49,12 43,59 42,23 2. Lâm nghiệp 5,63 7,61 6,58 6,68 3. Thủy sản 33,08 43,28 49,84 51,09
(Nguồn Sở Nông nghiệp & PTNT)
Năm 2010 - 2013 ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thực hiện nhiệm vụ kế hoạch phát triển sản xuất trong bối cảnh thời tiết, dịch