Một số bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Quản lý đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố phủ lý, tỉnh hà nam (Trang 49)

Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Hƣng Yên có đặc thù về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội hoàn toàn khác nhau. Từ việc nghiên cứu 2 địa phƣơng có hoàn cảnh khác nhau nhƣ vậy chúng ta mới có thể so sánh đƣợc công tác quản lý đất nông nghiệp một cách khách quan và phong phú. Đặc biệt 2 địa phƣơng trên cũng là những khu đô thị có mức đô thị hóa cao, phƣơng thức quản lý của họ cũng có những điểm tƣơng đồng. Từ đó có thể giúp chúng ta rút ra một số bài học kinh nghiệm cho công tác quản lý nhà nƣớc về đất nông nghiệp nhƣ sau:

- Thứ nhất, hệ thống các văn bản pháp luật phải đƣợc nghiên cứu sâu sắc, khoa học và đƣợc ban hành đồng bộ, kịp thời, mang tính chất ổn định (tuy chỉ là tƣơng đối nhƣng vẫn phải đảm bảo trong thời gian nhất định 5 đến 10 năm); đồng thời các quy định pháp luật dù có điều chỉnh nhƣng vẫn phải đảm bảo tính kế thừa.

42

nghiệp, nhìn chung hệ thống văn bản ở nƣớc ta tính đồng bộ chƣa cao, thiếu ổn định trong chính sách pháp luật về đất nông nghiệp là nguyên nhân cơ bản gây ra tình trạng mất ổn định trong quản lý và sử dụng đất nông nghiệp trong xã hội.

- Thứ hai, công tác quy hoạch, kế hoạch tổng thể phát triển công nghiệp, đô thị, cơ sở hạ tầng, các công trình công cộng phải đƣợc xây dựng trƣớc và phải đƣợc thực hiện một cách nghiêm ngặt. Điều này đảm bảo cho việc sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nguồn đất đai khan kiếm, tránh tình trạng tùy tiện trong việc thu hồi đất của ngƣời dân, làm cho ngƣời dân bị động trong sản xuất kinh doanh, dẫn đến khó khăn trong cuộc sống.

- Thứ ba, phải xây dựng đƣợc hệ thống dữ liệu thông tin đất nông nghiệp thống nhất, đồng bộ trên cơ sở công nghệ tin học điện tử hiện đại từ Trung ƣơng đến địa phƣơng. Muốn đạt đƣợc điều đó cần phải đầu tƣ đồng bộ để có đƣợc hệ thống hồ sơ địa chính cơ sở (hồ sơ gốc) có độ tin cậy cao ở tất cả các địa phƣơng trong cả nƣớc. Thống nhất phƣơng pháp phân loại, quản lý hồ sơ đất nông nghiệp và công khai thông tin từ trung ƣơng đến địa phƣơng. Việc triển khai lập hồ sơ địa chính ở các địa phƣơng khác nhau cần đƣợc tiến hành vào cùng một thời điểm nhƣ chỉ đạo của trung ƣơng, số liệu tổng hợp của tất cả các cấp có độ chính xác thấp. Các thông tin về đất nông nghiệp không đƣợc cập nhật thƣờng xuyên đầy đủ, Nhà nƣớc không thể quản lý chặt chẽ đất nông nghiệp.

-Thứ tƣ, phải đảm bảo thực hiện công khai, dân chủ và công bằng. Tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về đất nông nghiệp, thực hiện công khai, dân chủ và công bằng chính là vấn đề then chốt để giải quyết quan hệ ruộng đất giữa nhà nƣớc, nhà đầu tƣ và nông dân. Đây cũng chính là giải pháp chống tham nhũng hữu hiệu nhất (khi mọi ngƣời đều có đủ thông tin do đƣợc công khai khai thác các thông tin từ hệ thống, giới đầu cơ và công chức kém đạo đức không còn có cơ sở để hoạt động). Qua đó đảm bảo tăng cƣờng lòng tin của ngƣời nông dân vào chủ trƣơng chính sách Đảng và Nhà nƣớc về công nghiệp hóa, đô thị hóa. Xu thế chung của tất cả các quốc gia trên thế giới là ngày càng tăng cƣờng sức cạnh tranh. Xã hội càng phát triển tính cạnh tranh càng gay gắt, để đảm bảo thế mạnh trong cạnh tranh,

43

công tác quản lý của Nhà nƣớc phải mạnh và có hiệu lực cao. Quyền lực Nhà nƣớc phải mạnh để đảm bảo cho mọi chủ thể đƣợc họa động đúng khuôn khổ pháp luật quy định và mọi chủ thể đều đƣợc tự do phát triển. Với các nƣớc có công tác quản lý đất đai tốt có hiệu quả cao hầu nhƣ các vi phạm pháp luật trong quản lý đất đai đều bị xử lý rất nặng và triệt để.

