Nhóm giải pháp kinh tế

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 76)

5. Bố cục của luận văn

4.3.1. Nhóm giải pháp kinh tế

Đẩy mạnh phát triển các ngành kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hƣớng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp gắn với thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Duy trì và nâng cao tốc độ phát triển công nghiệp theo hƣớng hiện đại, tăng tỷ trọng công nghiệp chế tạo, công nghiệp chế biến có giá trị gia tăng lớn. Phấn đấu tổng giá trị sản xuất bình quân 5 năm tăng trên 18%. Phát triển nông nghiệp theo hƣớng hiện đại, hiệu quả, bền vững gắn với giải quyết hiệu quả vấn đề nông dân, nông thôn theo tinh thần Nghị quyết Trung ƣơng 7 (khoá X). Phấn đấu đến năm 2015 tỉnh Quảng Ninh cơ bản đạt các tiêu chí tỉnh nông thôn mới.

Đẩy mạnh phát triển dịch vụ thƣơng mại, kinh tế cửa khẩu, du lịch, vận tải biển và các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng, hàm lƣợng công nghệ cao.

Thực hiện tốt các chính sách tài chính, tín dụng. Nâng cao chất lƣợng tín dụng, đƣa hoạt động ngân hàng phát triển lành mạnh, an toàn, hiệu quả. Phát

huy tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, từng địa phƣơng; tăng cƣờng liên kết

giữa các địa phƣơng theo quy hoạch, khắc phục tình trạng đầu tƣ trùng lắp, thiếu liên kết giữa các địa phƣơng. Tạo sự chuyển biến đồng bộ về nhận thức và hành động trong thực hiện các chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển, các dự án đầu tƣ bảo vệ môi trƣờng; tăng cƣờng quản lý, bảo vệ và cải thiện rõ rệt môi trƣờng sinh thái.

4.3.2. Nhóm giải pháp môi trường

Tiếp tục cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, kinh doanh, trọng tâm là đơn giản hoá thủ tục hành chính, tạo quỹ đất ”sạch” cho các nhà đầu tƣ. Thực hiện

nghiêm việc công khai hóa các quy trình, thủ tục hành chính. Huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho đầu tƣ phát triển. Đảm bảo cân đối các

nguồn vốn đầu tƣ trên cơ sở quy hoạch và yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển thích ứng nền kinh tế

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tế phát triển, đồng thời khuyến khích phát triển kinh tế tƣ nhân, khu vực có

vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, phát triển hợp tác xã, nhất là trong nông nghiệp.

4.3.3. Nhóm giải pháp xã hội

Nâng cao hiệu quả các hoạt động văn hoá - thông tin tuyên truyền. Gắn

kết chặt chẽ nhiệm vụ phát triển văn hóa, văn học nghệ thuật, bảo tồn, phát

huy giá trị di sản thiên nhiên, di sản văn hóa phi vật thể với phát triển du lịch và hoạt động thông tin đối ngoại. Đẩy mạnh, ƣu tiên, tạo điều kiện xây dựng

lực lƣợng văn nghệ sĩ vùng mỏ.

Phát triển toàn diện và mạnh mẽ giáo dục, đào tạo, duy trì kết quả giáo

dục trong nhóm 10 tỉnh đứng đầu cả nƣớc. Nâng cao hiệu quả, tính thiết thực

công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Phát triển và nâng

cao chất lƣợng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lƣợng cao phục

vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Nâng cao chất lƣợng chăm sóc sức khỏe nhân dân, công tác dân số, kế

hoạch hóa gia đình, bảo vệ chăm sóc bà mẹ, trẻ em. Củng cố, hoàn thiện

mạng lƣới y tế cơ sở. Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực y tế. Duy trì mức

sinh hoạt hợp lý, có giải pháp tăng dân số cơ học phục vụ phát triển kinh tế.

Tăng cƣờng đầu tƣ cho nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới phục vụ công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành, trong sản xuất

nông, lâm, ngƣ nghiệp, cải cách hành chính, dịch vụ công, bảo vệ môi trƣờng, các ngành kinh tế trọng điểm, có lợi thế.

Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo nhiều việc làm cho ngƣời lao động, đặc biệt đối với nông dân. Tăng tỷ lệ ngƣời dân tham gia bảo hiểm tự nguyện. Duy trì vững chắc thành quả, đẩy mạnh giảm nghèo bền vững, gắn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

với dạy nghề, giải quyết việc làm, nâng cao trình độ cho ngƣời nghèo. Thực

hiện tốt các chính sách chăm sóc ngƣời có công, gia đình thƣơng binh, liệt sĩ.

