Tình hình biến động đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Quản lý đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố phủ lý, tỉnh hà nam (Trang 74 - 77)

Thành phố Phủ Lý đang trong quá trình quy hoạch phát triển đô thị, xây dựng, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng. Xu hƣớng đô thị hóa kéo theo vấn đề chuyển dịch cơ cấu lao động. Sự phát triển nhanh về kinh tế có thể kéo theo những tác động xấu về môi trƣờng và sự biến động về đất đai… Trên thực tế, những biến động về đất đai, đất nông nghiệp nằm trong quy hoạch đã và đang ảnh hƣởng trực tiếp đến phát triển kinh tế ở các xã ngoại đô. Đất nông nghiệp nằm trong quy hoạch, nên công tác chỉnh trang đồng ruộng, xây dựng hạ tầng sản xuất bị hạn chế, ảnh hƣởng đến thực hiện các chƣơng trình đề án phát triển sản xuất nông nghiệp để tăng thu nhập cho nông dân.

67

Bảng 3.6. Tình hình biến động các loại đất trên địa bàn thành phố Phủ Lý (từ 2010 đến 2014)

Đơn vị tính: ha

Stt Các loại đất Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

1 Tổng đất tự nhiên 3426,77 3426,77 3426,77 8787,31 9020,78

2 Đất nông nghiệp 1357,9 1272,99 1212,40 4414,31 4760,16

3 Đất phi nông nghiệp 2038,4 2124,62 2185,35 4320,31 4206,27

4 Đất chƣa sử dụng 30,54 29,16 29,02 52,69 54,35

Nguồn thống kê, kiểm kê của Sở Tài nguyên – Môi trường tỉnh Hà Nam Từ bảng số liệu trên ta có biểu đồ cột:

Đơn vị tính: ha

Nguồn thống kê, kiểm kê của Sở Tài nguyên – Môi trường tỉnh Hà Nam

Trong năm qua tình hình biến động đất đai khá mạnh mẽ, nhất là khi Phủ Lý đƣợc công nhận là đô thị loại 3 và thành phố trực thuộc Tỉnh vào năm 2008 thì diện tích đất nông nghiệp giảm 338,22 ha so với năm 2005 (trong đó đất trồng lúa giảm 328 ha) do quy hoạch thành phố mở rộng và lấy vào đất nông nghiệp, tình hình sản xuất trên đơn vị diện tích đất nông nghiệp còn lại chủ yếu phụ thuộc vào tự nhiên

68

nên năng xuất thấp, mặt khác đối với cây vụ đông nhƣ lạc, đỗ, rau, hoa cẩy cảnh phục vụ tết nguyên đán của địa phƣơng và các vùng lân cận, đất chƣa sử dụng giảm 1,08 ha do chuyển sang đất quy hoạch các dự án, đặc biệt đất phi nông nghiệp tăng 341,70 ha (trong đó đất ở đô thị tăng 10,48 ha, đất ở nông thôn tăng 31,30 ha) tăng mạnh nhất là đất công cộng 325,75 ha. Do nhu cầu phát triển đô thị tăng nhanh, quá trình đô thị hóa kiến thiết cơ bản cùng nhu cầu sử dụng đất ở và xây dựng các cơ sở hạ tầng mở rộng, xây dựng mới các khu đô thị nhƣ xã Thanh Châu, xã Phù Vân, xã Liêm Chung, xã Châu Sơn, Phƣờng Lê Hồng Phong, xã Liêm Chính và một số cụm công nghiệp khác trên địa bàn.v.v…

Một số công trình trọng điểm có tính quốc gia nhƣ mở rộng quốc lộ 1A, và một số trƣờng nhƣ: Trƣờng Cao đẳng Phát thanh Truyền hình I, Trƣờng Cao đẳng Thủy lợi Bắc Bộ, Trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm, Phân viện 2 – Trƣờng Đại học Công nghiệp Hà Nội, một số dự án đƣợc UBND tỉnh phê duyệt mở rộng về phía bắc thành phố.