Vì vậy tăng cƣờng vai trò quản lý Nhà nƣớc đối với đất nông nghiệp, một nhân tố không thể thiếu trong quá trình phát triển đất nƣớc nói chung, ở địa phƣơng cụ thể nói riêng, là một tất yếu khách quan, là yêu cầu quan trọng.

Tuy nhiên, với bản chất nhà nƣớc là của dân, do dân và vì dân, các chính sách về đất phải đƣợc xây dựng trên cơ sở giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa lợi ích của toàn dân và lợi ích của ngƣời dân. Đây cũng là cơ sở quan trọng làm căn cứ để đề xuất, kiến nghị những phƣơng hƣớng, giải pháp cụ thể với lãnh đạo các địa phƣơng cũng nhƣ với Nhà nƣớc trung ƣơng nhằm tăng cƣờng vai trò quản lý của Nhà nƣớc đối với đất nông nghiệp.[16]

44

CHƢƠNG 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở phƣơng pháp luận

Cơ sở phƣơng pháp luận đƣợc sử dụng trong đề tài là chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Chủ nghĩa duy vật biện chứng đƣợch sử dụng để nghiên cứu, xem xét hiện tƣợng, trạng thái vận động khoa học, khách quan của đối tƣợng nghiên cứu. Sử dụng phƣơng pháp này cho thấy mọi sự vật hiện tƣợng không tồn tại một cách độc lập, tách rời mà chúng tồn tại trong mối liên hệ phổ biến với các sự vật hiện tƣợng xung quanh. Quản lý đất nông nghiệp liên quan đến nhiều yếu tố nhƣ chính sách nhà nƣớc, cơ sở vật chất, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, trình độ công nghệ, trình độ nhận thức và chuyên môn của lực lƣợng lao động,..

Chủ nghĩa duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lê nin đƣợc sử dụng nhằm đúc rút những quan điểm, các cơ sở lý luận và bài học kinh nghiêm về quản lý đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.

2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu:

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

Luận văn đƣợc thực hiện dựa trên các nguồn thông tin thứ cấp (số liệu, tài liệu

có sẵn) thu thập từ các thông tin đƣợc công bố chính thức từ các cơ quan nhà nƣớc, các nghiên cứu của các cá nhân, tổ chức về công tác quản lý Nhà nƣớc đối với đất nông nghiệp.

- Số liệu thứ cấp là những số liệu liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến vấn đề nghiên cứu của đề tài, chủ yếu là kết quả nghiên cứu và đƣợc công bố chính thức.

- Số liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ các nguồn khác nhau nhƣ: Các văn bản pháp lý về lĩnh vực quản lý đất nông nghiệp: luật, nghị định, quyết định, các chính sách,…; Các công trình nghiên cứu khoa học về quản lý đất nông nghiệp: bao gồm các sách chuyên khảo; các công trình nghiên cứu khoa học các cấp do các cá nhân; tổ chức thực hiện, các bài đăng tạp chí; hội thảo khoa học; các luận án, luận văn thạc sỹ liên quan đến đề tài; báo cáo tổng kết về quản lý đất nông nghiệp của các cơ quan chính phủ các cấp, báo cáo về kinh tế-xã hội thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam, thống kê,

45

kiểm kê đất đai của Sở Tài nguyên – Môi trƣờng tỉnh Hà Nam; Các trang web.

2.2.2 Phương pháp xử lý dữ liê ̣u

Trên cơ sở các thông tin, số liệu đã thu thập, tiến hành chọn lọc, sử dụng phƣơng pháp phân tổ thống kê để hệ thống hóa, tổng hợp tài liệu, phân chia theo các nội dung cho phù hợp với việc nghiên cứu về quản lý đất nông nghiệp tại địa bàn nghiên cứu.

2.3. Các phƣơng phá p nghiên cứu cụ thể

Luận văn đã sử dụng những phƣơng pháp luận chung của nghiên cứu khoa học nhƣ phƣơng pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử và các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể nhƣ phƣơng pháp thống kê, phân tích, phân tích và so sánh và phân tích tổng hợp.

