Để đáp ứng đƣợc yêu cầu của quản lý nhà nƣớc về đất đai nhằm thực hiện tốt những phƣơng hƣớng, nhiệm vụ trong thời gian tới, ngoài những biện pháp mang tính trực tiếp, mạnh mẽ, tăng cƣờng hiệu quả của các công cụ quản lý thì còn có một số các giải pháp khác mang tính hỗ trợ, cũng góp phần quản lý chặt chẽ hơn đất đai và khai thác một cách hiệu quả hơn. Những giải pháp hỗ trợ đó là:
91
- Chính sách thuế: Chúng ta biết rằng thuế là một công cụ quản lý rất quan trọng và hữu hiệu của Nhà nƣớc khi trong hầu hết các lĩnh vực phải quản lý đều cần đánh thuế. Trong lĩnh vực đất đai cũng vậy, có thuế sử dụng đất, thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất... Nhƣ vậy, các đối tƣợng sử dụng đất đƣợc hƣởng lợi từ đất đai thì đều phải nộp thuế (trừ những trƣờng hợp đƣợc Nhà nƣớc quy định khác). Việc đánh thuế vừa để tạo thu nhập cho Nhà nƣớc, vừa để thực hiện quyền bình đẳng giữa các đối tƣợng sử dụng đất. Đồng thời việc đánh thuế này làm ảnh hƣởng trực tiếp tới lợi ích của cá nhân, tổ chức sử dụng đất. Do vậy nhận thức đƣợc điều này thì ngƣời sử dụng đất sẽ sử dụng hiệu quả hơn đối với đất đai. Trong sản xuất nông nghiệp việc tính thuế đƣợc chia ra thành các loại cây trồng, ứng với từng hạng đất và từng nơi. Với quá trình đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng thì cơ cấu lao động cũng biến đổi theo. Không phải đây là sự thay đổi không tích cực mà sự thay đổi này đang làm một bộ phận dân cƣ không có việc làm, họ không thiết tha với nghề nông dẫu rằng họ không hề có một ngành nghề nào khác. Nhƣ vậy, để lôi kéo những ngƣời này về với nghề nông thì có một giải pháp đó là ta có thể giảm thuế hay miễn thuế đối với từng đối tƣợng để khuyến khích họ sản xuất nông nghiệp với mục tiêu trƣớc mắt là tạo thu nhập cho họ, ổn định đời sống nhân dân và sau đó là việc góp phần đảm bảo an ninh lƣơng thực quốc gia.
- Chính sách về đầu tƣ vốn sản xuất: Hiện nay sản xuất nông nghiệp không chỉ đơn thuần chỉ là những sản phẩm nông nghiệp mà nó còn kết hợp với nông nghiệp sinh thái, sản phẩm sinh học... Nhƣ vậy yêu cầu về vốn đầu tƣ không còn là của ngƣời nông dân mà còn là của các cấp chính quyền trong việc tạp những ƣu đãi để lôi kéo các nhà đầu tƣ.
- Chính sách về giao đất ổn định lâu dài, khuyến khích tích tụ tập trung đất đai, kết hợp với chuyển đổi cơ cấu cây trồng: Theo quy định của Luật đất đai thì khi hết thời hạn giao, cho thuê đất mà ngƣời sử dụng đất có nhu cầu sử dụng tiếp thì đƣợc nhà nƣớc tiếp tục giao, cho thuê khi đã xem xét việc tuân thủ những quy định của pháp luật về đất đai. Đây chính là điều kiện để thực hiện việc giao đất ổn định lâu dài. Tuy nhiên hiện nay những thủ tuch hành chính để đƣợc tiếp tục giao là khá
92
phức tạp. Vì vậy điều này cần đƣợc xem xét lại để phục vụ cho những quyết định giao đất ổn định lâu dài. Khi những thủ tục hành chính trở nên thông thoáng hơn thì những vấn đề về hạn mức hạn điền trong sử dụng đất nông nghiệp gần nhƣ trở nên không còn ý nghĩa. Ngƣời sử dụng có thể sử dụng một số lƣợng đất lớn với thời gian dài.
- Đầu tƣ các trang thiết bị cần thiết, tăng cƣờng áp dụng tin học, tập huấn các phần mềm về quản lý đất đai cho cán bộ địa chính thành phố.
- Thƣờng xuyên thông báo, hƣớng dẫn việc thực hiện các văn bản pháp luật mới để cho cán bộ địa chính kịp thời cập nhật và nắm rõ nội dung các văn bản đó.
- Cần đẩy nhanh hơn nữa công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đặc biệt là đất ở còn lại cho ngƣời dân để ngƣời dân an tâm đầu tƣ sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý đất đai.
- Thƣờng xuyên kiểm tra việc sử dụng đất của ngƣời sử dụng đất, giúp họ thực hiện tốt quyền lợi và nghĩa vụ của mình.
- Cần phát triển các dịch vụ tƣ vấn về đất đai và pháp luật đất đai để tiến tới thành lập và phát triển thị trƣờng bất động sản.
- Rà soát lại quy hoạch, lập lại quy hoạch, kế hoa ̣ch sử dụng đất đai phù hợp với yêu cầu mới của quá trình tái cơ cấu nông nghiê ̣p . Quy hoa ̣ch vùng chuyên canh và giám sát thực hiện quy hoạch đối với một số mặt hàng nông sản chiến lƣợc , mă ̣t hàng xuất khẩu chủ lực , quy hoa ̣ch đất cho chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản ; quy hoạch chuyển đổi đất trồng lúa không hiệu quả sang trồng cây nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả , rau, nuôi trồng thủy sản và các sản phẩm giá tri ̣ cao khác ; bảo vệ đất lúa nhƣng cho phép thay đổi linh hoạt mục đích sử dụng giữa lúa và các cây trồng khác.