Tình hình biến động đất đai trong thành phố Phủ Lý đƣợc chia làm các giai đoạn:

- Giai đoạn 2010-2012: trong giai đoạn này địa giới hành chính của Thành phố không có sự thay đổi. Cơ cấu sử dụng đất của Thành phố cũng ít biến động.

- Giai đoạn 2013 đến nay: Sau khi thực hiện Nghị quyết 89/NQ-CP của Chính Phủ ngày 23 tháng 7 năm 2013 về việc điều chỉnh địa giới hành chính các huyện Duy Tiên, Bình Lục, Thanh Liêm, Kim Bảng để mở rộng địa giới hành chính thành phố Phủ Lý và thành lập các phƣờng thuộc thành phố Phủ Lý đã có sự thay đổi lớn về địa giới hành chính và sử dụng đất đai của thành phố. Cụ thể, đã chuyển 1673,79 ha diện tích tự nhiên của huyện Duy Tiên (gồm toàn bộ diện tích tự nhiên của các xã Tiên Tân, Tiên Hiệp và Tiên Hải), 1236,54 ha diện tích tự nhiên của huyện Bình Lục (gồm toàn bộ diện tích tự nhiên của các xã Đinh Xá, Trịnh Xá), 1359,3 ha diện tích tự nhiên của huyện Thanh Liêm (gồm toàn bộ diện tích tự nhiên của các xã Liêm Tuyền, Liêm Tiết, 458,31 ha diện tích tự nhiên của xã Thanh Tuyền), 1090,9 ha diện tích tự nhiên của huyện Kim Bảng (gồm 628,53 ha diện tích

69

tự nhiên của xã Kim Bình, 462,37 ha diện tích tự nhiên của xã Thanh Sơn) về thành phố Phủ Lý quản lý. Nhƣ vậy, thành phố Phủ Lý có 8.787,30 ha diện tích tự nhiên (tăng gấp hơn 2 lần so với năm 2012) và 136.654 nhân khẩu. Theo đó diện tích đất nông nghiệp, diện tích đất phi nông nghiệp và diện tích đất chƣa đƣợc sử dụng cũng tăng lên theo.

Qua phân tích bảng số liệu 3.6, chúng ta thấy rằng diện tích các loại đất năm 2011 và 2012 không có gì biến đổi nhiều. Tuy nhiên đến năm 2013 sau khi thành phố mở rộng địa giới hành chính thì diện tích các loại đất tăng lên đáng kể, trong đó có diện tích đất nông nghiệp từ 1212,40 ha lên 4414,31 ha (tăng 3201,91 ha) gấp 3,6 lần diện tích cũ. Việc mở rộng địa giới hành chính đã tạo thêm không gian và quỹ đất rộng mở hơn, tạo điều kiện cho thành phố trong phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng gặp phải không ít những khó khăn thách thức, đặc biệt về quản lý và sử dụng các loại đất trên địa bàn thành phố đòi hỏi công cụ quản lý của Nhà nƣớc cần có những thay đổi phù hợp.

Từ những lợi thế về đất đai, về địa bàn sau khi mở rộng, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đƣợc chăm lo xây dựng, phát triển, ngày càng đồng bộ và hiện đại, từng bƣớc đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cải thiện chất lƣợng sống và tô đẹp thêm cho cảnh quan của Thành phố Phủ lý, phấn đấu xây dựng thành phố Phủ Lý đạt đô thị loại II trực thuộc tỉnh vào năm 2018 nhằm đẩy nhanh việc phát triển kinh tế của Tỉnh nhà nói chung và Thành phố Phủ Lý nói riêng lên một tầm cao mới, xứng đáng là cửa ngõ phía nam của Thủ đô Hà Nội và là vùng kinh tế trọng điểm của Tỉnh nhà.

Một phần của tài liệu Quản lý đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố phủ lý, tỉnh hà nam (Trang 74 - 77)