Luận văn có vận dụng những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lenin, các quan điểm của Đảng, Chính phủ và các chính sách của Nhà Nƣớc về quản lý đất nông nghiệp.

2.3.1. Phương pháp phân tích tổng hợp

Luận văn đƣợc hoàn thành trên cơ sở sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu truyền thống, phân tích và tổng hợp các số liệu thứ cấp theo các tiếp cận hệ thống.

Luận văn sử dụng phƣơng pháp này để:

- Phân tích các tài liệu liên quan đến lý luận chung về đất nông nghiệp, quản lý đất nông nghiệp.

- Phân tích thực trạng quản lý đất nông nghiệp ở thành phố Phủ Lý. Từ đó rút ra nhận xét về những kết quả đã đạt đƣợc, những tồn tại cần khắc phục trong việc quản lý đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam giai đoạn 2010-2013.

- Phân tích, đánh giá các số liệu liên quan đến cơ cấu diện tích các loại đất trên địa bàn, diện tích đất giao cho các hộ cá nhân sử dụng, giao cho các cơ quan Nhà nƣớc quản lý...

Các bƣớc thực hiện phƣơng pháp này nhƣ sau:

Bước 1. Xác định vấn đề phân tích.

46

thành phố Phủ Lý. Đề tài kiến nghị định hƣớng và giải pháp nhằm nâng cao vai trò quản lý cũng nhƣ hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.

Bước 2. Thu thập các thông tin cần phân tích

Trên cơ sở xác định vấn đề cần phân tích ở bƣớc 1, tác giả đã tiến hành thu thập thông tin có liên quan.

Nguồn thông tin thứ cấp đƣợc lấy từ các công trình nghiên cứu lý luận về đất nông nghiệp và quản lý đất nông nghiệp nhƣ các sách tham khảo, sách chuyên khảo viết về đất nông nghiệp, các bài báo khoa học, các bài viết, các trang web về quản lý sử dụng đất nông nghiệp, các báo cáo nghiên cứu về lĩnh vực quản lý đất nông nghiệp, kinh nghiệm quản lý đất nông nghiệp của một số địa phƣơng trong nƣớc...

Những tài liệu này đƣợc liệt kê trong Danh mục tài liệu tham khảo của Luận văn. Trong quá trình tìm kiếm, nghiên cứu tài liệu, những thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu đều đƣợc đánh dấu lại để thuận tiện cho việc tra cứu, tham khảo trong quá trình thực hiện đề tài. Một số thông tin đã đƣợc sử dụng bằng cách trích dẫn trực tiếp, một số thông tin đƣợc tác giả tổng hợp, khái quát nội dung thành những luận cứ cho quá trình phân tích.

Đây là các thông tin xác thực làm cơ sở và dẫn chứng để luận văn thực hiện các phân tích nhằm giải quyết vấn đề nghiên cứu

Bước 3. Phân tích dữ liệu và lý giải

Trên cơ sở những thông tin thu thập đƣợc về quản lý đất nông nghiệp, Luận văn đã nghiên cứu các số liệu, dữ liệu về công tác quản lý đất nông nghiệp ở thành phố Phủ Lý và một số địa phƣơng khác, tiến hành phân tích thực trạng quản lý đất nông nghiệp ở thành phố Phủ Lý; lý giải ý nghĩa của những số liệu để đánh giá tình hình biến động đất đai ở thành phố Phủ Lý những năm gần đây. Kết quả thu thập thông tin chủ yếu thể hiện dƣới hình thức định tính.

Bước 4. Tổng hợp kết quả phân tích

Sau khi phân tích các thông tin đã thu thập đƣợc, Luận văn tổng hợp các kết quả phân tích để đƣa ra bức tranh chung về thực trạng quản lý đất nông nghiệp ở

47 thành phố Phủ Lý.

Đây là cơ sở quan trọng cho những kết luận và kiến nghị của tác giả đối với tình hình quản lý đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Phủ Lý trong thời gian tới.

Tóm lại: Luận văn thông qua phƣơng pháp phân tích và tổng hợp để dựa trên số liệu thu thập đƣợc và kết quả từ phƣơng pháp thống kê và các nguồn tƣ liệu của các đề tài nghiên cứu, báo cáo sẵn có của các nhà nghiên cứu, của các Viện nghiên cứu hoặc của các trƣờng Đại học và các bài đăng trên các trang website tra cứu, các văn bản pháp luật của Nhà nƣớc, các bảng thống kê từ sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Hà Nam, phòng Tài nguyên – Môi trƣờng thành phố Phủ Lý từ đó tổng hợp các kết quả nghiên cứu.