Chăm lo và phát huy vai trò ngƣời cao tuổi, ngƣời có uy tín trong vùng dân tộc. Tập trung cao cho phòng ngừa và đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động

phòng, chống ma túy, mại dâm, tội phạm buôn bán ngƣời qua biên giới.

4.3.4. Giải pháp về lĩnh nông nghiệp

Quảng Ninh là thị trƣờng du lịch lớn với trung bình đón 7 triệu khách một năm, là tỉnh công nghiệp khai khoáng với hàng chục vạn công nhân, theo thống kê hàng năm của Sở Công thƣơng sản lƣợng rau, củ của tỉnh đáp ứng 87% nhu cầu; Quả các loại đáp ứng 63% nhu cầu. Trồng rau, hoa, quả không chỉ làm thực phẩm mà còn là sản phẩm du lịch nông nghiệp, làng quê vì tạo ra cảnh quan đẹp. Ngoài các loại rau, hoa, quả.. thông thƣờng cần chọn rau, hoa, quả cao cấp nhƣ: Nấm ăn, nấm dƣợc liệu, hoa lan, thanh long, cam, na, ổi… để sản xuât quy mô lớn.

Cây công nghiệp lâu năm nên tập trung vào cây chè nhƣng phải cơ cấu lại giống chè nhất là giống chè đặc sản đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. (Hiện nay toàn tỉnh tổng diện tích chè có 1.210 ha, trong đó chè kinh doanh 1.050 ha - Hải Hà 982,3 ha, Đầm Hà 171,5 ha. Về cơ cấu các giống chè LDP1, LDP2, chè trung du lá nhỏ là chủ yếu, diện tích chè giống mới chất lƣợng cao nhƣ: Ngọc thúy, ô long, phúc vân tiên, am tích, PT 95 chiếm tỷ lệ thấp 3,9%. Năm 2013 cây chè cho năng suất đạt 75-84 tạ/ha chè búp tƣơi, sản lƣợng đạt 6.922,3 tấn tăng 16% so với cùng kỳ).

Cây dƣợc liệu là cây lâm sản ngoài gỗ quan trọng của tỉnh nhƣ: Cây ba kích, cây giảo cổ lam, cây nghệ vàng, cây địa liền, cây gừng…rất phù hợp với điều kiện và tập quán canh tác của đồng bào miền Đông của tỉnh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Tỉnh Quảng Ninh hiện nay ngành chăn nuôi chiếm 38% giá trị ngành nông nghiệp, tuy cao hơn so với tỷ lệ của Quốc gia nhƣng vẫn chƣa tạo lập đƣợc vị thế là ngành sản xuất chính. Một trong nhiều nguyên nhân là nguồn thức ăn phải nhập làm đội giá thành trong khi tỉnh ta rất có điều kiện để sản xuất thức ăn tại chỗ vì ngoài việc có diện tích trồng ngô lớn thì nguồn đạm từ các loại phụ phẩm chế biến hải sản rất nhiều đang lãng phí. Chúng ta cũng có điều kiện để ngành chăn nuôi bò sữa phát triển cung cấp sữa tƣơi cho 1,1 triệu dân của tỉnh và hàng triệu khách du lịch thay vì ta phải sử dụng các loại sữa nhập ngoại. Vì vậy cần có các giải pháp cụ thể để phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững nhƣ sau:

Một là, chỉ có thể cơ giới hóa và sản xuất hàng hóa khi ruộng đất đƣợc

tích tụ. Tích tụ ruộng đất đi đôi với chuyển dịch lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Cần phát triển kinh tế trang trại ở cả hai quy mô vừa và nhỏ vì tỉnh ta đất sản xuất không rộng, nhƣng cả hai loại này đều có nhu cầu tích tụ ruộng đất. (Tính đến 31/12/2013, toàn tỉnh có 279 trang trại, tăng 138 trang trại so với năm 2012, trong đó Trang trại trồng trọt: 19 trang trại (6,8 %); Trang trại chăn nuôi: 144 trang trại (51,6 %); Trang trại thuỷ sản: 68 trang trại (24,4 %); Trang trại lâm nghiệp: 8 trang trại (2,9 %); Trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp: 40 trang trại (14,3 %). Trong tổng số 279 trang trại, thì số trang trại đƣợc cấp giấy chứng nhận theo tiêu chí mới là 240 trang trại. Trong đó: Trang trại trồng trọt: 8 trang trại (3,3 %); Trang trại chăn nuôi: 131 trang trại (54,6 %); Trang trại thuỷ sản: 64 trang trại (26,7 %); Trang trại trồng cây lâm nghiệp: 02 trang trại (0,7 %); Trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp: 35 trang trại (14,6 %)). Xét về tiềm năng thì đất lâm nghiệp và đất nuôi trồng thủy sản sẽ có khả năng tích tụ cao hơn các loại đất khác vì thế cần có cơ chế tích tụ cho hai loại đất này. Đồng thời phải tính đến đào tạo nghề cho lao

