Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất nông

Một phần của tài liệu Quản lý đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố phủ lý, tỉnh hà nam (Trang 78 - 80)

nghiệp và tổ chức thực hiện các văn bản đó

Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó không phải là nội dung mới trong công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai. Nó đã đƣợc quy định từ năm 1980 trong Quyết định số 201/CP của Hội đồng Chính phủ. Tuy nhiên, đến Luật Đất đai 2003 nội dung này đƣợc xác định là cơ sở để thực hiện các nội dung khác trong công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai nên nó đƣợc xếp lên vị trí đầu tiên. Nội dung này gồm 2 vấn đề là ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai (theo thẩm quyền) và tổ chức thực hiện các văn bản đó của cấp trên.

Khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai, các cơ quan quản lý hành chính nhà nƣớc về đất đai phải căn cứ theo thẩm quyền của mình và tuân theo các quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Khi tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai của các cấp trên, cơ quản quản lý hành chính nhà nƣớc về đất đai cũng phải căn cứ theo thẩm quyền của mình mà tổ chức hƣớng dẫn cho các cấp quản lý bên dƣới và các chủ thể khác tham gia quan hệ pháp luật đất đai hiểu và thực hiện các văn bản đó đạt hiệu quả cao.

Ở thành phố Phủ lý, phòng Tài nguyên và Môi trƣờng phối hợp với các phòng ban tham mƣu cho UBND Thành phố ban hành các văn bản liên quan đến lĩnh vực đất đai thuộc thẩm quyền, việc ban hành và thực hiện các văn bản quản lý đất đai nói chung, đất nông nghiệp nói riêng đã đóng góp một phần không nhỏ trong công cuộc quản lý chung của thành phố.

Bên cạnh những điều kiện thuận lợi, việc ban hành và thực hiện các văn bản pháp luật về quản lý đất đai cũng gặp không ít khó khăn.

71

Về ban hành các văn bản pháp luật: Các văn bản quản lý nhà nƣớc sau khi hình thành do hoạt động của một hay một số cơ quan, trên thực tế sẽ chỉ có thể tác động vào quá trình quản lý nhà nƣớc thông qua từng hệ thống văn bản cụ thể. Đây là điều không mới, song kết quả khảo sát thực tế lại cho thấy đặc điểm này của các văn bản quản lý nhà nƣớc nhiều khi đã không đƣợc quan tâm đúng mức. Nhiều bộ chủ quản và nhiều địa phƣơng khi triển khai hƣớng dẫn công việc của cơ quan mình thông qua một văn bản cụ thể đã không quan tâm đầy đủ những ràng buộc của các văn bản cấp trên có liên quan. Tình trạng đó đã dẫn đến việc ra đời hàng loạt văn bản trái với pháp luật hoặc tuy không trái với pháp luật nhƣng lại chồng chéo, thiếu tính hệ thống. Nguyên nhân của khó khăn trên là do quy định thẩm quyền chƣa rõ ràng giữa các cơ quan nhà nƣớc; hạn chế về trình độ xây dựng văn bản của các cơ quan biểu hiện trƣớc tiên là việc quy định không rõ ràng về trách nhiệm thực hiện văn bản, nhiều quy định thiếu tính khả thi; công tác kiểm tra, kiểm soát trong hoạt động của bộ máy quản lý nhà nƣớc chƣa đƣợc thực hiện thƣờng xuyên; phân định thẩm giữa các cơ quan rất ít khi đƣợc thông báo công khai, đầy đủ.

Việc thực hiện các văn bản pháp luật quản lý hầu hết do trình độ hiểu biết về pháp luật còn hạn chế.

Một số văn bản căn cứ thực hiện trong quá trình quản lý sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam:

Kế hoạch số: 566/KH-UB ngày 5 tháng 8 năm 2003 của UBND tỉnh Hà Nam về việc cấp GCNQSD Đất trên địa bàn tỉnh.

 Quyết định 454/QĐ-UB ngày 2 tháng 7 năm 1997; Quyết định 455/QĐ-UB năm 1998 của UBND tỉnh Hà Nam v/v quy định giá tối thiểu các loại đất.

 Quyết định 1025/2002/QĐ-UB ngày 24 tháng 9 năm 2002 của UBND tỉnh Hà Nam về ban hành quy định giải quyết các trƣờng hợp sử dụng đất chƣa hợp pháp.  Hƣớng dẫn số: 456/HD-ĐC.ĐKTK ngày 27/11/2012 của Sở Tài nguyên và Môi trƣờng về việc hƣớng dẫn trình tự thủ tục xây dựng phƣơng án xử lý cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng cho các hộ gia đình và cá nhân trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

72

Văn bản số: 375/HD-STNMT ngày 25/7/2012 của Sở Tài nguyên và Môi trƣờng hƣớng dẫn trình tự, thủ tục kê khai đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Hà Nam. Chỉ thị số 01/2012/CT-UBND ngày 5/9/2012 của UBND tỉnh Hà Nam về việc tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai.

 Kế hoạch số 508/KH-UBND ngày 4/4/2013 của UBND tỉnh Hà Nam về cấp Giấy

Một phần của tài liệu Quản lý đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố phủ lý, tỉnh hà nam (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)