93
KẾT LUẬN
Quản lý nhà nƣớc về đất đai là nhu cầu khách quan là công cụ bảo vệ và điều tiết các lợi ích gắn liền với đất đai, và quan trọng nhất là bảo vệ chế độ sở hữu về đất đai. Nhiệm vụ này cần đƣợc đổi mới một cách cụ thể và phù hợp để đáp ứng các yêu cầu quản lý và tƣơng xứng với điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội của đất nƣớc trong từng giai đoạn. Trong thời gian qua công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai ở thành phố Phủ Lý đã đƣợc tập thể lãnh đạo thành phố tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt và đạt đƣợc những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đƣợc, công tác quản lý đất nông nghiệp còn nhiều hạn chế. Thực hiện tốt một số giải pháp nhƣ: Tăng cƣờng nhận thức pháp luật về quản lý đất đai, Công tác quy hoạch, quản lý sử dụng đất, Nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ địa chính, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại tố cáo về đất đai, xử phạt vi phạm hành vi chính về đất đai và một số giải pháp khác sẽ góp phần giúp thành phố Phủ Lý quản lý đất đai nói chung và đất nông nghiệp nói riêng đạt chất lƣợng và hiệu quả cao hơn. Các giải pháp cần đƣợc tiến hành một cách đồng bộ, logic, tuy nhiên việc thực hiện nó cần phải có thời gian lâu dài và đƣợc kiểm nghiệm bằng thực tiễn công tác quản lý.
Quản lý đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam là một vấn đề thực tiễn khá nhạy cảm và phức tạp. Với giới hạn thời gian nghiên cứu, dung lƣợng của một luận văn thạc sỹ định hƣớng thực hành và năng lực nghiên cứu của tác giả, còn một số khía cạnh, nội dung của vấn đề cần đƣợc tiếp tục nghiên cứu sâu hơn ở những công trình sau.
94
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Tuấn Anh và cộng sự, 2013. Một số yếu tố tác động đến quản lý sử dụng đất
nông nghiệp trên địa bàn thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội. tạp chí Khoa học
và Phát triển, tập 11, số 5, trang 22-23.
2. Bộ Tài nguyên môi trƣờng, 2014. Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 06 năm 2014 Quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Hà Nội.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, 2003. Báo cáo tổng kết thi hành Luật Đất đai 2003. Hà Nội.
4. Chính Phủ, 2013. Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai. Hà Nội.
5. Chi cục Thống kê thành phố Phủ Lý, 2012- 2014. Tình hình biến động dân số
Phủ Lý giai đoạn 2012 – 2014. Hà Nam.
6. Nguyễn Sinh Cúc, 2014. Quản lý và sử dụng đất nông nghiệp theo Luật Đất đai 2013. Tạp chí Lý luận chính trị, số 6, trang 15.
7. Dƣơng Văn Hiếu, 2010. Giáo trình Kinh tế các ngành sản xuất. Hà Nội: NXB Đại học Kinh tế quốc dân.
8. Nghiêm Trung Kiên, 2013. Đánh giá công tác quản lý đất đai trên địa bàn thành phố phủ lý, tỉnh hà nam giai đoạn 2008-2012. Luận văn thạc sỹ quản lý
đất đai. Trƣờng Đại học Nông nghiệp
9. Phan Thế Mỹ, 2011. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên
địa bàn thành phố Phủ Lý tỉnh Hà Nam. Luận văn thạc sỹ quản lý đất đai.
Trƣờng Đại học Nông nghiệp;
10. Phòng tài nguyên môi trƣờng thành phố Phủ Lý, 2011, 2012, 2013. Thống kê,
kiểm kê diện tích đất đai. Hà Nam.
11. Phòng Thanh tra thành phố Phủ Lý, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014. Báo cáo tổng kết công tác năm. Hà Nam.
95
12. Phòng Lao động thƣơng binh & xã hội thành phố Phủ Lý, 2012 – 2014. Cơ cấu
lao động của thành phố Phủ Lý giai đoạn 2012 – 2014. Hà Nam.
13. Quốc hội, 2013. Luật Đất đai. Hà Nam.
14.Nguyễn Văn Song, 2009. Giáo trình Kinh tế tài nguyên. Hà Nội: NXB ĐH Kinh tế quốc dân.
15. Vũ Đình Thắng, 2008. Giáo trình kinh tế nông nghiệp. Hà Nội: NXB Đại học
Kinh tế Quốc dân.
16. Lê Duy Thụ và Trần Quốc Khánh, 2012. Hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về đất nông nghiệp ở Việt Nam từ kinh nghiệm một số nƣớc trên thế giới và một số địa phƣơng ở nƣớc ta. Tạp chí KT&PT, Số 177 (II), trang 7-11
17. Lê Văn Thành, 2008. Vai trò quản lý Nhà nước đối với đất đai ở Việt Nam hiện
nay. Tạp chí thông tin Nhà nƣớc và Pháp luật (03).
18. Trần Thị Hậu, 2011. Đánh giá việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất của thành
phố Phủ Lý tỉnh Hà Nam giai đoạn 2001 – 2010. Luận văn thạc sỹ nông nghiệp.