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ động nông thôn một cách hiệu quả để chuyển dịch lao động sang lao động công nghiệp dịch vụ cho đối tƣợng không còn đất do tích tụ ruộng đất.

Hai là, hƣớng đến sản xuất nông nghiệp công nghệ cao: Tỉnh ta không

có nhiều đất nông nghiệp, mặt khác lại là tỉnh có tốc độ đô thị hóa cao vào tốp đầu của cả nƣớc. Trong khi đô thị hóa thì rất nhiều xã chuyển thành phƣờng nhƣng ngƣời dân sống bằng nghề nông chiếm tỷ lệ cao, điều đó có nghĩa là nông nghiệp đô thị ở tỉnh ta sẽ chiếm một tỷ trọng không nhỏ vì vậy ở những vùng này phải đƣa công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp vừa nâng cao năng suất lao động, vừa bảo vệ môi trƣờng, vừa phát triển du lịch nông nghiệp vốn là một sản phẩm khách châu Âu ƣa chuộng hiện nay.

Ba là, tạo cơ chế để kinh tế hợp tác phát triển: Hầu hết các nƣớc phát

triển nông nghiệp ở trình độ cao đều đƣợc xây dựng trên nền tảng của kinh tế trang trại và sự liên kết hợp tác từ sản xuất đến chế biến và tiêu thụ. Ở tỉnh ta sự phát triển của kinh tế tập thể chƣa mạnh, số lƣợng, quy mô, chất lƣợng, hiệu quả hoạt động còn nhiều hạn chế; tỷ lệ HTX hoạt động trung bình và yếu kém còn cao. Trong nông nghiệp HTX mới tập trung trong dịch vụ một số khâu cho sản xuất nhƣng chƣa làm đƣợc chức năng tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Nhiều HTX mới thành lập chỉ là danh nghĩa còn thực tế hoạt động là kinh tế tƣ nhân nên ít có tác dụng thúc đẩy kinh tế tập thể phát triển. Thực chất nhiều HTX vẫn làm ăn theo kiểu cũ, thiếu năng động sáng tạo, chƣa đảm bảo tính chất và nguyên tắc theo quy định của Luật HTX. Bộ máy quản lý HTX chƣa đƣợc kiện toàn, đội ngũ cán bộ quản lý nông nghiệp đối với HTX từ tỉnh đến huyện còn thiếu và yếu. Hoạt động dịch vụ còn ít khâu chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển sản xuất của các hộ gia đình thành viên và cộng đồng dân cƣ. Tình trạng thiếu vốn lƣu động để hoạt động dịch vụ của các HTX do các khoản nợ phải thu của thành viên nhiều năm qua chƣa đƣợc xử lý.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Trƣớc hết phải tập trung rà soát lại các hợp tác xã nông nghiệp, đánh giá hiệu quả và có hƣớng giải quyết không để tình trạng sống dở chết dở nhƣ hiện nay. Hình thành các hợp tác xã mới trên cơ sở phát triển các sản phẩm chủ lực hoặc dịch vụ thế mạnh của mỗi địa phƣơng trong tỉnh. Các hợp tác xã này do nông dân góp vốn để làm dịch vụ đầu vào và đầu ra cho các thành viên mà các tổ chức chính trị xã hội khác không thể làm đƣợc vì không có chức năng để thực thi nhiệm vụ này. Ngay cả tổ chức hội, nghiệp đoàn nghề nghiệp cũng không thể làm thay hợp tác xã chức năng này vì nó không phải là tổ chức kinh tế.