2.3.2. Phương pháp thống kê.

Luận văn sử dụng phƣơng pháp này để:

- Thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu, tính toán các đặc trƣng của đối tƣợng nghiên cứu là tình hình quản lý đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Phủ Lý trong thời gian qua nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và đề ra các giải pháp nâng cao quản lý đất nông nghiệp ở địa phƣơng.

- Chỉ ra các đặc trƣng của tổng thể nghiên cứu, phân tích mối liên hệ giữa các hiện tƣợng nghiên cứu, dự đoán và đề nghị giải pháp trên cơ sở các số liệu thu thập đƣợc.

Luận văn thực hiện phƣơng pháp này nhƣ sau:

Bƣớc 1: Thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày các nội dung nghiên cứu về tình hình biến động đất đai, cơ cấu đất, việc quản lý sử dụng đất trên địa bàn thành phố.

Bƣớc 2: Phân tích mối liên hệ giữa các số liệu thu thập với các câu hỏi trong nghiên cứu về quản lý đất nông nghiệp nhƣ số liệu về cơ câu các loại đất, về diện tích giao cho đối tƣợng sử dụng và quản lý.

Bƣớc 3: Tất cả các dữ liệu đƣợc thống kê đảm bảo tính trung thực, số liệu đƣợc đƣa về cùng một đại lƣợng để có thể dễ phân tích, so sánh sau này. Trên số liệu thống kê thu thập đƣợc bƣớc đầu tác giả có thể có những dự đoán hoặc đƣa ra các kết luận sơ bộ. Từ đó có thể xem xét thu thập thêm dữ liệu phục vụ cho nghiên

48

cứu sâu về những phát hiện trong quá trình thống kê xử lý số liệu hay không.

2.3.3. Phương pháp so sánh

Luận văn sử dụng phƣơng pháp này để:

- Đối chiếu, tìm hiểu sự tƣơng đồng và khác biệt trong các nghiên cứu về vấn đề kinh nghiệm quản lý đất nông nghiệp của các địa phƣơng khác nhƣ: Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hƣng Yên có sự tƣơng đồng về điều kiện tự nhiên, xã hội….; để thấy đƣợc tổng quan và sự đa dạng của vấn đề nghiên cứu.

- Thông qua việc so sánh các chỉ số, việc phân tích các luận cứ, giả thuyết đƣa ra sẽ làm sâu sắc hơn quá trình đánh giá, nhìn nhận về tình hình quản lý đất nông nghiệp ở địa phƣơng.

- Xác định mức độ biến động tuyệt đối và mức độ biến động tƣơng đối cùng xu hƣớng biến động của các loại đất trên địa bàn thành phố. Trên cơ sở đó có những khuyến nghị sát thực, hiệu quả cho việc quản lý đất nông nghiệp một cách hiệu quả..

Luận văn thực hiện phƣơng pháp này nhƣ sau: Bƣớc 1: Xác định các chỉ tiêu, nội dung so sánh

Nội dung đƣợc so sánh chính là những nội dung liên quan, có ảnh hƣởng hay có mối liên hệ với vấn đề phân tích.

Bƣớc 2: Xác định nội dung so sánh

- Phạm vi đƣợc so sánh đƣợc tiến hành trong khoảng thời gian 03 năm từ năm 2010 đến năm 2013.

- Số liệu so sánh đƣợc xác định tùy theo nội dung so sánh: Bƣớc 3: Xác định điều kiện để so sánh đƣợc các chỉ tiêu Bƣớc 4: Xác định mục đích so sánh

Bƣớc 5: Thực hiện và trình bày kết quả so sánh

Đây là những số liệu xác thực giúp Luận văn đƣa ra những nhận xét, đánh giá, làm cơ sở cho những khuyến nghị đối với việc nâng cao quản lý đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Phủ Lý trong thời gian tới.

Phƣơng pháp so sánh đƣợc sử dụng sau khi đã sử dụng phƣơng pháp phân tích tổng hợp và phƣơng pháp thống kê đã nêu ở trên.

49

2.3.4. Phương pháp kế thừa

Sử dụng phƣơng pháp kế thừa các tài liệu liên quan đến kiểm kê các loại đất

Một phần của tài liệu Quản lý đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố phủ lý, tỉnh hà nam (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)