Bốn là, cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tƣ vào nông nghiệp

nông thôn. Về bản chất các doanh nghiệp là những tổ chức kinh tế của nhà đầu tƣ nhằm tìm kiếm lợi nhuận ngày càng nhiều, không thể làm dịch vụ phi lợi nhuận với nông dân. Nên khuyến khích các doanh nghiệp đầu tƣ vào khâu chế biến, tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở liên kết với các hợp tác xã và các chủ trang trại bằng các hợp đồng kinh tế. Một vấn đề đặt ra là mâu thuẫn giữa nhu cầu cao về vốn với hiệu quả đầu tƣ vào nông nghiệp còn thấp, rủi ro cao, chƣa hấp dẫn vì thế rất ít doanh nghiệp đầu tƣ vào sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, cần thực hiện sớm bảo hiểm trong nông nghiệp theo Quyết định 315/QĐ-TTg ngày 1/3/2011 của Thủ tƣớng chính phủ. Hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX phát triển theo chuỗi ngành hàng nông sản. Dần bãi bỏ cơ chế hỗ trợ trực tiếp cho nông dân tiến tới hỗ trợ theo hƣớng đầu tƣ hạ tầng dùng chung của các vùng sản xuất tập trung. Hỗ trợ đầu ra thay vì chỉ hỗ trợ đầu vào sản xuất. Hỗ trợ sản xuất theo chuỗi thay vì cắt khúc, cắt đoạn nhƣ hiện nay. Tăng quy mô Quỹ hỗ trợ nông dân để giải quyết nhu cầu vay của trang trại nhỏ và kinh tế hộ.

Năm là, cần đổi mới quản lý nhà nƣớc trong nông nghiệp theo tinh thần

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Đảng; Tinh giản bộ máy biên chế”. Hệ thống dịch vụ công cho nông nghiệp cần thay đổi căn bản chức năng, nội dung từ vai trò cung ứng dịch vụ là chính sang chức năng dự báo, điều phối, quản lý, giám sát, đánh giá, hỗ trợ các hoạt động sản xuất nông nghiệp, thị trƣờng, quản lý chất lƣợng, dịch vụ pháp lý, cạnh tranh thƣơng mại…Nên phát triển thị trƣờng dịch vụ nhƣ: Bảo vệ thực vật, thú y, thủy lợi, thủy nông, nƣớc sạch nông thôn, chợ nông sản, thủy sản đầu mối…Phải đổi mới hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngƣ và chuyển giao khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp theo cơ chế thị trƣờng.

Sáu là, đẩy mạnh thực hiện chƣơng trình xây dựng nông thôn mới gắn

với đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn. Về quan điểm: Quán triệt trong các cấp các ngành Bốn mục tiêu trụ cột của chƣơng trình “Nông thôn mới”: Tăng thu nhập của nông dân; Cải thiện môi trƣờng sống; Nâng cấp kết cấu hạ tầng; Khuyến khích phát triển đời sống tinh thần và quan hệ xã hội ở nông thôn. Về phƣơng châm xây dựng “Nông thôn mới” “Lấy công nghiệp, dịch vụ thúc đẩy nông nghiệp; lấy thành thị dẫn dắt nông thôn”. Về phƣơng pháp thực hiện xây dựng “Nông thôn mới”: Kích thích sự tham gia của ngƣời dân bằng những lợi ích thiết thực; Phát triển cộng đồng xã hội; Phân cấp phân quyền quản lý và thực hiện dự án; Tăng cƣờng năng lực của lãnh đạo địa phƣơng; Phát huy dân chủ, sức sáng tạo của nhân dân.

Tăng cƣờng đầu tƣ hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất và phục vụ đời sống dân sinh, thực hiện hiệu quả phƣơng thức hỗ trợ bằng vật liệu xây dựng. Dần từng bƣớc xã hội hóa công tác đầu tƣ, quản lý, khai thác hạ tầng các công trình cung cấp nƣớc sinh hoạt, công trình văn hóa - thể thao, y tế, giáo dục, các công trình hạ tầng thủy lợi... phục vụ sản xuất theo hình thức hợp tác công tƣ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Đổi mới phƣơng thức hỗ trợ sản xuất theo hƣớng tăng cƣờng hỗ trợ hạ tầng dùng chung cho sản xuất, hỗ trợ gián tiếp (qua doanh nghiệp, HTX để dẫn dắt nông dân ra thị trƣờng, hỗ trợ khoa học- công nghệ, hỗ trợ xúc tiến thƣơng mại, hỗ trợ tín dụng,..) giảm hỗ trợ trực tiếp, giảm dần và không thực hiện hỗ trợ sản xuất nhỏ lẻ theo mô hình hộ gia đình.

Thực hiện hiệu quả và đƣa Chƣơng trình Mỗi xã, phƣờng một sản phẩm (OCOP) thành chƣơng trình thƣờng niên. Chƣơng trình OCOP tập trung vào phát triển sản phẩm gắn với phát triển các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh (các HTX theo Luật 2012, các doanh nghiệp cộng đồng), phát huy các

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)